Tổng lợi nhuận, lợi nhuận biên của doanh nghiệp được xác định như thế nào?

Bài viết dưới đây của DragonLend hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biên lợi nhuận và tầm quan trọng của nó.

1. Biên lợi nhuận là gì?

Tức là tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Còn được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng với chi phí tiêu thi của nó. Mức lãi gộp của doanh nghiệp phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp này bằng tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu.

Chỉ số biên cho biết mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dùng chỉ số biên để tiến hành so sánh các công ty trong cùng 1 ngành, công ty nào có biên cao hơn. Cho thấy công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

2. Cách tính biên lợi nhuận

Những doanh nghiệp nhỏ thường xem xét dựa trên hai tỷ suất lợi nhuận:

Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)

Thường áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm cụ thể. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ giúp công ty thiết lập được chính sách giá. Đồng thời sử dụng để đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.

Công thức tính:

Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)

Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp / doanh thu hàng bán) x 100%

Lưu ý: Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí sản phẩm trực tiếp ngoại trừ chi phí gián tiếp như tiền thuê nhà, văn phòng. Ví dụ: Doanh nghiệp thu được doanh số là 8.000 USD và tổng chi phí là 6.000 USD. Biên lợi nhuận gộp = 8000 – 6000 = 2000 USD. Lợi nhuận gộp cận biên = (2000/8000) x 100% = 25%

Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)

Phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp so với doanh thu. Đây là chỉ số dùng để xác định khả năng sinh lời của công ty. Nó được thể hiện bằng phần trăm, số phần trăm càng cao thì công ty sẽ càng có lãi. Nếu biên thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề cản trở tiềm năng lợi nhuận. Như là các khoản chi phí không cần thiết, năng suất hoặc vấn đề về quản lý,…

Công thức tính:

Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

Ví dụ: Nếu lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp là 100 tỷ VNĐ và doanh thu là 1000 tỷ VNĐ. Hệ số = 100 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 10%

Mức độ ổn định của hệ số biên ròng giữa các ngành phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Các doanh nghiệp khi được quản lý tốt đạt mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn. Vì các doanh nghiệp này quản lý nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.

Nguyên nhân khiến cho hệ số biên lợi nhuận ròng giảm là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do khác liên quan đến thuế. Như doanh nghiệp bắt đầu phải đóng thuế sau một số năm được miễn giảm. Điều này dẫn đến hệ số ròng có thể bị giảm mạnh.

Nguồn: Internet

3. Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Giúp người ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có lợi nhuận hay không? Lợi nhuận có đủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay không? Bạn cũng nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận còn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu không?

So sánh các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể xác định được chỗ đứng cho mình. Nếu làm hồ sơ vay, ngân hàng sẽ cho bạn biết mức biên mong muốn dành cho kích cỡ hay loại hình doanh nghiệp. Nếu là công ty lớn hơn đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nghiên cứu những công ty này. Về việc tìm biên của họ và so sánh với chúng.

Doanh nghiệp có thể thay đổi phần trăm yếu tố này bằng cách tạo nhiều doanh thu. Hoặc thậm chí là giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập ròng vẫn tăng. Xem xét doanh nghiệp của bạn, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.

Nguồn: Internet

4. DragonLend: Chuyên gia tài chính của mọi khách hàng

DragonLend được thành lập bởi Fram^ – một tập đoàn công nghệ Thụy Điển. Mục tiêu của DragonLend là hỗ trợ doanh nghiệp nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển.

Khi đến với DragonLend khách hàng sẽ được:

  • Tư vấn miễn phí và cung cấp các giải pháp vốn và thông tin về vốn.
  • Tìm kiếm, kết nối đánh giá hồ sơ khách hàng với ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Hỗ trợ thu thập tài liệu và chuẩn bị hồ sơ.
  • Theo sát toàn bộ quy trình vay vốn với khách hàng, hỗ trợ lập tức khi cần thiết.

Qua đây, chúng ta đã biết được chỉ số profit margin là gì. Cũng như những cách tính chỉ số này để xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin về biên lợi nhuận này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về thuật ngữ này trong kinh doanh, tài chính.
>> Xem thêm: Vòng Xoay Vốn Lưu Động Của Doanh Nghiệp Quan Trọng Như Thế Nào? 

Lợi nhuận biên (tiếng Anh: Marginal Profit) hay lợi nhuận cận biên là phần lợi nhuận kiếm được bởi một doanh nghiệp hoặc cá nhân khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản thì lợi nhuận biên là phần chênh lệch giữa doanh thu biên với chi phí biên.

Trong đó, doanh thu biên là phần doanh thu kiếm được khi thực hiện sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Còn chi phí biên là phần chi phí tăng lên khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Công tính tính lợi nhuận biên như sau:

                         Lợi nhuận biên (MP) = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)

Trong đó: 

– Chi phí biên – MC là chi phí sử dụng để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

– Doanh thu biên – MP là doanh thu kiếm được khi thực hiện sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Trong kinh tế vi mô hiện đại, hầu hết các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thường có xu hướng sản xuất những đơn vị sản phẩm cho đến lúc chi phí biên và doanh thu biên bằng nhau tức MC = MR. Điều này khiến cho giá trị lợi nhuận biên bằng 0 hiệu quả cho nhà sản xuất.

Thực tế thì trong cạnh tranh hoàn hảo sẽ không xuất hiện lợi nhuận biên vì cạnh tranh sẽ luôn đẩy giá bán xuống thấp hơn chi phí biên. Đồng thời doanh nghiệp cũng sẽ hoạt động cho đến khi doanh thu biên bằng chi phí biên, khi đó MC = MR = P (Giá).

Nếu một doanh nghiệp không thể cạnh tranh về chi phí và hoạt động ở vị trí lợi nhuận biên âm thì cuối cùng doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất.

Chính vì vậy, tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp khi doanh nghiệp tạo ra mức chi phí biên bằng doanh thu biên, lợi nhuận biên bằng 0.

Các đặc điểm của lợi nhuận biên là gì?

– Lợi nhuận biên không giống với lợi nhuận ròng, lợi nhuận trung bình và nhiều cách đo lường lợi nhuận khác. Lợi nhuận biên sẽ cho biết bao nhiêu tiền sẽ được tạo ra khi kết thúc việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lợi nhuận ròng (thu nhập ròng, lãi thuần, lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại khi lấy tổng doanh thu đi toàn bộ chi phí được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp cần đóng cho cơ quan chức năng. Để hiểu hơn về lợi nhuận ròng bạn có thể xem thêm bài viết: Lợi nhuận ròng là gì?

– Lợi nhuận biên chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp lớn, cơ cấu chi phí của doanh nghiệp thay đổi và tùy thuộc vào quy mô nền kinh tế mà lợi luận có thể tăng giảm khi quá trình sản xuất tăng mạnh.

– Tính kinh tế theo quy mô đề cập đến trường hợp lợi nhuận biên sẽ tăng khi quy mô sản xuất tăng lên.

– Tại một điểm nhất định, lợi nhuận biên sẽ có giá trị bằng 0 và sau đó giá trị này sẽ về âm nhỏ hơn 0 khi quy mô tăng cao vượt quá khả năng dự đoán của nó. Vào lúc này, doanh nghiệp sẽ có tính phi kinh tế dựa theo quy mô. Các doanh nghiệp sẽ có xu hướng nâng cao sản xuất cho đến khi giá trị của chi phí biên bằng doanh thu biên để lợi nhuận biên bằng 0.

– Nếu giá trị lợi nhuận biên của một doanh nghiệp chuyển sang giá trị âm (<0) thì ban lãnh đạo của doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thu hẹp quy mô sản xuất, tạm thời ngừng hoặc dừng toàn bộ hoạt động kinh doanh nếu lợi nhuận không dương.

Ý nghĩa của lợi nhuận biên là gì?

– Kết quả lợi nhuận biên của doanh nghiệp sẽ cho thấy khả năng sinh lời của sản phẩm. Biên độ càng lớn có nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại càng cao.

Biên lợi nhuận thấp tức là biên độ an toàn thấp, nghĩa là lợi nhuận mà sản phẩm này mang lại không đảm bảo, kéo theo rủi ro là doanh thu bán hàng sẽ có xu hướng giảm theo, điều này dẫn đến việc lãi không đủ để bù lỗ.

Biên lợi nhuận cũng có thể được hiểu là mức chênh lệch của giá bán với tổng chi phí của nó. Chính vì vậy, tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh trong nội bộ, chỉ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mới biết được chi phí sản xuất và tiêu thụ của sản phẩm hay doanh thu của sản phẩm đó.

Giá trị lợi nhuận biên giữa các doanh nghiệp có quy mô, định hướng cũng như chiến lược khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Nên việc so sánh giá trị lợi nhuận biên giữa hai doanh nghiệp là điều khập khiễng và không mang lại nhận xét nào hữu ích cả.

Các lưu ý về Lợi nhuận biên

Như đã đề cập ở trên, lợi nhuận biên chỉ có thể đánh giá mức độ sinh lời khi một sản phẩm hoàn thành chứ không thể đánh giá được tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Do đó, ngay khi thực hiện đo lường được lợi nhuận của sản phẩm khi sinh ra làm giảm lợi nhuận chung thì có nghĩa rằng sản phẩm này không thể đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nên ngừng sản xuất.

Các biến đóng góp vào chi phí biên bao gồm:

– Lao động.

– Chi phí vật tư hoặc nguyên liệu.

– Lãi vay phát sinh.

– Thuế.

Các khoản chi phí cố định và chi phí chìm không nên đưa vào để tính toán giá trị lợi nhuận biên vì những chi phí chỉ được tính một lần này không thể thay đổi lợi nhuận khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

Lưu ý về lợi nhuận biên

Trên thực tế, không ít doanh nghiệp hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận biên luôn bằng 0.

Thị trường cạnh tranh trên thực tế ít có hoàn hảo bởi sự tiếp cận về kỹ thuật, môi trường pháp lý, mức độ trễ cũng như sự không đồng đều của thông tin. Chính vì vậy những quản lý doanh nghiệp sẽ không xác định được doanh thu biên và chi phí biên. Họ thường xuyên phải đưa ra những quyết định sản xuất nhờ vào sự ước tính trong tương lai hoặc đưa ra quyết định khá muộn.

Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất nằm dưới mức công suất tối đa để góp phần đẩy mạnh sản xuất khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột biến mà không bị gián đoạn.

Giải đáp các thắc mắc về lợi nhuận biên

1. Lợi nhuận biên là gì?

Lợi nhuận biên hay lợi nhuận cận biên là phần lợi nhuận kiếm được bởi một doanh nghiệp hoặc cá nhân khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Hiểu một cách đơn giản thì lợi nhuận biên là phần chênh lệch giữa doanh thu biên với chi phí biên.

2. Cách tính lợi nhuận biên?

 Lợi nhuận biên (MP) = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)

Video liên quan

Chủ đề