Top bảng giá các loại thuốc lá năm 2022

BNEWS Theo WHO, trong năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, giảm so với 1,32 tỷ người trong năm 2018.

Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới đã giảm đều đặn trong những năm gần đây. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết như vậy trong báo cáo công bố ngày 16/11, đồng thời kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh triển khai các biện pháp kiểm soát để loại bỏ tình trạng nghiện thuốc lá.

Theo báo cáo, trong năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, giảm so với 1,32 tỷ người trong năm 2018.

Con số này dự kiến giảm xuống 1,27 tỷ người vào năm 2025, tương đương mức giảm khoảng 50 triệu người trong giai đoạn 7 năm, ngay cả khi dân số toàn cầu gia tăng.

Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên trên thế giới dự kiến giảm xuống còn 20% vào năm 2025, so với mức hơn 30% ghi nhận vào năm 2000.

Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định xu hướng giảm này là rất "đáng khích lệ". Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát thuốc lá. 

Số liệu của WHO cho thấy mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người tử vong vì thuốc lá, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Trong báo cáo mới công bố, WHO cảnh báo số người tử vong do thuốc lá mỗi năm sẽ tiếp tục gia tăng ngay cả khi tình trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm dần.

WHO đồng thời hoan nghênh việc 60 quốc gia trên thế giới đang trên tiến trình hướng tới mục tiêu 30% số người hút thuốc lá từ năm 2010 đến năm 2025. Khi tổ chức này công bố số liệu cách đây hai năm, con số này chỉ là 32 quốc gia.

WHO kêu gọi các quốc gia mở rộng quy mô triển khai các biện pháp đã được công nhận là có thể giảm tình trạng sử dụng thuốc lá, như thực thi lệnh cấm quảng cáo, dán nhãn cảnh báo về sức khỏe trên bao bì thuốc lá, tăng thuế thuốc lá và cung cấp hỗ trợ cho những người muốn bỏ thuốc lá./.

Cuối năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố thêm 2 loại thuốc mới dành cho những người muốn cai thuốc lá. Việc có thêm các loại thuốc đã giúp những người nghiện thuốc lá có nhiều cơ hội lựa chọn phương pháp cai nghiện phù hợp.


 Thêm 2 loại thuốc để cai thuốc lá


Theo WHO, trong số 1,3 tỷ người sử dụng thuốc lá trên toàn cầu, có tới 60% bày tỏ mong muốn bỏ thuốc lá, tuy nhiên chỉ 30% được tiếp cận với các công cụ giúp họ thực hiện thành công. Các phương pháp điều trị y tế an toàn và hiệu quả để giúp người bỏ thuốc lá luôn có sẵn, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được. Hai năm một lần, WHO công bố danh sách mẫu các thuốc thiết yếu (EML), với mục đích hướng dẫn cơ quan chức năng của các quốc gia về loại thuốc nên có sẵn trong nước. Tháng 10-2021, WHO đã công bố danh sách các mẫu thuốc mới, trong đó có cập nhật hai loại thuốc để cai thuốc lá là bupropion và varenicline.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Hòa tư vấn cho người dân về tác hại của hút thuốc lá.


Bupropion và varenicline là những loại thuốc hoạt động khác biệt với liệu pháp thay thế nicotine - chất gây nghiện có trong thuốc lá. Các loại thuốc mới làm giảm cảm giác thèm nicotine mà không cung cấp chất thay thế nicotine, do đó, hỗ trợ mọi người cai thuốc lá và giảm sự phụ thuộc vào nicotine. Các chuyên gia cho hay, bupropion và varenicline đều được chứng minh là những cách cai thuốc lá an toàn và hiệu quả. Trước đó, để ngừng sử dụng thuốc lá, liệu pháp thay thế nicotine được coi là một loại thuốc cần thiết. Liệu pháp này hoạt động bằng cách cung cấp nicotine dưới dạng thay thế như kẹo cao su hoặc miếng dán trong một thời gian giới hạn, giúp giảm các triệu chứng cai nicotine.


Sau khi WHO cập nhật hai loại thuốc mới cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại thuốc lá. Việc bổ sung các loại thuốc mới này là một tín hiệu cho các cơ quan chức năng của các quốc gia, các chuyên gia y tế công cộng, bác sĩ và người dân có thể lựa chọn bổ sung các biện pháp cai nghiện thuốc lá phù hợp.


Bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe

Sử dụng thuốc lá gây ra 8 triệu ca tử vong mỗi năm do các hậu quả về sức khỏe như: các bệnh tim mạch, rối loạn phổi, ung thư, tiểu đường và nhiều bệnh suy nhược khác. Việc hút thuốc lá còn làm suy giảm kinh tế cá nhân, đặc biệt là khi gia tăng căng thẳng về kinh tế và xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra.

WHO khuyến khích mọi người từ bỏ thuốc lá và chỉ ra những lợi ích mang lại gần như ngay lập tức của việc bỏ thuốc lá. Cụ thể, chỉ sau 20 phút bỏ thuốc lá, nhịp tim của bạn sẽ giảm xuống. Trong vòng 12 giờ, nồng độ carbon monoxide trong máu của bạn giảm xuống mức bình thường. Trong vòng 2-12 tuần, tuần hoàn của bạn được cải thiện và chức năng phổi tăng lên. Trong vòng 1-9 tháng, ho và khó thở giảm dần. Trong vòng 5-15 năm, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống như nguy cơ của người không hút thuốc. Trong vòng 10 năm, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi của bạn chỉ bằng một nửa so với một người hút thuốc. Trong vòng 15 năm, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn như nguy cơ mắc bệnh tim của người không hút thuốc.


Bác sĩ Tôn Thất Toàn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, thực hiện công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, nhiều năm qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp và thu được những kết quả tích cực. Trong đó, đã xây dựng được cơ quan, đơn vị không khói thuốc lá; công chức, viên chức tại đơn vị cam kết không hút thuốc lá trong khuôn viên đơn vị; đưa hoạt động này vào thi đua hàng năm. Đồng thời, treo biển cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, khách sạn, nhà hàng và các địa điểm công cộng trong nhà khác theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá; kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động quảng cáo, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp. Ngoài ra, ngành Y tế còn tích cực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi diễn văn nghệ và nói chuyện chuyên đề về tác hại thuốc lá cho học sinh, sinh viên ở các trường THPT và đại học trên địa bàn tỉnh…

C.Đan  

(PLO)- Tại các điểm bán, thuốc lá lậu thường cất giấu ở một điểm khác, khi có người mua mới lấy giao trực tiếp. 

Hiệp hội thuốc lá Việt Nam vừa khảo sát và làm việc với Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang, Đồng Tháp về công tác chống buôn lậu thuốc lá năm 2020-2021 và 3 tháng đầu năm 2022.

Ông Huỳnh Ngọc Hồ, Phó Cục trưởng phụ trách Cục QLTT tỉnh An Giang cho biết, thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Tổng Cục QLTT vừa tập trung chống dịch nhưng không lơ là công tác chống buôn lậu, không để An Giang là "điểm nóng" về buôn lậu.

Do đó, hiện nay hoạt động buôn lậu qua biên giới lẫn nội địa giảm 80%, không còn ngang nhiên thách thức như trước đây. 

Đặc biệt, thuốc lá cũng là mặt hàng trọng điểm được kiểm soát chặt chẽ. Thống kê chưa đầy đủ từ tháng 1-2020 đến tháng 3-2022, QLTT phát hiện tạm giữ hơn 23.000 gói thuốc lá lậu, chủ yếu là Jet, Hero.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra kiểm soát vẫn còn khó khăn. Tuyến biên giới trước đây đối tượng buôn lậu đi thành đoàn nhưng nay đi nhỏ lẻ, đi giữa đêm khuya, canh coi đường chặt chẽ.

"Khoảng 5-10 mét có một người, nếu bị phát hiện chỉ bắt giữ số lượng ít 50-60 cây thuốc. Khi qua khỏi biên giới, thuốc lá lậu tập kết lên xe tải hàng hoặc cất giấu trong xe khách để đưa vào tiêu thụ nội địa” - ông Hồ nói.


Quản lý thị trường tỉnh An Giang kiểm tra phát hiện cửa hàng bán thuốc lá giả mạo nhãn hiệu. ẢNH: N.HỒ

Theo ông Hồ, ngoài thuốc lá lậu, QLTT đã xử lí một vụ kinh doanh thuốc lá giả mạo nhãn hiệu. Cụ thể, tháng 5-2021 QLTT kiểm tra phát hiện hộ kinh doanh đang bán thuốc lá điếu 555, loại 20 điếu/bao và thuốc lá điếu nhãn hiệu Craven (Classic Filter), loại 20 điếu/bao. Tổng cộng 14 bao, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, người bán không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc đồng thời khai nhận mua của tiếp thị lạ mặt mỗi loại 20 bao không có hóa đơn chứng từ.

"Hiện nay không chỉ lực lượng chống buôn lậu trên tuyến biên giới mà còn có lực lượng phòng chống dịch, chống người xuất nhập cảnh trái phép làm nhiệm vụ kép chống buôn lậu. Do đó, dự báo buôn lậu sẽ không phức tạp như trước đây" - ông Hồ nói.

Tương tự, ông Dương Đức Đạt, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp cho biết, buôn lậu thuốc lá vẫn diễn ra nhưng số vụ bắt giữ giảm 40%, số lượng thuốc lá bắt giữ tịch thu tăng 25%.

Thủ đoạn của đối tượng buôn lậu chủ yếu là xé lẻ, vận chuyển bằng xe khách, ô tô, xe máy. Hàng hóa được cất giấu trong túi xách, cốp xe…

Tại các điểm bán, thuốc lá lậu thường cất giấu ở một điểm khác, khi có người mua mới lấy giao trực tiếp. Đây là khó khăn cho QLTT trong theo dõi kiểm tra xử lý.

Chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với buôn bán vận chuyển thuốc lá lậu rất cao. Tuy nhiên, cư dân khu vực biên giới chỉ làm thuê cho đối tượng buôn lậu, không có tài sản, nơi ở không cố định, nên khi có quyết định xử phạt khó thực hiện.

"Để công tác chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả, Cục QLTT kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lí vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu đồng bộ, tránh chồng chéo giữa các lực lượng…” - ông Đạt đề nghị.

Kiên Giang khởi tố 5 vụ buôn lậu

(PLO)- Trong quý 1-2022, Kiên Giang phát hiện 202 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó, đã khởi tố năm vụ, sáu đối tượng.

TÚ UYÊN

Video liên quan

Chủ đề