Top thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2022

25 Tháng Năm, 2022

Vào ngày 28/01 vừa qua, Chính phủ đã trực tiếp ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về việc miễn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15. Đây là chủ đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ điểm danh qua một số đặc điểm nổi bật tại Nghị định 15 này.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn gọi là VAT, được nghiên cứu ra vào năm 1954 từ chuyên gia Maurice Lauré - một nhà kinh tế học người Pháp. Khi đó ông đang giữ chức vụ là giám đốc cơ quan thuế của nước Pháp, có tên gọi là taxe sur la valeur ajoutée. Vào ngày 10/4/1954, loại thuế này bắt đầu được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, sau đó mở rộng đến tất cả các bộ phận kinh tế.

Tại Việt Nam, thuế giá trị gia tăng được hiểu là một loại thuế gián thu, được thu trên khoản giá trị tăng thêm của các hàng hóa và dịch vụ. Loại thuế này được phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng... sau đó nộp lại vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ. Chính vì vậy, VAT thường được gọi là thuế doanh thu.

2. Vai trò của thuế GTGT

Có thể nói thuế giá trị gia tăng đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách của nhà nước hiện nay. Cụ thể:

  • Thuế GTGT giúp nhà nước tạo ra được nguồn thu lớn và ngân sách ổn định. Từ đó mang lại nhiều cống hiến cho sự phát triển của xã hội.
  • Nhờ có thuế GTGT mà các cơ quan, tổ chức có thể quản lý các loại thuế trực thu một cách đơn giản và tiết kiệm được nhiều thời gian.
  • Các mặt hàng xuất khẩu không cần đóng thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số thuế GTGT. Từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cạnh tranh hàng xuất khẩu với thị trường thế giới.
  • Việc thu thuế GTGT giúp tránh tình trạng thất thu thuế, đồng nghĩa với việc giúp người mua và người bán không thể trốn lậu thuế.
  • Giúp nâng cao tinh thần tự giác trong việc tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ của người nộp thuế. 
  • Đối với việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn giúp cho đất nước thực hiện chính sách hiện đại hóa - chuyên môn hóa sản xuất và tăng cường đầu tư trang thiết bị mới để làm hạ giá thành sản phẩm.

3. Liệt kê các đối tượng phải chịu thuế GTGT

Giờ đây các đối tượng phải chịu nộp thuế GTGT theo quy định ban hành bao gồm: Các tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hóa; các cá nhân sản xuất, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.

3.1. Tổng hợp các tổ chức sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các doanh nghiệp tư nhân
  • Các doanh nghiệp nước ngoài
  • Tổ chức/ Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh trên địa bàn Việt Nam.
  • Công ty/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh theo các điều khoản của Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
  • Công ty cổ phần
  • Các công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Tổ chức xã hội
  • Tổ chức chính trị
  • Đơn vị vũ trang nhân dân
  • Cùng một vài các đơn vị sự nghiệp khác.

3.2. Tổng hợp các cá nhân sản xuất & kinh doanh hàng hóa - dịch vụ

  • Các cá nhân hoạt động việc kinh doanh độc lập.
  • Hộ gia đình hợp tác kinh doanh với nhau nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

4. Chính sách miễn giảm thuế GTGT năm 2022

Căn cứ vào Nghị quyết 15/2022/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 28/01/2022 vừa qua, có một số điểm nổi bật được tóm tắt ngay dưới đây.

4.1. Tổng hợp các nhóm hàng hóa - dịch vụ được miễn giảm thuế GTGT

Hiện nay, các nhóm hàng hóa - dịch vụ vẫn đang được áp dụng với mức thuế suất là 10%, ngoại trừ các loại hàng hóa và dịch vụ dưới đây, bao gồm:

  • Bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, các hoạt động tài chính, dầu mỏ tinh chế, các sản phẩm hóa chất, kim loại,... được thể hiện chi tiết ở Phụ lục I được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thể hiện chi tiết ở Phụ lục II được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về CNTT được thể hiện chi tiết ở Phụ lục III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
  • Dựa vào Nghị định 15/2022/NĐ-CP được ban hành ở trên thì việc giảm thuế giá trị gia tăng cho các loại hàng hóa - dịch vụ quy định trên được áp dụng cho toàn bộ các khâu nhập khẩu, gia công, sản xuất và kinh doanh thương mại.
  • Với các mặt hàng khai thác than bán ra, bao gồm cả việc khai thác than sau đó qua sàng tuyển, hay phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra đều thuộc đối tượng miễn giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Cuối cùng, đối với các loại hàng hóa - dịch vụ được liệt kê tại Phụ lục I, II và III được ban hành và đính kèm tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP sẽ thuộc vào nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT. Hoặc đối tượng chịu thuế GTGT là 5% theo quy định của luật thuế GTGT. Từ đó sẽ phải thực hiện theo quy định đó và không được miễn giảm thuế GTGT.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách khai báo thuế lần đầu.

4.2. Quy định về mức giảm GTGT

Theo Nghị định 15 được Chính phủ ban hành, mức giảm áp dụng cho các đối tượng được áp dụng như sau:

  • Đối với các cơ sở kinh doanh sẽ được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là 8% đối với hàng hóa - dịch vụ quy định ở trên.
  • Đối với các cơ sở kinh doanh (bao gồm hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh) được tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định trên.

Theo nghị định 15 đã nêu rõ, đối với các cơ sở kinh doanh bắt buộc phải nộp hóa đơn riêng của hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Nếu cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa - dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được giảm thuế giá trị gia tăng.

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đã lên hóa đơn và thực hiện kê khai theo mức thuế hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được miễn giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì yêu cầu người bán hàng và người mua phải thực hiện lập biên bản hoặc tiến hành thỏa thuận bằng văn bản. Trong đó nội dung của văn bản phải được ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Sau đó bàn giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua hàng. Dựa vào hóa đơn điều chỉnh thì người bán phải kê khai điều chỉnh thuế đầu ra và người mua hàng phải thực hiện kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

Và nếu trong trường hợp các đơn vị kinh doanh hàng hóa - dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đã được phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa được sử dụng hết (nếu có), nhưng vẫn còn nhu cầu tiếp tục muốn sử dụng, thì đòi hỏi các cơ sở kinh doanh cần thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, hoặc giá đã giảm 20% trên mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

Bài viết trên đây đã cập nhật đến bạn về chính sách miễn giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng, chính sách và quy định về các mức thuế đang được ban hành hiện nay.

>>> Có thể bạn quan tâm:

1. BRAVO ERP – Phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu nhất 2022.

2. TOP 3 phần mềm CRM miễn phí cho người dùng hiện nay.

(CTTĐTBP) - Cục Thuế tỉnh vừa có văn bản hướng dẫn về nội dung giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP để các doanh nghiệp, người nộp thuế trên địa bàn tỉnh biết, áp dụng thực hiện theo đúng quy định.

 

Ảnh minh họa
 

ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIẢM THUẾ GTGT 2%

Theo Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm thuế GTGT. Cụ thể như sau:

“1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất (chi tiết tại Phụ luc I ban hành kèm theo Nghị định này). b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin (chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này). d) Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp doanh nghiệp và cộng đồng người nộp thuế trên địa bàn tỉnh có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì căn cứ loại hàng hóa, dịch vụ thực tế tại đơn vị, đối chiếu với quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP để áp dụng việc giảm thuế GTGT theo quy định. Các loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 10% và không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm 2% thuế suất thuế GTGT xuống còn 8%.

LẬP HÓA ĐƠN ĐỂ ĐƯỢC ÁP DỤNG GIẢM 2% THUẾ GTGT

1. Phải lập hóa đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8%:

Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hoá, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% thì không được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh khi lập hóa đơn mà người mua là người tiêu dùng yêu cầu không tách riêng hoá đơn cho hàng hoá, dịch vụ được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% thì toàn bộ hàng hoá, dịch vụ ghi chung trên hoá đơn không được giảm 2% thuế GTGT và phải chịu với mức thuế suất cao nhất là 10%.

2. Thời điểm lập hóa đơn để được áp dụng giảm 2% thuế GTGT:

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về ngày tháng năm lập hóa đơn như sau:

“a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền. Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua. Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng".

Căn cứ khoản 1 và điểm a, b khoản 2, Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC ngày 30/9/2019 của Bộ Tài chính quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử như sau:

“1. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP. 2. Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các trường hợp khác được hướng dẫn như sau: a) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin với người mua.

b) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”.

Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn như sau:

“1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. 2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng). 3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. 4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau: a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này... được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 7 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 7 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua. c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

h) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế. Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện".

Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, doanh nghiệp và người nộp thuế có phát sinh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT 2% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì căn cứ vào thời điểm lập hóa đơn để áp dụng thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định (ngày lập hoá đơn phải đúng theo quy định của pháp luật thuế và hoá đơn, đối với các trường hợp cố tình vi phạm kéo dài hoặc lùi ngày xuất hoá đơn về trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022 thì không được áp dụng giảm thuế GTGT 2% và bị xử lý theo quy định hiện hành). Trường hợp thời điểm lập hóa đơn không thuộc trong khoảng thời gian được áp dụng giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP (từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022) thì không được áp dụng giảm thuế GTGT 2%.

Cục Thuế lưu ý, các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ được pháp luật thuế và hoá đơn quy định cho phép được lập hóa đơn sau ngày hoàn thành cung cấp hàng hóa, dịch vụ như ngành điện, ngành xây dựng... thì thời điểm lập hoá đơn được xác định theo quy định của pháp luật về thuế và hóa đơn./.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

  • Đang truy cập540
  • Hôm nay15,860
  • Tháng hiện tại3,978,675
  • Tổng lượt truy cập119,226,019

Video liên quan

Chủ đề