Trách nhiệm của học sinh thpt với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong giải đoàn hiện này

Đảng và Nhà nước ta luôn coi GDQPAN “là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục, đào tạo trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Việc học tập, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh là quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công chức và của toàn dân…”.Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Trên thực tế bộ môn GDQPAN là nội dung học tập đặc thù trong các trường học nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Tầm quan trọng của GDQPAN trong trường phổ thông là ở chỗ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, tạo cho thế hệ trẻ có điều kiện tu dưỡng phẩm chất, rèn luyện năng lực, góp phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường.

Theo Thiếu tướng.TS. Phạm Đức Tú – Vụ trưởng Vụ GDQP-AN (Bộ GD&ĐT), môn học này còn có tác dụng rèn luyện tác phong nghiêm túc, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật trong học sinh.

Thông qua các giờ học lí luận, học sinh, sinh viên sẽ nhận thức đầy đủ hơn quan điểm, đường lối quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của Đảng, có nhận thức rõ hơn về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Bên cạnh đó, những giờ học thực hành lại trang bị cho các em hiểu biết và kỹ năng về đội ngũ đội hình, các chiến thuật cũng như một số loại vũ khí, khí tài, thông qua đó có thể biết cách phân biệt, sử dụng và trang bị cho mình những kỹ thuật cơ bản để sử dụng được một số loại vũ khí thông thường và biết cách phòng tránh khi kẻ thù sử dụng vũ khí tấn công.

Cùng với đó môn học GDQPAN còn rèn luyện cho các em một số kỷ luật trong môi trường quân đội, hướng cho các em làm việc theo nguyên tắc, kỷ cương; tạo cơ sở cho các em tu dưỡng và hoàn thiện kỹ năng sống của bản thân, góp phần ngăn ngừa và phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường học…

Về yêu cầu kiến thức đối với học sinh, sinh viên, Thiếu tướng Phạm Đức Tú cho biết GDQPAN là môn học lồng ghép đối với học sinh tiểu học, THCS; môn học chính khóa đối với học sinh, sinh viên các trường THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học. Các em thông qua môn học sẽ nắm được những kiến thức lý luận về đường lối, tư tưởng, quan điểm về quốc phòng, quân sự, an ninh trong chuẩn bị và tiến hành chiến tranh cách mạng của Đảng, xây dựng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có kỹ năng quân sự cần thiết để sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, không lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng ban đầu đã đạt được giúp học sinh, sinh viên có lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy lòng yêu nước, sống có ý thức, có kỷ luật, có nền nếp, chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức trách nhiệm với đồng chí, đồng đội, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong tập thể.

Học sinh, sinh viên cần nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng, tích cực học tập, tự học, tự rèn, vượt qua khó khăn, biết ghép mình vào tập thể mới đạt được kết quả cao.

Để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn GDQPAN ở trường phổ thông, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy, đầu tư trang thiết bị, giúp học sinh hứng thú với môn học, tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Ngay từ đầu mỗi năm học, các Sở GD&ĐT đều ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục QPAN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Sở chỉ đạo các đơn vị tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh về nhiệm vụ GDQPAN; khuyến khích các đơn vị tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Ngành giáo dục cũng đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học GDQPAN theo hướng hình thành năng lực ở học sinh. Các trường học phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố tham gia GDQPAN cho học sinh.

Nhiều giáo viên được cử đi học văn bằng 2 về GDQPAN nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn.

Sở GD&ĐT còn phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức các đợt tập huấn vào dịp hè, kết hợp với các hoạt động giao lưu với các đơn vị quân đội để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên. Công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy được chú trọng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

Theo Thiếu tướng Phạm Đức Tú, nhờ có phương pháp giảng dạy tốt nên nhiều em học sinh đã đam mê học tập, tự tin, rèn luyện kỹ năng quân sự, an ninh, sẵn sàng nhập ngũ và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Tùy theo từng khối, các em sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản khác nhau: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; truyền thống của lực lượng quân đội và công an; Luật Nghĩa vụ quân sự; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trong quân đội và công an; nội dung cơ bản của Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân; tầm quan trọng của an ninh quốc gia; một số nội dung cơ bản trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Bên cạnh đó, các em còn được thầy, cô giáo hướng dẫn thực hiện thuần thục các động tác đội ngũ và động tác chỉ huy đội hình, tiểu đội, trung đội bằng khẩu lệnh, thực hành các động tác, kỹ thuật ném lựu đạn, kỹ thuật bắn súng AK, tháo lắp súng AK, băng bó cứu thương và các động tác vận động trong chiến trường.

Toàn trường biên chế là một tiểu đoàn, mỗi khối là một đại đội. Các em được trang bị đồng phục bộ đội, các vật dụng như giày, mũ cứng, lựu đạn… đầy đủ theo quy định.

Nhật Nam (Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCNVN)




Ý KIÊN BẠN ĐỌC


Câu 1 trang 86 GDQP 12: Trình bày nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

- Bảo vệ chế độ, Nhà nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

- Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết dân tộc.

- Bảo vệ an ninh kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác.

- Bảo vệ bí mật Nhà nước.

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm.

Trách nhiệm của học sinh thpt với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong giải đoàn hiện này

Câu 2 trang 86 GDQP 12: Nêu những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia

 Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

a. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ

Là nội dung trọng yếu hàng đầu, thường xuyên, cấp bách.

- Bảo vệ chế độ, Nhà nước, Đảng.

- Giữ gìn sự trong sạch của tổ chức đảng, Nhà nước.

- Bảo vệ các cơ quan và những người Việt Nam đang làm việc, học tập ở nước ngoài.

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá.

Trách nhiệm của học sinh thpt với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong giải đoàn hiện này

b. Bảo vệ an ninh kinh tế

- Bảo vệ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, nhà kinh doanh.

c. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng

- Bảo vệ sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng.

- Bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.

- Bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, người làm công tác văn hoá, văn nghệ.

d. Bảo vệ an ninh dân tộc

- Bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc.

e. Bảo vệ an ninh tôn giáo

- Đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng.

- Đấu tranh với các đối tượng, các thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo.

- Thực hiện đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

g. Bảo vệ an ninh biên giới

 - Bảo vệ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia, cả ở đất liền và ở trên biển.

- Chống các hành vi xâm phạm chủ quyền biên giới.

h. Bảo vệ an ninh thông tin

- Bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác và bí mật.

- Chống lộ, lọt những thông tin bí mật của Nhà nước.

- Ngăn chặn các hoạt động khai thác, dò tìm để đánh cắp thông tin trên mạng.

Câu 3 trang 86 GDQP 12: Trách nhiệm của học sinh với việc bảo vệ an ninh quốc gia

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm

- Nhận thức được tính chất, nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia. Từ đó, xác định trách nhiệm là một lực lượng tuyên truyền tích cực cho nhiệm vụ này.

- Tích cực học tập nâng cao kiến thức về Hiến pháp, pháp luật, hiểu được những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia.

- Luôn nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Thực hiện tốt những nội dung bảo vệ an ninh quốc gia

- Luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, tự giác chấp hành pháp luật và quy chế của nhà trường, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

- Thực hiện tốt phương châm: Học sinh với 3 không.

- Không tự phát lập hội, câu lạc bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp luật. Cảnh giác, phòng  ngừa những âm mưu, thủ đoạn phá hoại.

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.

- Tích cực tham gia tuyên truyền, hướng dẫn, cùng mọi người thực hiện nhiệm vụ, nội dung bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Nêu cao cảnh giác, chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Luôn nêu cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin sai trái.

- Chủ động đề phòng, không để bị kẻ xấu kích động, lôi kéo. Tích cực, tự giác tham gia giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Động viên giúp đỡ những người đã lầm lỡ, sa ngã để giúp họ mau chóng tiến bộ. Kiên quyết không được bao che khuyết điểm.

- Phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Trách nhiệm của học sinh thpt với nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc trong giải đoàn hiện này