Trái nghĩa với từ không yêu là gì

Hồi bé, đi học, cô giáo dạy từ trái nghĩa thì biết rằng: Trái với YÊU, THÍCH  là GHÉT.

Khi học về sự phủ định, thì biết Ngược lại với YÊU là KHÔNG YÊU.

Vậy, theo logic thì KHÔNG YÊU là GHÉT!

Nhưng sự thật có phải vậy không nhỉ?

Khi bạn THÍCH một ai đó, mà người ta không để ý đến bạn – tự dưng, bạn có cảm giác GHÉT GHÉT cái người ấy. Cái sự lơ là của họ trước sự quan tâm của bạn khiến bạn bực mình. Cái rồi, có ai nhắc đến người đó trước mặt bạn là bạn – khó chịu.  Kỳ không? Vậy thì rõ ràng khi bạn THÍCH mà bạn vẫn thấy GHÉT

Chuyện sẽ “nghiêm trọng” hơn khi bạn nghĩ là bạn YÊU một ai đó – và người đó chỉ xem bạn là một người bạn thôi, hoặc dễ chịu hơn là họ có THÍCH bạn, nhưng chỉ là THÍCH, chứ không YÊU. Chà chà.  Cứ thử nghe câu “Tôi chỉ xem anh là anh trai” hay “Anh chỉ coi em là em gái” xem. GHÉT kinh khủng phải không?

Vậy thì, GHÉT có khi lại là một thể hiện của YÊU.  và KHÔNG YÊU không phải là GHÉT mà lại là THÍCH

Hay có những người vợ bị chồng phản bội, thì GHEN, thì HẬN chồng. Nhưng những điều đó cũng bắt nguồn từ YÊU đấy.

Nói vậy là bởi, khi KHÔNG YÊU, KHÔNG THÍCH thì ta sẽ KHÔNG QUAN TÂM. Trái với yêu, chính xác là KHÔNG QUAN TÂM.  Bởi ta không có cảm xúc gì với những điều – những người ta KHÔNG QUAN TÂM.

Khi một người chỉ xem bạn là người ngoài, họ sẽ không quan tâm bạn làm gì, bạn nói gì, bạn thích gì, bạn ghét gì. Khi họ THÍCH, hoặc YÊU thì họ mới quan tâm.

Ví dụ, tôi thích BackStreetBoys, nên tôi quan tâm đến những bài hát của họ – quan tâm đến thông tin của họ – quan tâm đến sự kiện họ sang Việt Nam. Còn khi tôi không quan tâm là bởi vì tôi chẳng thích

Ví dụ, tôi YÊU một người, tôi sẽ quan tâm đến mọi cử chị, hànhđộng, thói quen… của người đó.  Khi không YÊU thì có thể tôi vẫn THÍCH, và sẽ cũng có chút quan tâm. Còn khi hoàn toàn không YÊU, không THÍCH, tôi sẽ chẳng quan tâm.

KHÔNG YÊU thì vẫn có thể là THÍCH

nhưng ngược lại với YÊU sẽ là KHÔNG QUAN TÂM!

@ Bạn: Bởi vậy, nếu bạn ko còn quan tâm đến người ta nữa, thì minh  mới tin là bạn hết YÊU! 😛

Câu hỏi: Trái nghĩa với yêu thương là gì?

A. Thù ghét

B. Căm giận

C. Lo lắng

D. Cả A và B

Lời giải:

Đáp án đúng D. Cả A và B

- Thương yêu là dùng hành động hoặc lời nói để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, đem lại những điều tốt đẹp tới người mình yêu quý.

-Vậy Trái nghĩa với yêu thương là Thù ghét, Căm giận

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về từ trái nghĩa nhé!

Từ trái nghĩa là gì?

Khái niệm từ trái nghĩa

-Ngược lại với từ đồng nghĩa là gì thì bạn cũng rất dễ dàng suy ra được khái niệm về từ trái nghĩa. Đây là những từ, cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên lại có liên hệ tương liên nào đó.

-Từ trái nghĩa có thể chung một tính chất, một suy nghĩ, một hành động, song ý nghĩa là hoàn toàn trái ngược. Một số trường hợp đặc biệt, giữa 2 từ đó không có mối liên hệ nào, tuy nhiên vẫn được sử dụng để so sánh, nhấn mạnh thì người ta vẫn gọi đó là cặp từ trái nghĩa.

Phân loại từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa về mặt logic

-Đó là những từ khác nhau về âm, về sự phản ánh tính tương phản đối với một khái niệm, một thuật ngữ hay một vấn đề nào đó.

Ví dụ đơn giản như: Đường dài, đường ngắn

+ “Dài” và “ngắn” là hai từ trái nghĩa nhau, thường được áp dụng trong khoa học, toán học…

  • Từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ mang nghĩa khác nhau

-Loại từ trái nghĩa này thường gây nhầm lẫn đối với từ đồng âm. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rõ bản chất qua khái niệm sau.

“Lá lành đùm lá rách”

hay “ Người lành, kẻ ác”.

  • Từ trái nghĩa có điểm chung

-Một số trường hợp đặc biệt từ trái nghĩa có cùng tính chất, bản chất, thành phần hoặc một cấu tạo nào đó. Loại từ này xuất hiện nhiều trong các đoạn thơ ca, các cuộc giao tiếp…

Ví dụ: Quả cam này hơi nhạt, còn quả kia thì lại ngọt hơn.

-“Nhạt” và “ngọt” là cụm từ trái nghĩa, tuy nhiên chúng có chung tính chất đó là chỉ độ ngọt vừa, hay ngọt sắc của quả cam.

Cách sử dụng từ trái nghĩa

  • Nhằm tạo sự tương phản: từ trái nghĩa thường dùng nhằm ẩn ý, phê phán hoặc đả kích một đối tượng, sự vật và sự việc nào đó.

-Ví dụ: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Đôi khi có những lời nói bắt buộc phải thốt ra, điều này sẽ gây mất lòng một số người trước, tuy nhiên lại tránh được những hậu quả hoặc điều không hay về sau.

  • Tạo ra sự cân bằng, hài hòa trong một câu nói, câu văn: dùng nhiều trong thơ văn để chỉ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

-Ví dụ như: “Lên voi xuống chó”, diễn ra sự thăng trầm của người nói trong một hoàn cảnh công việc, cuộc sống.

Bài tập vận dụng:

Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: Cười, khỏe, vui, gầy, giàu, ướt, chăm chỉ, khổ

Gợi ý đáp án:

-Cười >< Khóc

-Khoẻ >< Yếu

-Vui >< Buồn

-Gầy >< Béo

-Ướt >< Khô

-Giàu >< Nghèo

-Chăm chỉ >< Lười biếng

-Khổ >< Sướng

Cách tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến

-Bước 1: Truy cập link: https://vietnamese.abcthesaurus.com

-Bước 2: Điền từ cần tra vào ô tìm kiếm

-Các bạn lưu ý là kết quả sau khi tra cứu thể hiện tính tương đối vì web có cơ sở dữ liệu dựa trên 15400 từ tham khảo và 7000 thành ngữ – 1 con số ít ỏi so với lượng từ vựng trong tiếng Việt. Tuy nhiên đối với những từ phổ biến thường dùng sẽ cho kết quả tốt hơn.

Câu1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây:

– Chị em như chuối nhiều tàu,

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời.

– Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.

– Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Các từ trái nghĩa:

-lành và rách

-giàu và nghèo

-áo ngắn và quần dài

-sáng và tối

Câu 2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây:

-tươi:

+ cátươi

+ hoatươi

-yếu:

+ ănyếu

+ học lựcyếu

-xấu:

+ chữxấu

+ đấtxấu

Câu 3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

– Châncứngđámềm

– Cóđilại

Gầnnhàxangõ

– Mắtnhắmmắtmở

– Chạysấpchạyngửa

– Vôthưởngphạt

– Bêntrọngbênkhinh

– Buổiđựcbuổicái

– Bướcthấpbướccao

– Chânướtchânráo

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Quê hương ai cũng có một dòng sông. Mỗisángmặt trời lấp lánh ánhbạc;tốingày trăng lên, dòng sông quê lóng lánh những gợnvàng. Chính nơi đây vào những buổi trưa hè chúng tôi ngồi dưới gốc tre xanh um để nhìn những chiếc bè tre gỗ dài ngoằn ngoèo lừ đừ trôixuôi. Chúng tôi nhìn những chiếc ca nô dũng mãnh phun khói chạyngượcvà trong thoáng chốc mất hút vào bãi xanh của một nhánh sông.

Yêu thương đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới có thể xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp. Trái nghĩa với yêu thương là gì?

Yêu thương là gì?

Yêu thương là sự quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn.

Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng.

Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống.

Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. 

Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. 

Ý nghĩa của tình yêu thương

Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. 

Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.

Với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. 

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. 

Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Trái nghĩa với yêu thương là thù ghét, căm giận, đây là cảm giác tiêu cực, phản ánh sự ác cảm, thù địch, bác bỏ một đối tượng cụ thể.

Nếu sống lạnh lùng vô cảm, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết được thế giới rộng lớn bao la, có hàng ngàn hàng vạn người sống khổ cực hơn mình, sẽ không bao giờ biết được sự may mắn của bản thân mà trân trọng, nâng niu.

Hơn nữa, trao đi yêu thương và sự sẻ chia, chúng ta sẽ nhận lại được sự biết ơn và tin tưởng, hạnh phúc và niềm vui chính là những điều quý giá như thế.

Trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác…

Có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ.

Nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh.

Tình yêu thương giữa con người với con người từ xưa đến nay vẫn luôn luôn được coi trọng, nó không chỉ là truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà nó còn là một phẩm chất vô cùng đáng quý mà mỗi người cần phải có.

Mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình những thói quen và những phẩm chất tốt, bởi đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý báu mà dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn chú trọng và phát huy nó một cách hiệu quả nhất. 

Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh để từ đó có được tình cảm chân thành và da diết nhất mà mọi người dành cho mình.

Từ trái nghĩa với yêu thương

Các từ trái nghĩa với yêu thương là thù ghét, căm giận, hận thù, căm ghét,…

Một số câu trái nghĩa với yêu thương:

– Tôi rất căm ghét tụi nó.

– Tôi biết tất cả về sự căm ghét.

– Tôi căm ghét đối với việc thực hiện các chuyến đi.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần biết về Trái nghĩa với yêu thương là gì? và ý nghĩa của tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.