Trạng quỳnh ở đâu

Trạng Quỳnh là nhân vật nổi tiếng trong dân gian. Nhưng không phải ai cũng biết ông là người thế nào, sống ở đâu? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu tất tần tật những thông tin về Trạng Quỳnh là ai nhé!

Có lẽ trong kí ức tuổi thơ của bạn từng nghe hoặc từng đọc qua những giai thoại về Trạng Quỳnh rồi đúng không nhỉ? Đó là nhân vật trong truyện dí dỏm, hài hước có trí thông minh cao và được khá nhiều các bạn thiếu nhi yêu thích. Nhưng bạn có thắc mắc rằng thực sự Trạng Quỳnh là ai không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của GiaiNgo nhé!

Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong truyện văn học Việt Nam ở thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Những ghi chép sổ sách để lại về nhân vật Trạng Quỳnh được cho là có nhiều chi tiết giống với nhân vật Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748) ở cùng giai đoạn lịch sử này.


Được tài trợ

Ông từng thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại. Vì vậy, trong dân gian thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.


Được tài trợ

Tiểu sử về Trạng Quỳnh

Theo các ghi chép còn lưu giữ, Trạng Quỳnh là người Thanh Hóa. Từ bé, ông đã nổi tiếng thông minh, khắp vùng gọi là sao sáng xứ Thanh. Ông sống vào thời Lê Trung Hưng, giai đoạn vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Sâm.

Ông còn có tên là Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thân sinh ông là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Hiện nay người ta còn lập đền thờ ông. Năm 1992, đền thờ Trạng Quỳnh còn được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Sự nghiệp và cuộc đời ông không có ghi chép cụ thể mà nằm xuyên suốt trong các câu chuyện trong tập truyện cười mang tên là Trạng Quỳnh.

Trạng Quỳnh có thật hay không?

Trạng Quỳnh có thật hay không là câu hỏi từng tốn không ít giấy mực của nhà báo. Trạng Quỳnh tên thật là Nguyễn Quỳnh. Ông là một người có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam nên được nhiều người yêu mến gán cho danh xưng Trạng Quỳnh, hay đả kích chế độ phong kiến thời chúa Trịnh.

Trạng Quỳnh sinh năm bao nhiêu?

Trạng Quỳnh sinh năm 1677 và mất năm 1748. Khi Quỳnh 28 tuổi được trao danh hiệu làm giáo thụ huyện Thạch Thất.

Vợ của Trạng Quỳnh tên gì?

Vợ Trạng Quỳnh tên gì hiện nay chưa có sách báo nào nhắc đến. Đọc truyện Trạng Quỳnh, người ta nghĩ ngay đến tính tình vợ Trạng Quỳnh rất hiền lành và thương người. Nhưng bà rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Thông tin cái hết của Trạng Quỳnh ít ai biết

Do Trạng Quỳnh có tính hay đả kích quan lại, chọc tức gây chuyện với chúa Trịnh. Quỳnh đã bị Định Nam Vương mời ăn một bữa cơm “báo thù”, ông được chúa mời ăn toàn thịt nhưng đó lại có độc. Riêng về phần chúa thì chỉ ăn rau vì không có độc.

Trạng Quỳnh về nhà bảo với vợ nếu thấy ông úp sách lên ngực thì thôi, còn nếu úp lên mặt thì ông đã đi rồi. Và vợ ông hãy chờ trong ba ngày đừng làm ma chay mà chỉ mở tiệc mừng, khi nào nghe tin chúa băng hà hãy làm đám ma.

Giống như Quỳnh nằm đọc sách trên võng, mà không biết rằng ông đã chết. Khi tin đã lọt đến tai chúa Trịnh. Chúa liền thử những món thịt đã cho Quỳnh ăn thì chúa trúng độc băng hà.

Nên từ đó có câu chuyện “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Khi Trạng Quỳnh chết, gia đình và dân làng đều thương tiếc.

Giai thoại Trạng Quỳnh

Quỳnh chưa bao giờ đỗ Trạng nguyên Nhưng ông có tính hay khinh mạn và ưa nhạo báng quan trường. Gặp lúc chúa Trịnh chuyên quyền. Trạng Quỳnh không màng công danh, thường đi đây đó và lấy thơ văn chọc ghẹo người đời.

Ông cũng từng phụng mạng đi sứ Tàu, tài biện bác làm cho sĩ phu Trung quốc phải kính phục. Đến nay, nhiều câu giai thoại về ông đã được phổ biến trong dân gian.

Miệng kẻ sang, đồ nhà khó

Khi Trạng Quỳnh còn nhỏ, có một viên quan huyện vừa gian tham, lại vừa hống hách. Mọi người trong dân làng, ai ai cũng căm ghét. Một lần Quỳnh trông thấy viên quan huyện đi hành hạt ghé vào quán nọ nghỉ trưa. Hắn ta ngồi chễm chệ còn miệng luôn luôn bỏm bẻm nhai trầu. Quỳnh định xỏ hắn một đòn chơi, mới mon men lại ngồi chực ở trước quán, và khi viên quan ăn trầu xong vứt bã đi, Quỳnh liền nhặt lấy giơ lên ngắm nghía, rồi bỏ vào túi. Quan huyện thấy lạ mắt, cho đòi Quỳnh lại hỏi tên tuổi, nghề nghiệp. Quỳnh xưng là học trò.

Viên quan bảo: “Học trò gì mà lẩn thẩn thế?”

Quỳnh thưa: “Bẩm, tôi thấy tục ngữ có câu: Miệng kẻ sang có gang có thép, nên tôi muốn xem gang thép ra sao?”

Viên quan thấy Quỳnh có ý mỉa mình liền nạt: “Nếu là học trò thì lập tức phải đối ngay câu tục ngữ ấy, không đối được ta sẽ đánh đòn!”

Quỳnh giả vờ sợ sệt: “Bẩm thế thì khó quá ạ!”

Viên quan được thể càng quát già: “Khó cũng phải đối, mau!”

Quỳnh bấy giờ mới thưa:

“Bẩm có sơ suất gì quan tha tội cho thì mới dám đọc ạ!”

Được hắn bằng lòng, Quỳnh liền lên giọng đọc to và rành rọt từng tiếng:

– Bẩm xin đối là: “Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”.

Quan huyện thấy câu đối xỏ xiên quá, nhưng tục ngữ lại đối với tục ngữ mà chữ nào chữ ấy chọi nhau chan chát, thành ra không bẻ vào đâu được, đành trả tiền hàng rồi thét lính khiêng võng đi thẳng.

Tú cát – Bọ hung

Khi còn nhỏ, Trạng Quỳnh đã nổi tiếng thông minh và tinh nghịch. Một hôm có khách là ông Tú Cát đến chơi nhà, ông bố sợ Quỳnh nghịch mới bắt ra hầu trà. Khách thấy ông bố khoe con thông minh, liền ra một câu đối bắt Quỳnh đối:

“Trời sinh ông Tú Cát”.

Câu này có ý hợm hĩnh, kiêu căng. Quỳnh nghe tức mình bèn đối ngay rằng:

“Đất nứt con bọ hung”.

Vừa hạ khí thế của ông Tú lại vừa chơi chữ rất hay. (Cát là “lành” đối với hung là “dữ” ). Tú Cát thấy Quỳnh quả có tài mẫn tiệp khác thường, nên tuy giận mười mươi mà vẫn yêu,chẳng những không mắng mà còn giúp thêm tiền cho Quỳnh ăn học.

Tóm tắt Truyện Trạng Quỳnh

Truyện lấy bối cảnh thời chúa Trịnh – Nguyễn Phân Tranh ban đầu truyện kể về cuộc đời của Trạng Quỳnh có tính cách trào phúng dân gian Việt Nam. Quỳnh thông minh từ trong bụng mẹ với nhiều tài lẻ và đức tính tốt nên được mọi người quý mến.

Bất cứ mọi chuyện gì ông cũng có thể giải quyết nhanh gọn lẹ nhất được thấy và đám bạn cùng lứa khâm phục. Ước mơ của Quỳnh sau này là làm ông Trạng. Bên cạnh đó ông còn quậy phá và ở bẩn.

Nhiều người nghỉ sau này còn lớn lên sẽ nghich lắm nhưng lớn lên ông nghịch bằng đầu óc, trí thức. Sau đó ông gặp Quỷnh là con của quan Thái y đặt tên là tai to. Ông được nhận làm tiểu đồng sau đó ông dạy Quỷnh trở nên thông minh giống mình.

Điều đáng buồn Quỳnh bị Đinh Nam Vương hạ độc một cách tàn nhẫn. Với tài khéo của Trạng Quỳnh đến chúa cũng ăn thử món của ông đã ăn. Qua chuyện đó mới có câu “Trạng chết, chúa cũng băng hà” . Để không phụ ơn Quỳnh, Quỷnh trở thành một người thông minh, sáng dạ, giúp người, trừ bạo nhưng đôi khi còn nghịch ngợm.

Tác giả : (không rõ)

Nguyễn Hữu Khoáng sưu tầm

Khi biết quê hương Trạng Quỳnh ở đất Thanh Hóa, tôi đã hết sức hào hứng vì đây là nhân vật mà những thế hệ học trò nhỏ thời chúng tôi hết sức ngưỡng mộ. Chuyện này cũng dễ hiểu, vì hồi xưa trẻ em không có nhiều sách để giải trí, khi bất ngờ tìm thấy trong sách giáo khoa những câu chuyện rất hài hước, đôi khi có phần dung tục với một nhân vật ngông nghênh, coi trời bằng vung, hành xử thật bất ngờ và táo tợn, làm sao mà không thích thú!

Lâu nay cứ ngỡ rằng đây là một nhân vật đậm màu huyền thoại, ai ngờ lại có một Trạng Quỳnh bằng xương bằng thịt hẳn họi, sống vào thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng ở làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Vậy là chúng tôi có kế hoạch đi tìm nơi Trạng Quỳnh đã sinh sống... Có điều là bác tài kiêm người dẫn đường của chúng tôi, đi được nửa buổi đã thành thực tiết lộ rằng ông vốn là một sĩ quan quân đội đóng quân ở các tỉnh thành phía miền Nam, khi về quê hưu trí ở Thanh Hóa đã mua một chiếc Madza để chở vợ con đi chơi. Nay con cháu kinh doanh nhà trọ, cho thuê xe mà thiếu người lái, ông đã phải vào phụ giúp - chứ hồi xưa ông đi đâu cũng có tài xế chở!

Từ đó trở đi, chúng tôi đã phải nhào vô Google tìm bản đồ để hỗ trợ bác tài, bởi bác cũng lơ mơ không kém gì chúng tôi.

Thực ra, chương trình của chúng tôi hôm ấy rất ngẫu hứng. Trước hết là định đến thăm làng cổ Đông Sơn, nơi phát hiện những di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Đông Sơn vào giữa thập niên 1920. Đây là làng Việt cổ, đại diện cho cả một giai đoạn lịch sử quan trọng với Trống đồng Đông Sơn, hiện thuộc phường Hàm Rồng.

Thế nhưng bác tài của chúng tôi cứ ngơ ngác cho xe chạy tới chạy lui giữa những đồi dốc, những núi đá nhỏ đặc trưng của vùng này, rồi trước mắt chúng tôi hiện ra một cánh đồng và ngã ba sông, nơi sông Chu và sông Mã gặp nhau… Chúng tôi xuống xe, dò dẫm bước qua 1 cái cầu khỉ cheo leo, rồi vào cả động Tiên dòm ngó, mà vẫn không xác định được làng cổ Đông Sơn là ở chỗ nào! Rốt cuộc, chúng tôi đành lên thăm cầu Hàm Rồng, nơi bác tài không thể nhầm lẫn được, tiếp đó là đi xem hang Mắt Rồng trước khi rời Đông Sơn để đến huyện Hoằng Hóa, xứ của Trạng Quỳnh.

Ôi, tìm cho ra cái nhà thờ họ của Trạng Quỳnh ở xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa cũng không phải là chuyện dễ dàng, bởi bản đồ Google chưa ghi tên địa điểm này, và chúng tôi cứ phải đoán mò giữa những ngã rẽ để quyết định đi theo hướng nào. Lần lượt, tất cả các nhân sự trên xe đều phải nhảy xuống đất, chạy vào những nhà ven đường để hỏi thăm. Đến phiên tôi, gặp một vị trung niên, sau một hồi suy nghĩ bèn trả lời: “Nhà thờ Trạng Quỳnh đi theo hướng này (giơ cánh tay mặt lên) chạy qua cánh đồng chừng 1 hay nửa cây số là tới”.

Quả thực, theo hướng ấy đi một lát thì gặp cánh đồng, hỏi thăm lần nữa thì đến nơi. Cổng vào đẹp đẽ và trang trọng, một bên là ao nước, hoa súng rực rỡ nở đầy. Người chắt 8 đời của Trạng Quỳnh mở cửa cho chúng tôi vào thắp nhang ở bàn thờ bên trong. Ký ức về những câu chuyện được kể lại của Trạng Quỳnh khi xưa khiến tôi ngắm nhìn tượng ông một cách thân thiết, không chút e ngại, bởi tin rằng nhân vật từ thế kỷ 17 kia nếu có nhìn thấy chúng tôi bây giờ cũng sẽ mỉm cười hoặc nháy mắt tinh nghịch.

Chúng tôi đọc những bảng ghi phả hệ, tiểu sử của Trạng Quỳnh trên tường, tóm lược như sau:

Trạng Quỳnh tức Vĩ Hiên Công Nguyễn Quỳnh sinh ngày 1-10-1677 thời Lê Trung Hưng. Năm 19 tuổi ông thi đỗ Hương Cống nên còn gọi là Cống Quỳnh.

Năm 1696 được bổ làm Huấn đạo huyện Thạch Thất, Sơn Tây.

Năm 1718, triều đình mở khoa thi Hội, nhưng ông bỏ thi nửa chừng, trở về dạy học. Vào niên hiệu Bảo Thái đời Lê, ông được triệu ra làm Giáo thụ phủ Phụng Thiên, rồi thăng Viên Ngoại Lang Bộ Lễ.

Ông mất ngày 28-1 1748, thọ 71 tuổi.

Bảng tiểu sử này làm nguôi đi nỗi buồn của tôi từ thở bé thơ khi đọc truyện Trạng Quỳnh. Truyện kể rằng:

“ Sau khi bị chơi khăm nhiều lần, Chúa Trịnh có bụng ghét Quỳnh, đòi Quỳnh vào thị yến, định đánh thuốc độc cho chết. Quỳnh biết chúa căm chuyện trước, lần này gọi, chắc là có chuyện. Lúc đi dặn vợ con rằng:

- Hôm nay ta vào hầu Chúa, lành ít, dữ nhiều. Ta có mệnh hệ nào, thì không được phát tang ngay, cứ phải để ta vào võng, lấy kim chống mí mắt lên, rồi cắt hai đứa quạt hầu, gọi nhà trò về hát! Đợi bao giờ phủ Chúa phát tang thì ở ngoài hãy phát tang.

Quỳnh vào đến cung, Chúa bảo:

- Vừa rồi, có người tiến hải vị, ta nhớ đến ngươi, đòi vào ăn yến, người không được từ.

Quỳnh không ăn không được, vừa nếm một miếng thì Chúa hỏi:

- Bao giờ Quỳnh chết?

Quỳnh thưa:

- Bao giờ chúa băng hà thì Quỳnh cũng chết!

Ăn xong, Quỳnh thấy trong người đổi khác, cáo xin về. Vừa về đến nhà thì tắt hơi. Vợ con cứ theo lời Quỳnh dặn mà làm. Chúa sai người dò xem, thấy Quỳnh nằm võng nghe nhà trò hát, mà người nhà thì đi lại vui vẻ như thường. Chúa thấy vậy đòi đầu bếp lên hỏi xem đánh thuốc độc thế nào? Rồi Chúa nếm thử, được một chốc thì Chúa lăn ra chết.

Nghe thấy trong dinh chúa phát tang, nhà Quỳnh cũng phát tang. Chúa và Trạng đưa ma một ngày. Thế mới biết Quỳnh sắp chết vẫn gạt được Chúa. Người đời sau có thơ rằng:

"Trạng chết Chúa cũng băng hà

Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn".

Thủa nhỏ tôi cứ bàng hoàng thương xót mãi cái ông Trạng hay đùa ấy! Ông đã giễu cợt không chừa một ai, từ vua quan đến thần thánh như Bà Chúa Liễu...để rốt cuộc đã bị Chúa làm hại. Nay đọc tiểu sử, biết ông đã thọ đến 71 tuổi, con cháu thịnh đạt, được người đời tưởng nhớ, tôi cũng cảm thấy được an ủi.

Trong trong khuôn viên nhà thờ Trạng Quỳnh tôi nhìn thấy một phòng trưng bày mang tên “Con Người-Sự Kiện-Tác Phẩm”, người tài trợ là Ông bà Louis Sizaret – nhà hoạt động văn hóa tại Luxembourg.

Vậy là danh tiếng ông Trạng ngông nghênh được chúng tôi yêu quý từ khi còn thơ bé đã đi rất xa.

Trở lại Trang Chính

Video liên quan

Chủ đề