Trẻ bị ho nhưng không chịu uống thuốc

Trẻ bị ho là tình trạng thường gặp mỗi khi nhiễm lạnh hay thay đổi thời tiết. Nhiều trẻ bị ho kéo dài, ho về đêm hoặc ho kèm theo sổ mũi, nôn trớ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Vậy khi trẻ ho, cha mẹ cần làm gì?

1. Tại sao trẻ bị ho?

Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của trẻ. Ho cũng là cách cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc đơn giản là để đào thải dịch tiết ra khỏi cơ thể. trẻ bị ho thường là do những nguyên nhân sau:

Trẻ bị ho - cha mẹ cần bình tĩnh tìm nguyên nhân

1.1. Do đường hô hấp trên

Mũi, họng, amidan, xoang,... là những cơ quan thuộc hệ hô hấp trên. Đây là những bộ phận gần như tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, chính vì thế chúng rất dễ bị ảnh hưởng.

Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường là do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,... Các bệnh lý này không hiếm gặp và thường không gây nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm.

1.2. Do đường hô hấp dưới

Những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Cơn ho xuất phát từ đường hô hấp dưới thường là do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen,... Những bệnh lý này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.

1.3. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho đó là trào ngược dạ dày thực quản, ho do tác nhân vật lý, sặc nước, sữa, ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động,...

2. Tìm hiểu triệu chứng và nguyên nhân trẻ bị ho

Các cơn ho phần nào nói lên được tình trạng sức khỏe của trẻ. Những cơn ho có đờm sẽ khác cơn ho khan. Dưới đây là những triệu chứng ho thường gặp ở trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm.

Chú ý đến các cơn ho của trẻ để có cách điều trị phù hợp

2.1. Ho khan

Ho khan thường là biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là những bệnh như cảm lạnh, cảm cúm do nhiễm trùng vùng mũi, họng gây ra. Đôi khi ho khan cũng là biểu hiện của viêm phế quản hay viêm phổi, các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới. Ngoài ra, việc hút thuốc lá thụ động cũng khiến trẻ bị ho khan.

2.2. Ho có đờm

Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp dưới. Khi trẻ bị ho có đờm, nguyên nhân thường là do viêm phế quản, hen suyễn hay viêm tiểu phế quản và các bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới. Cơn ho có đờm thực chất là để cơ thể loại bỏ lượng dịch nhầy ra khỏi cơ thể.

2.3. Ho gà

Khi trẻ bị ho gà, âm thanh phát ra nghe giống như tiếng rít. Triệu chứng của ho gà cũng giống như bị cảm lạnh nhưng cơn ho gà sẽ càng lúc càng nặng hơn và có thể khiến trẻ bị thiếu oxy, khó thở và tím tái. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm trường hợp này.

3. Câu trả lời cho cha mẹ khi trẻ bị ho?

3.1. Không tùy tiện cho trẻ uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ

Khi trẻ bị ho, nhiều bậc cha mẹ thường tự mua thuốc uống hoặc thuốc nhỏ cho trẻ. Tuy nhiên với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi thậm chí là trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ không nên tùy tiện cho con uống thuốc khi trẻ bị ho. Quan trọng hơn nữa là cần phải xác định được nguyên nhân trẻ bị ho để có phương án điều trị kịp thời.

Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể mua thuốc tại nhà thuốc nhưng cần có sự hướng dẫn của dược sĩ trực quầy. Không được mua thuốc theo kinh nghiệm vì trẻ em và người lớn có thể sẽ không sử dụng cùng loại thuốc và liều lượng.

Không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc

3.2. Chăm sóc trẻ bị ho

Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi bé thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho nhiều, có biểu hiện khó thở, thở nhanh thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Ngoài ra cần bổ sung nhiều nước và điện giải cho bé.

Việc tắm nước ấm cũng có thể làm giảm cơn ho của trẻ. Hơi nước ấm, nóng sẽ giúp đường hô hấp của trẻ được thư giãn. Cha mẹ cần ngồi cùng bé khi tắm hơi và tránh để trẻ bị bỏng.

Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng nước chanh ấm pha mật ong để giảm cơn ho của trẻ. Tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khi dùng mật ong có thể khiến trẻ bị ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho bệnh ho như: bạc hà, chocolate, đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các chất kích thích, đồ uống có ga,... Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất là hay giờ. Nếu trẻ bị ho nhiều, kéo dài, cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng. Đây là cách thức đơn giản, an toàn và tiết kiệm nhất để giúp trẻ tránh được những cơn ho và các bệnh lý khác.

Theo trẻ thường xuyên để đưa trẻ đi khám ngay khi cần

3.3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ bị ho là tình trạng thường gặp và thường sẽ tự khỏi khi được giữ ấm hoặc chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên có một số trường hợp cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh ngay lập tức nếu con gặp những tình trạng sau:

- Ho kèm khò khè kèm khó thở, tím tái, rối loạn tri giác (vật vã - bứt rứt, hay li bì); ho tăng dần, kéo dài.

- Ho kèm theo nôn trớ.

- Chảy nước dãi thường xuyên, khó nuốt.

- Khi ho, mặt mũi tái nhợt, môi thâm tím.

- Yếu ớt, mệt mỏi.

- Trẻ cảm thấy có dị vật trong họng.

- Đau tức ngực khi hít sâu.

- Thở khò khè.

- Trẻ nhỏ bỏ bú, bú kém.

- Trẻ sốt cao trên 40°C và không giảm sau hai giờ uống thuốc.

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt cao, nhiệt độ đo tại trực tràng lên trên 39° C.

Cha mẹ cần gọi cấp cứu hoặc đưa con đến cấp cứu tại các cơ sở y tế ngay lập tức nếu trẻ có những biểu hiện sau:

- Trẻ bị tím tái vùng môi và quanh môi.

- Trẻ mệt mỏi, khó thở.

- Trẻ ngừng thở, thở rất yếu.

Mỗi khi trẻ bị ho, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều cảm thấy rất xót xa và lo lắng cho con. Tuy nhiên, MEDLATEC khuyên cha mẹ cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng khi trẻ bị ho để có những phương pháp phù hợp cho cơn ho của trẻ.

Nếu trẻ ho quá nhiều, kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác thì bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Mỗi lần bé bị ho là mẹ lại lo “sốt vó”. Nhất là khi bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc. Vậy phải chăng mẹ đã cho bé dùng sai thuốc? Hay vì lý do nào khác?

Sai lầm của mẹ khiến bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc

Nguyên nhân bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc

Ho là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể. Hành động này nhằm mục đích tống “vật lạ” ra khỏi đường hô hấp.

Cơn ho của bé không khó điều trị như nhiều người nghĩ. Trường hợp trẻ chớm ho, chỉ cần chăm sóc vài ngày là có thể hồi phục. Với trường hợp ho dai dẳng, tùy vào độ tuổi mà bé sẽ được chỉ định dùng thuốc thích hợp. Thông thường, thuốc trị ho sẽ có hiệu quả sau 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, có nhiều mẹ than rằng “bé đã uống thuốc nhưng vẫn ho, thậm chí là ho nhiều hơn”. Hãy cùng chúng tôi lý giải tình huống này nhé!

Tự làm bác sĩ của con

Ho khan và ho đờm là 2 loại ho thường gặp ở trẻ. Với mỗi thể ho sẽ có loại thuốc đặc trị riêng. Nhiều phụ huynh chưa xác định rõ triệu chứng ho ở trẻ đã vội vàng áp dụng những mẹo dân gian. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến trình điều trị ho ở trẻ.

Tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa thông qua bác sĩ có thể khiến bé ho nhiều hơn

Bên cạnh đó, việc phụ huynh tự ý mua thuốc ho cho bé mà chưa thông qua bác sĩ

cũng có thể dẫn tới tình trạng dùng sai thuốc. Cụ thể như:

  • Mua thuốc long đờm trong khi trẻ bị ho khan: Loại thuốc này sẽ khiến đờm tiết mạnh mẽ hơn. Khi thuốc hết tác dụng sẽ gây tắc nghẽn tại họng khiến trẻ bị ho nặng hơn ban đầu
  • Mua thuốc ức chế ho trong khi bị ho đờm: Lúc này, lượng đờm tích tụ trong khoang mũi và họng sẽ càng gia tăng do không được loại bỏ đúng cách. Trẻ sẽ ngày càng cảm thấy khó chịu, khó thở khiến bệnh không hề được thuyên giảm mà theo chiều hướng nặng hơn

Dùng sai liều lượng

Bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc còn bắt nguồn từ nguyên nhân phụ huynh cho bé uống sai liều lượng. Thông thường, thuốc kháng sinh thường có liệu trình trong vòng 10 ngày. 

Tâm lý của phụ huynh lúc nào cũng muốn con sớm khỏi bệnh nên thường thấy triệu chứng của con khá hơn là dừng. Tác hại của việc cho bé uống thuốc không đủ liều lượng dễ dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Nghĩa là, trong đợt bệnh sau, trẻ sẽ phải dùng liệu trình kháng sinh khác, dễ gây tác dụng phụ hơn.

Không kiêng khem

Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, thực phẩm chứa chất bảo quản, đồ uống lạnh, kem, nước ngọt có gas,…. Đây là những thực phẩm trẻ cần kiêng khem khi bị ho. Nếu trong quá trình điều trị, phụ huynh vẫn cho trẻ sử dụng những thực phẩm này thì việc dùng thuốc sẽ không có tác dụng.

Cho bé ăn nhiều thực phẩm dễ gây kích ứng có thể khiến ho nhiều hơn

Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc điều trị sẽ yêu cầu trẻ kiêng một số thực phẩm nhất định. Bởi chúng có thể gây cản trở đến quá trình hấp thụ thuốc của cơ thể. Chẳng hạn như kiêng sữa, thịt gà, đồ tanh,…

Giải pháp khắc phục bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn

Dưới đây là những cách xử lý khi bé uống thuốc ho lại ho nhiều hơn mà phụ huynh nên tham khảo:

Đưa trẻ đến bệnh viện

Khi trẻ có dấu hiệu ho nặng hơn sau khi dùng thuốc, phụ huynh hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Bố mẹ hãy nhớ trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé trước và sau khi dùng thuốc để thay đổi đơn thuốc phù hợp.

Lưu ý: Sau khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc mới, phụ huynh cần tuân thủ đúng theo liều lượng và cách dùng đã khuyến cáo. 

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sẽ để được thay đổi đơn thuốc phù hợp

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị ho

  • Nếu trẻ bị ho khan: Trường hợp này có thể xuất phát từ tác nhân thời tiết hoặc dị ứng với thực phẩm. Mẹ cần cho bé tránh xa với bụi bẩn, lông thú nuôi, phấn hoa, hóa chất,… Đồng thời thường xuyên vệ sinh mũi, họng, tay, chân để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng. Chẳng hạn như các loại hạt, nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống lạnh, thức ăn cay, nhiều dầu mỡ,…
  • Nếu trẻ bị ho đờm: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể áp dụng phương pháp vỗ long đờm để chất nhầy mắc kẹt tại họng nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Còn với trẻ lớn hơn, mẹ có thể vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước mũi để hỗ trợ đẩy đờm ra ngoài. Bên cạnh đó, khi bé ngủ hãy cho bé gối cao đầu để tránh tắc nghẽn đờm, mang lại cảm giác dễ chịu giúp bé ngủ ngon hơn
  • Ngoài ra, bố mẹ không nên cho trẻ nằm trong phòng điều hòa 24/24. Khi trời lạnh, trẻ cần được mặc đủ quần áo ấm, nhất là các vùng như tay, chân, bụng, ngực, cổ, tai. Mang khẩu trang cho bé khi ra ngoài. Cho bé ăn nhiều hơn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ưu tiên món ăn chế biến dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa,…

Cho bé ăn những thực phẩm dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa

  • Đặc biệt, để giúp rút ngắn thời gian điều trị cho bé, phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng thêm các sản phẩm siro ho thảo dược. Nhóm sản phẩm này có tác dụng làm mát họng, dịu họng, giảm đau, ngứa, rát ngay tức thì. Từ đó mang lại cho bé cảm giác dễ chịu hơn, bớt cáu gắt giúp mẹ chăm con nhẹ nhàng hơn. Một số sản phẩm siro ho thảo dược mà mẹ có thể tham khảo là: Fitobimbi Propoli, Fitobimbi Broncamil, Xịt họng Golanil, Fitobimbi Tussiflux,….

👉👉👉 Xem nhiều hơn: Cách trị ho cho bé tại nhà

Trên đây là giải đáp vì sao bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc cũng như cách giải quyết cho phụ huynh. Mong rằng với thông tin trên, mẹ đã “bỏ túi” cho mình chia sẻ hữu ích để chăm bé tốt hơn, giúp con khỏe mạnh, chóng lớn!

Video liên quan

Chủ đề