Trẻ em mắc covid bao lâu thì khỏi

Dù chăm sóc cho người thân ốm bệnh, bạn cũng đừng quên chăm lo cho bản thân mình.

Hạn chế số lượng người chăm sóc. Lý tưởng nhất, hãy giao cho một người có sức khỏe tốt và rủi ro diễn biến nặng không cao nếu mắc COVID-19 – chẳng hạn như đã tiêm phòng đầy đủ, dưới 60 tuổi và không mắc bệnh mãn tính. 

Hỗ trợ người ốm làm theo các chỉ dẫn của bác sỹ. Nhìn chung, người ốm nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Theo dõi triệu chứng 

Ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế nếu người ốm có triệu chứng:

  • Khó thở
  • Đau tức ngực
  • Lú lẫn
  • Mất khả năng nói hoặc vận động

Một số triệu chứng xuất hiện tùy vào độ tuổi. Bạn cần liên hệ khẩn cấp với cơ sở y tế nếu trẻ sơ sinh không thể bú mẹ, trẻ nhỏ sốt cao, hoặc trẻ đột nhiên trở nên lú lẫn, không chịu ăn, hoặc mặt hoặc môi chuyển xanh tím.

Theo dõi xem bản thân hoặc người khác trong gia đình có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 hay không – bao gồm sốt, đau họng, đau cơ hoặc đau người, nghẹt hoặc sổ mũi, buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, thở gấp, ho khan hoặc mệt mỏi. Các triệu chứng ở trẻ em rất đa dạng. Những triệu chứng ở trẻ sơ sinh có thể kể đến khó bú, thở gấp và ngủ lịm. Hãy xét nghiệm nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Phòng bệnh

Kể cả khi đã tiêm phòng đầy đủ, bạn và các thành viên khác trong gia đình vẫn cần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Không có vắc-xin nào bảo vệ bạn tuyệt đối, và nếu mắc COVID-19, bạn có thể làm lây lan vi-rút cho người khác.

Hãy trao đổi với con về các biện pháp phòng, tránh dịch này và tầm quan trọng của việc tuân thủ nghiêm những biện pháp đó nhằm góp phần ngăn chặn vi-rút lây lan. 

Giữ khoảng cách: Tránh tiếp xúc với người ốm khi không cần thiết. Người ốm nên ở trong phòng riêng nếu có thể, hoặc cách các thành viên khác trong hộ tối thiểu 1 mét để giảm nguy cơ lây lan vi-rút.

Đeo khẩu trang: Mọi người phải đeo khẩu trang y tế vừa khít với khuôn mặt của mình khi ở cùng phòng với người ốm (người ốm cũng phải đeo khẩu trang). 

Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người ốm.

>> Đọc thêm: Mẹo rửa tay cho trẻ em

Giữ cho nhà cửa thông thoáng: Đảm bảo rằng các không gian sinh hoạt chung (ví dụ: phòng bếp, phòng tắm/vệ sinh) được thông thoáng (bằng cách mở cửa sổ). 

Vệ sinh: Cho người ốm sử dụng đĩa, cốc chén, dụng cụ ăn, ga giường và khăn tắm riêng. Giặt/rửa tất cả những đồ dùng đó bằng xà phòng và nước nóng.

Xác định các bề mặt mà người ốm thường xuyên tiếp xúc (như bàn ghế, thành giường, tay nắm cửa và đồ chơi) và vệ sinh, khử khuẩn những bề mặt đó hàng ngày.

>> Đọc thêm: Mẹo làm sạch và khử trùng

Sau mỗi lần người ốm sử dụng, hãy đeo găng tay (nếu có) để vệ sinh, khử khuẩn phòng tắm/vệ sinh nếu họ không thể tự làm. 

Có thể giặt chung quần áo bẩn của người ốm với đồ của những người khác, nhưng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: 

  • Đeo găng tay (nếu có) khi giặt đồ của người ốm. 
  • Giặt đồ bằng xà phòng hoặc nước giặt và nước ở nhiệt độ ấm nhất có thể và sấy khô quần áo hoàn toàn – cả hai bước này nhằm tiêu diệt vi-rút.
  • Rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn ngay sau khi giặt đồ xong. 
  • Cân nhắc việc để quần áo cần giặt/phơi vào túi dùng một lần thay vì giỏ đựng hàng ngày.

Dùng một túi rác riêng để đựng giấy ăn, khẩu trang và những thứ khác mà người ốm thải bỏ sao cho an toàn.

Không tiếp khách đến thăm cho đến khi người ốm khỏi hẳn và không còn dấu hiệu hoặc triệu chứng của COVID-19.

Tuân thủ hướng dẫn của quốc gia về việc cách ly tại nhà đối với người ốm và những thành viên khác trong gia đình. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người ốm nên tự cách ly trong vòng 10 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, cộng thêm 3 ngày sau khi hết triệu chứng.

Làm thế nào để rửa tay sạch

15:07' - 19/04/2022

BNEWS Trẻ em đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh có cần tiêm vaccine hay không, trẻ em khỏi COVID-19 sau bao lâu thì cần tiêm vaccine... là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm.

Trẻ em đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh có cần thực hiện các biện pháp dự phòng?Nhiều bậc phụ huynh đang băn khoăn về việc trẻ đã mắc COVID-19 rồi, khi đi học có còn phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng lây nhiễm như trước khi mắc hay không, các chuyên gia y tế cho biết, SARS-CoV-2 có nhiều biến chủng. Một người đã mắc biến chủng này vẫn có nguy cơ mắc biến chủng khác với chủng mắc lần trước. Do đó, các biện pháp dự phòng lây nhiễm vẫn là điều cần thiết. Bên cạnh việc chuẩn bị sẵn các dung dịch hay xà phòng rửa tay, bố trí nơi rửa tay nơi thuận lợi cho trẻ, nhà trường cần khuyến khích, nhắc nhở trẻ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên nhất có thể.

Trẻ em mắc COVID-19 sau bao lâu thì cần tiêm vaccine?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi mắc COVID-19 khỏi bệnh ít nhất 3 tháng nên tiêm vaccine COVID-19; với trẻ trên 12 tuổi khoảng thời gian này là 3-6 tháng.Về loại vaccine tiêm chủng cho trẻ em, Bộ Y tế cho biết, có hai loại vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, gồm vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Ở lứa tuổi này, Bộ Y tế yêu cầu chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vaccine mRNA nào.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, theo kinh nghiệm từ thế giới và các đồng nghiệp, những phản ứng trầm trọng, bất thường sau tiêm ở trẻ từ 5 đến 11 tuổi ít hơn so với trẻ từ 12 tuổi trở lên. Các phản ứng nặng càng ít gặp hơn.Tuy nhiên, không được chủ quan, 3 ngày đầu sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần có người hỗ trợ suốt 24/24 giờ, tránh vận động mạnh.

Cần chuẩn bị gì cho trẻ khi tiêm vaccine phòng COVID-19?- Trước khi tiêm, các bậc phụ huynh cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19; cho trẻ ăn đầy đủ, không để trẻ bị đói khi đi tiêm.Trẻ cần được chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm. Nếu cha mẹ đồng ý cho trẻ tiêm vaccine COVID-19, hãy ký xác nhận Phiếu đồng ý cho trẻ tiêm chủng.Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm theo quy định; Bố trí đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng lịch đã được đăng ký và thực hiện nghiêm 5K.- Trong khi tiêm, nếu cha mẹ đi cùng trẻ đến điểm tiêm, hãy động viên và cùng với trẻ thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm tiêm.- Sau khi tiêm, cha mẹ động viên và cùng với trẻ ở lại điểm tiêm 30 phút sau khi tiêm để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng sau khi tiêm.

Những phản ứng bất thường cần đặc biệt theo dõi sau tiêm

- Ở miệng: thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;- Ở da: thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;- Ở họng: có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;- Về thần kinh: có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;- Về tim mạch: có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;- Đường tiêu hóa: có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;- Đường hô hấp: có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn. Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt./.

>>>Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Chưa tới 1/20 trẻ em mắc COVID-19 bị hội chứng COVID-19 kéo dài lâu hơn 4 tuần, và gần như tất cả trẻ này đều khỏi bệnh trong 8 tuần.

Đây là những thông tin vừa được công bố trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí The Lancet Child & Adolescent Health.

TS Emma Duncan của ĐH Hoàng gia London, chủ trì nghiên cứu này, trình bày trong thông cáo báo chí về nghiên cứu: “Chúng ta đã biết từ các nghiên cứu khác là nhiều trẻ em nhiễm virus SARS-CoV-2 thường không có biểu hiện triệu chứng nào, và các gia đình cũng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng những trẻ mắc COVID-19 sẽ không bị các hệ lụy kéo dài”.

“Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi khẳng định có một số nhỏ các em gặp tình trạng hội chứng COVID-19 kéo dài khi mắc bệnh dù các em đó cũng sẽ bình phục theo thời gian”, bà Emma Duncan cho biết thêm.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc ĐH Hoàng gia London tìm hiểu vấn đề trên 1.734 em trong độ tuổi 5 – 17 đã được cha mẹ hoặc những người chăm sóc ghi chép lại những triệu chứng có thể khi các em mắc COVID-19.

Theo đó, những triệu chứng phổ biến nhất thường xuất hiện ở trẻ em dương tính với COVID-19 là đau đầu (62,2%), mệt mỏi (55,0%), sốt (43,7%) ở những trẻ từ 5 – 11 tuổi và đau họng (51,0%) ở những em từ 12 – 17 tuổi.

Trong nghiên cứu, 37 em đã phải nhập viện điều trị nhưng không có trường hợp nào tử vong. Bốn tuần sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh, 4,4% các em còn triệu chứng, tuy nhiên tỉ lệ này giảm xuống còn 1,8% sau 8 tuần hoặc lâu hơn.

Theo kết luận của nhóm nghiên cứu, trung bình các triệu chứng bệnh COVID-19 kéo dài 6 ngày ở trẻ em và trong tuần đầu tiên các em có biểu hiện khoảng 3 triệu chứng. Trẻ lớn tuổi hơn (12 – 17 tuổi) có vẻ liên quan tới tình trạng bệnh kéo dài hơn và nhiều triệu chứng hơn.

Tương tự, trẻ lớn hơn có tỉ lệ gặp hội chứng COVID-19 kéo dài cao hơn. Theo nhóm nghiên cứu, những trẻ bị COVID-19 kéo dài có trung bình 6 triệu chứng trong tuần đầu tiên và vẫn còn trung bình 2 triệu chứng ở ngày bệnh thứ 28.

Theo tạp chí Nature, hiện tại giới khoa học vẫn đang tiếp tục làm thêm các nghiên cứu để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề tần suất xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của hội chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em là như thế nào.

Theo tuoitre