Trẻ ngủ nhiều có tốt không

Với các bé ngủ nhiều, tinh thần sẽ được thư giãn nhiều hơn. Vì vậy, mẹ sẽ thấy bé cưng vui vẻ và ít khóc lóc hơn. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, giúp ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, nhiễm khuẩn ở trẻ.

Trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16-18 tiếng/ ngày. Quãng thời gian này có thể là quá nhiều với người lớn, nhưng thực tế lại rất bình thường với nhu cầu ăn ngủ của trẻ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo nếu thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Khi đói, bé sẽ tự động thức dậy đòi bú. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ cần bú sau mỗi 2-3 tiếng. Với những bé uống sữa công thức, khoảng cách giữa các cữ bú có thể lâu hơn.

Trẻ ngủ nhiều có tốt không

Trẻ ngủ nhiều có tốt không

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú: Khi nào mẹ cần lo?

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên cẩn thận với những trường hợp bé ngủ li bì, liên tục không thức dậy đòi bú, hoặc chỉ dậy khi “dấm đài” và tiếp tục ngủ. Những trường hợp này nếu kéo dài liên tục có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít càng sớm càng tốt.

Tham khảo: Có nên quấn bé sơ sinh khi ngủ

Trẻ ngủ nhiều có tốt không

Mẹ nên cẩn thận những trường hợp bé ngủ nhiều do những nguyên nhân sau đây

Tham khảo thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Làm gì khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít?

Nếu mẹ thấy bé quá “mê ngủ" thì có thể đánh thức bé dậy để cho bé bú. Việc đánh thức này sẽ không làm bé mất ngủ hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Bé có thể trở lại giấc ngủ rất nhanh. Để đánh thức bé, mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Mẹ cho bé bú ngay khi đang ngủ: khi đặt ti mẹ ngay miệng, bé sẽ có phản xạ mút tự nhiên. Bé sẽ dần tỉnh ngủ và bắt đầu cữ bú của mình.
  • Cởi bớt khăn quấn: khi được “úm" kỹ, bé sẽ có cảm giác ấm áp và ngủ rất ngon. Vì vậy, để đánh thức bé, mẹ chỉ cần bỏ bớt lớp khăn quấn bé thật nhẹ nhàng. Khi đó, bé sẽ từ từ thức dậy và mẹ có thể bắt đầu cho bé bú.
  • Chạm nhẹ vào bé: mẹ có thể chạm vào má hoặc tay bé để làm bé thức giấc. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, chỉ cần một cái chạm nhẹ, dù đang ngủ say bé cũng cảm nhận được.
  • Lau người cho bé: nếu bé ngủ quá sâu, mẹ có thể dùng khăn mềm, thấm nước ấm và lau nhẹ vào tay, chân, lưng hoặc mông bé để bé thức giấc

Đối với những trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít hoặc bỏ bú lâu ngày do bệnh lý mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ bú ít, ngủ nhiều nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi trẻ ngủ quá nhiều mẹ nên đánh thức con cách 2 - 3 giờ/lần để cho con bú. Mẹ cũng lưu ý khi trẻ dưới 4 tuần không nên để con nhịn lâu hơn 4 - 5 giờ.

Như vậy, khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều mẹ nên đánh thức trẻ để con không bị đói nhé!

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:

 Trẻ ngủ nhiều khi nào cần đánh thức dậy bú. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và giấc ngủ đó là ban ngày hay ban đêm.

  • Nếu trẻ ở độ tuổi sơ sinh, bạn sẽ đánh thức trẻ mỗi 2 giờ vào ban ngày, cho bú mà không cần đánh thức mỗi 2 - 3h vào ban đêm.
  • Nếu trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi: Ban ngày trẻ ngủ từ 4 - 6 giờ chia làm 2 cữ, bạn sẽ đánh thức trẻ dậy để bú nếu trẻ ngủ ngày quá 3 giờ. Ban đêm thì bạn chỉ cho trẻ bú mà không đánh thức mỗi 3 giờ.
  • Nếu trẻ trên 6 tháng, ban đêm không cần đánh thức để cho bú, trẻ có thể ngủ nguyên đêm. Ban ngày trẻ sẽ ngủ từ 2 - 4 giờ, đánh thức trẻ dậy nếu trẻ ngủ quá 2 giờ nhé!
  • Hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Bố mẹ có thể xem thêm thông tin về sự phát triển của trẻ sơ sinh và cách chăm sóc bé sơ sinh tại chuyên mục Chăm sóc bé tại website Huggies.com.vn. Ngoài ra, nếu mẹ còn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!

    Có rất nhiều mẹ mắc phải nghi vấn trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Trước khi lo lắng rằng trẻ đang có vấn đề, cha mẹ hãy xem có phải do chính mình đã gây ra thói quen ngủ nhiều ở trẻ.

    Trẻ ngủ nhiều có tốt không

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

    Trẻ sơ sinh có giấc ngủ không giống với người lớn. Chu kỳ ngủ của trẻ ngắn hơn so với người lớn, chỉ khoảng 20-50 phút. Trong mỗi chu kỳ ngủ sẽ chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn ngủ sâu (non-REM) và giai đoạn ngủ động (REM). Giai đoạn ngủ động của trẻ rất nhiều, chiếm đến 50% thời gian chu kỳ ngủ.

    Chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh

    Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng? Trong mỗi chu kì ngủ, em bé sẽ có 10 đến 15 phút ngủ sâu. Sau đó là 10-15 phút ngủ động. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày? Một giấc ngủ của em bé kéo dài từ 2 đến 4 giờ sẽ bao gồm nhiều chu kì ngủ liên tiếp như vậy.

    Trong giai đoạn ngủ động, bé dễ giật mình, thức giấc khi có tiếng động mạnh hay ọ ọe vặn vẹo người. Điều này làm chúng ta cảm thấy bé khó ngủ, không ngủ được, lo lắng không biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ ngủ không sâu giấc có sao không, có thiếu chất gì không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

    Đây là một sự hiểu lầm trong giấc ngủ của trẻ. Pha ngủ động này rất tốt và cần thiết giúp cho não bộ của trẻ phát triển một cách tối ưu nhất. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa sinh tồn, pha ngủ động sẽ giúp trẻ dễ thức giấc hơn và khóc để báo hiệu cơ thể có nhu cầu hay cảnh báo về sức khỏe như đói quá, nóng bức, lạnh quá hay bị đau ở đâu đó. Điều này sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện để có thể xử trí kịp thời.

    Thời gian thức giấc của trẻ

    Trong những tháng đầu đời sơ sinh, khoảng thời gian thức giữa 2 giấc ngủ của trẻ trung bình là từ 30 phút đến 1 giờ. Do nhu cầu của trẻ là khác nhau, nên có trẻ thời gian thức sẽ ít hơn làm các giấc ngủ như liên tiếp nhau. Khi đó, chúng ta thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều và thường thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

    Trẻ ngủ nhiều có tốt không

    Trẻ sơ sinh, khoảng thời gian thức giữa 2 giấc ngủ của trẻ trung bình là từ 30 phút-1 giờ

    Lúc này, cha mẹ nên chú ý trò chuyện với bé nhiều hơn và nên cho bé bú sữa vào khoảng thời gian này. Một số bé thì thời gian thức lại dài hơn, sau đó khó quay lại giấc ngủ, thời gian ngủ trong ngày chỉ khoảng 12-14 giờ.

    Mẹ nên nhớ là chúng ta không nên định lượng giấc ngủ của trẻ nhiều hay ít bằng cách so với một đứa trẻ khác. Trẻ ngủ đủ theo nhu cầu riêng của trẻ thì sẽ phát triển khỏe mạnh, vui vẻ mà ít cáu gắt khó chịu. Trường hợp con bạn ngủ ít hơn 10 giờ một ngày, mẹ cần thăm khám bác sĩ trực tiếp để tìm nguyên nhân.

    Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?

    Những em bé sơ sinh thường bú rất nhiều và ngủ cũng rất nhiều. Có những lúc, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú, có nên đánh thức bé dậy không? Đêm bé ngủ xuyên đêm không dậy bú, liệu có nên đánh thức bé dậy để bú đêm không? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế giấc ngủ của trẻ.

    Trong tháng đầu tiên, mẹ cần cho trẻ bú bất cứ lúc nào bé đói nhưng thông thường là từ 1,5 – 2 giờ vào ban ngày và 3,5-4 giờ vào ban đêm cho một cữ bú. Từ 8-12 cữ trong vòng 24 giờ/ngày.
    Trung bình một em bé sơ sinh sẽ cần được cung cấp 600ml sữa/ngày (2 tuần đầu ít hơn từ 300-400ml). Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, có thể ngủ quên và nhiều mẹ cho rằng bé ngủ sâu giấc không nên làm phiền. Tuy nhiên, mẹ cần biết dạ dày bé rất nhỏ nên bé sẽ nhanh đói thường xuyên.

    Trẻ ngủ nhiều có tốt không

    Những em bé sơ sinh thường bú rất nhiều và ngủ cũng rất nhiều

    Như vậy, trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không dậy bú mẹ cần chú ý. Ban ngày, nếu bé ngủ quá 2-3 giờ thì cần đánh thức bé dậy cho bú và ban đêm từ 4-5 giờ. Qua tháng đầu sau khi sinh, chúng ta sẽ không cần đánh thức trẻ dậy bú vào ban đêm nữa nếu thấy lượng sữa ban ngày bé bú đã đủ và việc đi tiêu, đi tiểu, tăng cân của bé vẫn bình thường.

    Thông thường qua 3 tháng tuổi, đa phần bé đã nhận đủ năng lượng vào ban ngày nên có thể ngủ 5-6 giờ vào ban đêm. Và lý tưởng là bước tiếp theo bạn sẽ luyện tập cho bé ăn vào ban ngày và ngủ xuyên đêm khi bé được 6 tháng tuổi.

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không?

    Đang còn ẵm ngửa, trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Theo tính toán của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhi khoa, thời gian quy định ngủ của trẻ dưới 1 tuổi về cơ bản sẽ theo các mức độ:

    Tháng tuổiNgủ ngàyNgủ đêmTổng thời gian ngủTrẻ sơ sinh 1 tháng tuổi8 giờ8 giờ16 giờTrẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ5 giờ10 giờ15 giờBé 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng3.5 giờ11 giờ14.5 giờTrẻ sơ sinh 9 tháng tuổi3 giờ11 giờ14 giờTrẻ sơ sinh 12 tháng tuổi2,5 giờ11 giờ13,5 giờ

    Đương nhiên, với các nghiên cứu chỉ mang tính tương đối. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày và đêm có sự thay đổi.

    Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng mỗi ngày là đủ? Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Vì vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ. Mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bởi việc đánh thức trẻ dậy ăn cháo, ăn bột hay uống sữa.

    Với những trẻ ngủ xuyên đêm đến sớm, vẫn tăng cân và không có biểu hiện gì bất thường, mẹ cứ để đến khi trẻ đói sẽ tự thức dậy đòi ăn. Ngay từ lúc trẻ vừa lọt lòng, mẹ có thể hình thành thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen nếp. Tránh tuyệt đối không ngủ giờ giấc “vô tội vạ” sẽ gây ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

    Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không?

    Theo tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới, trẻ sơ sinh sẽ mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên và bắt đầu tăng cân đều đặn sau 2-3 tuần. Cân nặng sau khi sinh sẽ tăng gấp 2 lần khi trẻ được 4 tháng tuổi và tăng gấp 3 lần khi trẻ 13 tháng tuổi đối với bé trai và 15 tháng đối với bé gái.

    Trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều, chậm tăng cân liên quan đến việc bú nhiều hay ít sau đó mới tính đến chuyện hấp thu dinh dưỡng hay không. Trẻ ngủ nhiều sẽ khiến cho việc bú sữa bị gián đoạn. Bé chỉ nên bú một lượng nhỏ và nhanh chóng rơi vào giấc ngủ, kéo dài liên tục sẽ khiến trẻ dễ sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

    Chuyện ăn, ngủ của trẻ sơ sinh bao giờ cũng cần mẹ đặt mình trong tâm thế phải lo sốt vó vì trẻ con ngày chơi, đêm sốt là bình thường. Câu hỏi “Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không” không đáng lo ngại bằng các triệu chứng đi kèm đúng không mẹ? Chính vì vậy, mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu trẻ vẫn bú đủ, tăng cân đều nhé!

    Tại sao em bé ngủ nhiều?

    Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no. Trong một số trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻtrẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ đủ tháng.

    Trẻ em ngủ như thế não là tốt?

    Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì trẻ chỉ ngủ được khoảng 10 tiếng. Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

    Trẻ buồn ngủ nhiều là bệnh gì?

    Ngủ li bì tình trạng sức khỏe giấc ngủ không đảm bảo, dẫn đến nhiều hệ luỵ trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Bé thường sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, mắt lờ đờ, không tỉnh táo. Bé có các thao tác đi lại, hoạt động không hoạt bát, chậm chạp hơn hằng ngày. Biểu hiện này khá nguy hiểm, ba mẹ cần lưu ý.

    Trẻ sơ sinh ngủ quên ăn phải làm sao?

    Lúc này mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Nghiệm trọng hơn so với các nguyên nhân khiến trẻ ngủ nhiều không chịu dậy bú do viêm màng não. Đây căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của trẻ nên yêu cầu mẹ nên tìm hiểu để có thể phát hiện sớm nhất nếu như trẻ không may mắc phải.