Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi uống bao nhiêu sữa

Khi bé 6 tuần tuổi được xem như bước ngoặt với nhiều phụ huynh. Vì giai đoạn sơ sinh đã qua, mọi thứ bắt đầu ổn định hơn. Mẹ có thể thấy vài tuần vừa qua trôi qua khá tẻ nhạt. Có vẻ như mẹ chỉ ngồi và nhìn con mỗi ngày. Nhưng hãy chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi rất lớn của bé trong tuần này.

Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Nếu con bú sữa mẹ, mẹ bắt đầu thấy bé 6 tuần tuổi không hay đòi ăn như các tuần trước đó. Khoảng cách giữa các bữa bú dài ra hơn, dễ canh hơn. Nếu trước giờ bé chỉ bú một bên ngực thì đây là lúc bé có nhu cầu bú cả 2 bên cho mỗi bữa bú. Vì bé bắt đầu lớn hơn và nhu cầu năng lượng cho cơ thể cũng thay đổi theo.

Nếu bé bú bình, mẹ sẽ thấy thể tích mỗi lần bú tăng lên vì bé đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Lượng sữa mẹ nên cho bé bú mỗi ngày là 150ml cho mỗi kí lô cân nặng của bé. Mẹ cũng không cần lo lắng nếu bé bú ít hơn hoặc nhiều hơn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và điều dưỡng, đồng thời nhờ họ giúp cân đo và theo dõi biểu đồ phát triển của bé. 

Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

  • Mẹ không phải lo lắng nếu bé chỉ ngủ những giấc ngắn nhé. Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, mỗi giấc ngủ của bé thường chỉ khoảng 20 phút. Hãy cố gắng đừng lạm dụng việc ru ngủ, hay đu đưa vỗ về để dỗ bé ngủ, hãy để bé nằm vào nôi và tự ngủ.
  • Vì sự an toàn của bé 6 tuần tuổi, hãy đảm bảo rằng bé luôn nằm ngủ trong tư thế nằm ngửa. Hãy cho bé nằm sấp vài lần mỗi ngày khi bé thức. Mẹ phải theo dõi sát và đừng cho bé nằm sấp lâu, chỉ vài phút mỗi lần là đủ. Dần dần, bé sẽ nằm được lâu hơn và mẹ sẽ thấy cổ và thân trên của bé khoẻ hơn nhiều. 

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng

Hoạt động và sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

  • Trong 6 tuần đầu tiên, bé có thể tăng khoảng 500g đến 1kg. Tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau, nhưng mẹ dễ dàng nhận ra quần áo bé rất nhanh chật đúng không?
  • Mẹ cũng không cần lo lắng nếu con tăng cân nhiều ở một giai đoạn nào đó. Đánh giá cân nặng của bé sau vài tuần hoặc mỗi tháng thì kết quả sẽ chính xác hơn. Không nên so sánh con với các bé cùng tuổi vì điều này không giúp ích gì ngoài việc làm mẹ lo lắng hơn thôi.
  • Ở giai đoạn 6 tuần tuổi, bé bắt đầu biết cười và có những phản ứng với sự chăm sóc, nựng nịu của mẹ. Nụ cười là cách giao tiếp hiệu quả nhất giữa mẹ và bé nhất là khi bé chưa phát triển kỹ năng nói và biểu đạt. 

Trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi quấy khóc 

Với nhiều bé, 6 tuần tuổi trở đi là lúc bé bắt đầu thức nhiều hơn và hiếu động hơn. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu quấy khóc nhiều. Dù vậy, các nhà chuyên môn vẫn chưa tìm được lý do để giải thích hiện tượng này.

Một số chuyên gia tin rằng bé 6 tuần tuổi trở nên dễ bị kích thích hơn. Bé quấy khóc mỗi khi lo lắng. Quá mệt mỏi, không thoải mái, nhàm chán, đói bụng hoặc thích gây chú ý đều làm bé quấy khóc được.

Hầu như không có cách nào chắc chắn và luôn luôn hiệu quả để dỗ bé nín cả. Nhưng đa số các bé đều thích được mẹ ôm ấp, vỗ về và đu đưa. Các bé không thể diễn tả cảm xúc nên rất phụ thuộc vào mẹ.

Bé luôn cần sự giúp đỡ của mẹ để được an toàn và có cảm giác chắc chắn. Vì bé chưa phân biệt được ngày và đêm nên mẹ cần túc trực với bé 24 tiếng/ngày.

Sẽ có những lúc mẹ không thể lý giải tại sao con mẹ khóc. Mẹ nên kiểm tra dựa trên các lý do nêu ở trên nhé. Sự thật là tìm ra lý do tại sao không phải dễ. Thông thường, bé sẽ bình tĩnh lại sau khi được bú, đu đưa, dỗ dành, tắm nước ấm và mát xa bụng. Có thể những lúc này, mẹ sẽ cần đến sự hỗ trợ của chồng mình, gia đình hoặc bác sĩ. 

Vệ sinh cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi 

Mẹ vẫn vệ sinh thân thể cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi theo chu kì bình thường như trước đó. Tuy nhiên, mẹ sẽ dần nhận ra, khi trẻ bắt đầu lớn, số lần phải thay tã giảm dần đi nhiều do số lần trẻ đi vệ sinh ít đi và khoảng cách giữa các lần đi lâu hơn, nhưng thường là lượng nhiều hơn.  

Cảm xúc của mẹ khi con được 6 tuần tuổi

Mẹ có thể sẽ mệt mỏi và kiệt sức. Lúc 6 tuần tuổi, bé ngủ giấc ngủ dài và liên tục hơn trong đêm, cho phép mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn. Nhưng mệt mỏi là việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống của những ai mới làm cha làm mẹ, bạn sẽ mất vài tháng để làm quen với cảm giác này.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh và kiệt sức khá giống nhau. Nhiều phụ nữ sợ rằng họ đang bị trầm cảm khi có nhiều lo lắng và buồn phiền. Nếu nghi ngờ, mẹ có thể tự kiểm tra theo danh sách các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Ngoài ra, mẹ có thể đến bác sĩ sản khoa của mẹ để tư vấn thêm.

Quá trình hồi phục thể chất của mẹ sau sinh 

Đây là thời điểm mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra lại thể trạng sau sinh. Lúc bé 6 tuần tuổi thì tử cung và các cơ quan bên trong đã trở lại bình thường như trước khi mang thai. Nếu mẹ vẫn còn chảy máu hoặc lo lắng, mẹ nên thông báo với bác sĩ để kiểm tra kỹ hơn.

Một số lời khuyên cho mẹ có con 6 tuần tuổi

  • Nhớ luôn mang theo nhiều tã, quần áo và bình sữa mỗi khi đi ra ngoài cùng bé.
  • Bé lúc này rất thích thú được đặt trong xe đẩy và cùng mẹ đi dạo ngắm nhìn phong cảnh bên ngoài đấy.
  • Hãy bắt đầu tập thói quen đọc truyện cho bé. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy đọc 1 câu chuyện và lăp lại nhiều lần kể cả đến khi bé đã đủ lớn và tự đọc được, bé sẽ có thói quen ngủ lành mạnh hơn và không quấy khóc đấy.
  • Đừng cho bé đi giầy vào lúc này, vì chúng có thể làm đau chân bé. Mẹ có thể cho bé mang vớ hoặc bao chân cotton.
  • Phân của bé có thể có nhiều màu sắc khác nhau, nhưng nếu thấy trong phân có máu hoặc bé đi ra phân màu trắng hoặc đen, thì mẹ cần phải đưa bé tới bác sĩ ngay. 
Tham khảo: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

  • Bé 6 tuần tuổi rất hay ngọ ngoạy khi thay đồ, vì vậy mẹ hãy đặt bé lên bàn thay tã hoặc mặt phẳng không quá cao để tránh việc bé bị té ngã.
  • Theo What To Expect, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo không nên để trẻ tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Khi muốn cho con ra ngoài, hãy trang bị đủ quần áo bảo hộ chống nắng cho bé như: mũ (nón) che, áo dài tay, quần nhẹ và tất. Khi cho bé ra ngoài, ngay cả khi đến những nơi râm mát, hoặc bé chỉ nằm trong xe đẩy, mẹ vẫn nên thoa kem chống nắng cho bé (kể cả đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi). Hãy thoa kem đều bất kỳ vùng da hở nào của bé, hạn chế thoa kem nhiều ở tay bé vì trẻ sơ sinh rất thích đưa tay vào miệng, mẹ có thể thoa nhẹ ở mu bàn tay bàn tay bé là được. 

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh còn lưu ý thêm rằng:

Hiện nay, việc phơi nắng không còn được khuyến cáo vì nguy cơ ung thư da về sau. Do đó, thuốc vitamin D dạng uống là giải pháp thay thế cho phơi nắng để cung cấp vitamin D cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ đừng quên mỗi ngày cho trẻ uống 1 giọt vitamin D (400ui) để giúp hệ cơ xương và miễn dịch khỏe mạnh nhé.

Mẹ cũng đừng quên tham khảo thêm thông tin về Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi hay  Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo tuần nhé.

Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh luôn là một trong những vấn đề quan trọng, được các mẹ chăm con 0-12 tháng quan tâm nhiều nhất. Tùy theo từng tháng tuổi các bé sẽ cần một lượng sữa nhất định, vậy làm sao mẹ có thể biết được lượng sữa chuẩn cho con? Mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất mẹ nhé.

1. Về lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi

Nguồn sữa đầu tiên đặc biệt là sữa mẹ là cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với những mẹ có lượng sữa ít hoặc không đủ cung cấp cho nhu cầu của trẻ thì bé buộc phải uống thêm sữa ngoài. Với cả 2 trường hợp, việc biết trẻ cần bao nhiêu sữa là rất quan trọng. Vậy, làm thế nào để mẹ có thể biết rằng bé cần bao nhiêu lượng sữa thì đủ no, cụ thể, mẹ có thể tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ như dưới đây:

1.1 Bảng lượng sữa những ngày đầu tiên cho trẻ sơ sinh

Trên thực tế, không có một con số cụ thể nào để xác định đúng lượng cho trẻ sơ sinh, vì mỗi bé khi sinh ra đều có riêng cho mình một tiêu chuẩn phát triển. Tuy nhiên, không phải là hoàn toàn không có cách xác định lượng sữa cho con, mẹ hoàn toàn có thể tùy thuộc vào thời gian ăn, sự phát triển của bé tham khảo bảng gợi ý lượng sữa cho trẻ sơ sinh dưới đây và để xác định nhé.

Vì trong những ngày đầu tiên mới chào đời, dạ dày của con còn rất nhỏ nên chỉ bú được từng ít sữa một. Mẹ nên lưu ý cho con uống 8 – 12 cữ mỗi ngày và mỗi cữ cách nhau 2 tiếng nếu bé bú mẹ và 3 tiếng nếu bé uống sữa công thức. Bên cạnh đó, bảng lượng sữa trên chỉ mang tính chất tương đối, và mẹ có thể tăng hoặc giảm lượng sữa nếu thấy bé quấy khóc đòi ăn hoặc nhè sữa ra mẹ nhé.

1.2 Bảng lượng sữa cho trẻ bắt đầu từ tuần thứ 2 – 3 tháng tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, cơ thể của bé cũng đã quen dần với mọi thứ xung quanh và kích thước dạ dày cũng dần lớn lên. Vì thế, lượng sữa cho bé ở giai đoạn này sẽ là:

1.3 Bảng lượng sữa cho bé từ 4 đến 6 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé đã có nhiều hoạt động hơn như cười đùa, lật và nhìn theo mọi người. Do đó, lượng sữa và cữ bú của bé cũng sẽ được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu phát triển của mình. Lượng sữa được khuyến cáo cho bé đó là:

1.4 Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng tuổi

Đây được có là giai đoạn mà bé có những phát triển vượt trội nhất. Sự phát triển đó của bé đồng nghĩa với việc sữa mẹ không còn đáp ứng được đủ nhu cầu thiết yếu của con. Do đó, bé cần được ăn dặm thêm từ cháo, bột ăn dặm và các loại hoa quả, rau củ khác,… Nếu như mẹ không bổ sung được đủ chất và đúng cách về khẩu phần ăn của con, điều này sẽ khiến quá trình phát triển của bé bị chậm loại , chững cân và một số những biểu hiện bệnh lý khác.

Tuy là bé đã có thể ăn dặm, nhưng lượng sữa ở thời gian này cũng vô cùng bổ ích. Lượng sữa được khuyến cáo đó cho bé ở giai đoạn này, đó là:

2. Về lượng sữa cho bé theo cân nặng

Ngoài những cách tính lượng sữa và bảng lượng sữa theo tháng như ở trên thì mẹ có thể dựa vào cân nặng của con để theo dõi và cho bé bú đủ mỗi ngày. Nếu còn thắc mắc mẹ có thể áp dụng theo cách tính được Baby Brezza giới thiệu ở bên dưới nhé:

2.1 Bảng lượng sữa cho con theo cân nặng.

Tùy theo cân nặng mà bé sẽ có những tiêu chuẩn về lượng sữa khác nhau. Bảng dưới đây mang tính chất tham khảo, mẹ có thể xem qua và căn cứ thêm vào tình hình thực tế khi chăm bé, để có thể cho bé bú/ uống thêm hoặc là ít hơn tùy vào nhu cầu của con, mẹ nhé.

2.2 Cách tính lượng sữa cho con theo cân nặng theo cân nặng

Theo thông tin từ bệnh vện Từ Dũ, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ có cách tính lượng sữa như sau:

  • Lượng sữa mỗi ngày của bé sẽ tính theo công thức:

Lượng sữa (ml) = cân nặng x 150

Ví dụ: Bé có trọng lượng là 4 kg, thì:

4kg x 150 = 600 ml sữa/ ngày

  • Lượng sữa ở mỗi cữ của bé:

Thể tích dạ dày của bé (ml) = cân nặng x 30.

Ví dụ: Bé có cân nặng 4kg, thì thể tích dạ dày của bé là: 4kg x 30 = 120ml

Sau khi đã có thể tích dạ dày, mẹ chỉ cần x với 2/3 là sẽ ra lượng sữa ở mỗi cữ ăn.

Ví dụ: Thể tích dạ dày của bé là 120ml, thì mỗi cữ bé ăn được: 120ml x 2/3 = 80 ml sữa/ cữ

3. Dấu hiệu để mẹ nhận biết khi nào bé đói sữa

Để mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc cho bé bú thì việc để ý những biểu hiện khi con đói sữa là việc hết sức cần thiết. Vì vậy, mẹ cần biết được những biểu hiện cụ thể khi bé đang đòi bú và chủ động cho con bú sớm hơn.

  • Bé bắt đầu có những động tác như ngọ nguậy, quay đầu và đưa miệng về phía ngực mẹ.
  • Bé có hành động đưa tay lên miệng hoặc chúm chím miệng như đang bú.
  • Nếu mẹ đưa tay chạm nhẹ vào miệng con sẽ thấy con quay đầu và há miệng.

Khi nào thì mẹ biết con đã bú no

Khi bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết cho bản thân mình, con cũng sẽ có những biểu hiện giúp mẹ dễ dàng nhận biết. Và mẹ biết không, nếu con đã no mà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú thì bé sẽ bị khó tiêu hoặc nôn/ trớ hết phần sữa mình đã bú trước đó đấy.

  • Khi bú no con sẽ tự ngưng bú và quay đầu khỏi ti mẹ.
  • Những trẻ đã được bú no sẽ rất dễ bị phân tâm với những thứ xung quanh con.
  • Ngực của mẹ cũng không còn cảm giác cứng hay chảy sữa nữa.
  • Đôi khi con cũng sẽ ngủ quên và nhả núm vú ra ngoài.

5. Những lưu ý dành cho mẹ khi cho bé bú

Việc cho bé bú tưởng chừng như đơn giản và là một bản năng của người mẹ. Nhưng những lưu ý liên quan đến vấn đề này mẹ cũng cần phải nắm rõ để con yêu có thể nhận được những dòng sữa trọn vẹn nhất.

  • Trong mỗi cữ, mẹ không nên cho trẻ bú quá 2/3 thể tích của dạ dày, nếu không, bé sẽ bị ọc và trớ sữa. Để an toàn thì sau khi bú nếu mẹ vẫn thấy trẻ đói thì nên vỗ ợ hơi rồi cho bé bú tiếp.
  • Tùy vào nhu cầu của mỗi trẻ mà mẹ hãy cân nhắc có nên cho bé bú thêm cử đem hay không. Bởi lẽ, bé cần ngủ đủ giấc và đúng cử từ 10 giờ đêm – 3 giờ sáng nhằm đáp ứng sự phát triển trí não và thể trạng của mình.
  • Trong khoảng 72 giờ đầu tiên, mẹ sẽ tiết ra lượng sữa non với rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt, lượng sữa này có thể tăng cường hệ miễn dịch của bé yêu trong suốt 6 tháng đâu tiên.
  • Nếu trẻ không chịu bú theo cữ, mẹ cũng không nên ép trẻ quá mà mẹ có thể dựa vào nhu cầu để cho trẻ bú. Không nên quá ép bé mà tạo nên tâm trạng sợ hãi, bỏ bú.
  • Khoảng 2 tuần đầu tiên khi sinh, trẻ sẽ có hiện tượng sụt cân sinh lý vì chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, bé sẽ tăng cân lại bình thường sau hơn 1 tuần nên mẹ đừng quá lo lắng nhé.
  • Đối với trẻ sinh non và nhẹ cân thì trong giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi, mẹ không nên thực hiện việc cho bé ăn hoàn toàn theo nhu cầu mà không có sự theo dõi về lượng sữa bé ăn. Trong trường hợp này, mẹ cần có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để có một lịch ăn phù hợp với trẻ sinh non để bé có thể theo kịp đà tăng trưởng.

Mang thai và chăm con là những điều thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Để điều đó trở nên dễ dàng và thoải mái hơn thì với các bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh được Baby Brezza tổng hợp ở trên, hi vọng sẽ giúp ích được thật nhiều cho mẹ. Baby Brezza Chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe, thật hạnh phúc nhé.

Video liên quan

Chủ đề