Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Mục 1

Show

1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931

a) Phong trào trên toàn quốc

-Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội, phong trào cách mạng lên cao, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.

-Tháng 2 đến tháng 4/1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra.

+ Mục tiêu: đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế.

+ Khẩu hiệu:“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến”, “Thả tù chính trị”, …

-Nhân ngày Quốctế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặtcủa phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước,thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới.

-Tháng 6 đến tháng 8/1930, cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trên cả nước.

b) Phong trào ở Nghệ - Tĩnh

-Tháng 9/1930, phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh) …

+Phong trào được côngnhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.

-Ngày12/ 9/1930biểu tình của 8000 nông dân HưngNguyên (Nghệ An):

+Khẩu hiệu:“Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếphàng dài 4 km.

+ Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

- Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi làXô viết.

Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh

Video tư liệu

Video tư liệu về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghê- Tĩnh

Mục 2

2. Xô viết Nghệ - Tĩnh

- Tháng 09/1930, chính quyền Xô Viết được thành lập ở một số huyện tại Nghệ An và Hà Tĩnh như: Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Can Lộc, Nghi Xuân, …

Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (tranh sơn dầu)

- Chính quyền Xô Viết đã thực hiện nhiều chính sách đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.

+Chính trị:Quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.

+Kinh tế:Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo; Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường; Lậpcác tổ chức sản xuấtđể nông dân giúp đỡ nhau

+Văn hóa, xã hội:Xóa bỏ các tệ nạnmê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp. Trật tự trị an được giữ vững.

* Nhận xét:

- Xô viết Nghệ Tĩnhlà đỉnh cao của phong trào 1930 - 1931, là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.

- Trước tác động của phong trào, thực dân Pháp khủng bố dã man.

=> Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảngviên bị bắt ….

- Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước dần lắng xuống.

Video tư liệu

3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)

a) Hoàn cảnh

- Giữa lúc phong trào của quần chúng đang diễn ra quyết liệt, tháng 10/1930Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam họp tạiHương Cảng (Trung Quốc).

b) Nội dung

-Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

-Cử raBan Chấp hành Trung ươngchính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư

-Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

*Nội dung Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

-Đường lốichiến lược và Sách lược:Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏqua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

-Nhiệm vụ chiến lược cách mạng:đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.

-Động lực cách mạng:công nhân và nông dân.

-Lãnh đạo cách mạng:giai cấpcông nhân - Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

-Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Mục 3

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931

a) Ý nghĩa lịch sử

-Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

- Từ trong phong trào, khối liên minh công nông được hình thành.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

b) Bài học kinh nghiệm:Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chứclãnh đạo quần chúng đấu tranh …

Mục 4

5. Mở rộng: So sánh Luận cương chính trị (10/1930) với Cương lĩnh chính trị (2/1930)

*Hạn chế củaLuận cương chính trị (10/1930)

- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.

- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giaicấp và cách mạng ruộng đất.

- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.

* Bảng so sánh:

Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

Mục 5

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931trên toàn quốctrên toàn quốc.

- Những nét chính và nhận xét về Xô viết Nghệ - Tĩnh.

- Hoàn cảnh, nội dung của Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930).

- Nội dung, hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930.

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

- So sánh Luận cương chính trị (10/1930) với Cương lĩnh chính trị (2/1930).

Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duyPhong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

Loigiaihay.com

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

    Tóm tắt mục III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932-1935

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

    Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 91 SGK Lịch sử 12

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 96 SGK Lịch sử 12

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

    Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

  • Trong phong trào cách mạng 1930 -- 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây

    Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

    Tóm tắt mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây?

A.Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.

Đáp án chính xác

B.Tổ chức phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.

C.Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D.Tổ chức tổng tuyển cử tự do bầu chính quyền địa phương.

Xem lời giải

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây?

Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách nào sau đây?

A. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.

B. Tổ chức phong trào Bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ.

C. Thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

D. Tổ chức tổng tuyển cử tự do bầu chính quyền địa phương.

Hướng dẫn

(NB):
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 93 – 94.
Cách giải: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô Viết Nghệ – Tĩnh đã thực hiện chính sách mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân.
Đáp án A

Ngân hàng trắc nghiệm lịch sử

Mục lục

  • 1 Phong trào công nông năm 1930
    • 1.1 Nguyên nhân nổi dậy
    • 1.2 Diễn biến
  • 2 Sự hình thành các Xô viết
  • 3 Bị đàn áp và tan rã
  • 4 Tưởng niệm và di tích lịch sử
    • 4.1 Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh
    • 4.2 Di tích lịch sử
      • 4.2.1 Nghệ An
      • 4.2.2 Hà Tĩnh
  • 5 Trong văn học - nghệ thuật
  • 6 Tham khảo
  • 7 Xem thêm
  • 8 Liên kết ngoài

Phong trào công nông năm 1930Sửa đổi

Nguyên nhân nổi dậySửa đổi

  • Về mặt kinh tế: Chính quyền Pháp ở chính quốc thực hiện việc trút gánh nặng cuộc Đại khủng hoảng lên các nước thuộc địa trong đó có Việt Nam làm cho đời sống người dân bản địa trở nên cơ cực, nhất là ở vùng Nghệ An – Hà Tĩnh, chính vì vậy những người dân ở đây đã phản kháng lại chính sách này để giành quyền dân sinh, dân chủ.
  • Về mặt chính trị: Chính sách khủng bố nặng nề về mọi mặt của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái dẫn đến bầu không khí chính trị thêm căng thẳng và ngột ngạt, từ đó càng làm người Việt Nam thêm bất mãn, phẫn nộ và quyết tâm bạo động chống lại chính quyền Pháp và chính quyền địa phương.

Diễn biếnSửa đổi

Bắt đầu là cuộc biểu tình của người dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An). Vào ngày 12 tháng 9 năm 1930, ước tính có hơn 8.000 nông dân kéo về phủ lị và trương các khẩu hiệu như: Bỏ sưu thuế, bớt giờ làm, chống khủng bố trắng, bồi thường cho các gia đình bị tàn sát trong cuộc bạo động Yên Bái,... thậm chí là chia lại ruộng đất, Đả đảo chủ nghĩa đế quốc, Đả đảo phong kiến.

Đoàn biểu tình này xếp hàng dài hơn 1 cây số, tập trung kéo về thành phố Vinh. Theo mô tả, đi đầu là những người cầm cờ đỏ, đi hai bên là đội viên tự vệ được trang bị các loại dao, gậy. Trên đường đi, đoàn biểu tình có lúc dừng lại để diễn thuyết và chỉnh đốn đội ngũ. Dòng người càng đi càng được bổ sung thêm cho đến khi đến gần Vinh con số đã lên tới 30.000 người và xếp hàng dài tới hơn 4 cây số.

Chính quyền thực dân Pháp đã phản ứng đáp trả mạnh mẽ, họ chủ trương kiên quyết trấn áp. Lực lượng vũ trang đã vào cuộc, thậm chí họ đã huy động cả máy bay ném bom vào đoàn biểu tình làm 217 người chết và 125 người bị thương. Tuy vậy hành động trên, không ngăn được đoàn người biểu tình đấu tranh. Người biểu tình kéo về huyện lỵ, đập phá nhà lao, đốt phá các huyện đường, bao vây đồn lính khố xanh. Điều này đã làm cho hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tan rã hay lung lay ở nhiều huyện, xã. Nhiều viên chức nhà nước như: lý trưởng, tri huyện đã bỏ trốn vì sức ép này. Nhưng cuối cùng cuộc nổi dậy của phong trào này đã bị Nhà Nguyễn và chính quyền Bảo hộ Pháp đàn áp.

Sự hình thành các Xô viếtSửa đổi

Chính quyền Xô viết hình thành ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, một phần huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu (Nghệ An) vào tháng 9 năm 1930; còn ở Hà Tĩnh là các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào tháng 11 năm 1930.

Các Xô viết thực hiện vai trò của một chính quyền thay cho bộ máy chính quyền của thực dân, phong kiến đã bị tê liệt, một số tan rã. Xô viết Nghệ Tĩnh được coi là một hình thức mới về các thức tổ chức chính quyền nhà nước của lực lượng nông dân và công nhân. Nó ra đời ở Nghệ An và Hà Tĩnh nên gọi là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời đòi yêu sách với các chủ xưởng, chủ tàu.[4]

Bị đàn áp và tan rãSửa đổi

Nhận thấy tình hình đã chuyển biến nghiêm trọng và có nguy cơ lan rộng, chính quyền Pháp ở thuộc địa đã tập trung lực lượng để đàn áp tiêu diệt phong trào. Đến giữa năm 1931, thực dân Pháp trở lại thực hiện chính sách khủng bố, trấn áp phong trào này. Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh dần lắng xuống, rồi thoái trào và cuối cùng đi đến thất bại, chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng.

Trong quá trình trấn áp, chính quyền Pháp đã điều động binh lính lập hệ thống đồn bốt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nhằm phong tỏa, bao vây cô lập và tiến đến kiểm soát vùng này. Cùng việc cho lực lượng binh lính đi càn quét, triệt hạ làng mạc, bắn vào lực lượng nổi dậy, quân Pháp còn dùng thực hiện việc chia rẽ mua chuộc một số phần tử trong cuộc biểu tình này.

Ngày 12 tháng 9 năm 1930, thực dân Pháp cho máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (cách Bến Thủy 10km), làm chết 217 người và 120 người bị thương, điều động lính Pháp và lính khố xanh về đóng chốt tại Vinh_ Bến Thủy,cho quân đốt phá, triệt hạ làng mạc. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ, 217 nóc nhà bị đốt cháy, 30 người bị bắn chết. Nhiều cơ quan đầu não của Đảng, các cơ sở trong dân bị phá vỡ, nhiều đảng viên, người biểu tình bị bắt giam hoặc hành quyết. Theo ước tính, có hàng trăm người bị bắt, bị kết án tù giam trong các nhà tù ở Nghệ An, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, và Côn Đảo. [4]

Tưởng niệm và di tích lịch sửSửa đổi

Ngày tưởng niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là ngày 12 tháng 9 hàng năm, đánh dấu bằng sự đàn áp cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên. Hàng năm cứ đến ngày này lại có những hoạt động tưởng niệm phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh như dâng hương tưởng niệm, các chương trình biểu diễn, truyền hình...[5]

Tên Xô Viết Nghệ Tĩnh được đặt cho một số con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Vinh, thành phố Hà Tĩnh... và một cây cầu ở Cần Thơ.

Nhiều chiến sĩ, những người lãnh đạo phong trào đã được phong tặng liệt sĩ, anh hùng, nhiều người tên được đặt cho nhiều con đường, trường học như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Phong Sắc, Lê Mao, Lê Viết Thuật,...

Bảo tàng Xô Viết Nghệ TĩnhSửa đổi

Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh được xây dựng trong thành cổ, trên đất khu nhà lao Vinh trước đây, là nơi từng giam cầm hàng ngàn chiến sĩ cách mạng trong năm 1929 - 1931. Đây là nơi lưu giữ các hiện vật, hình ảnh gốc chứng minh cho phong trào từng địa phương.

Di tích lịch sửSửa đổi

Có nhiều di tích Xô Viết Nghệ Tĩnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp thành. Trong đó phải kể tới:

Nghệ AnSửa đổi

  • Đình Võ Liệt (xã Võ Liệt, Thanh Chương): Đây từng là trụ sở của phong trào cách mạng của làng trong những năm 1930-1931, đặc biệt là nơi diễn ra cuộc họp ngày 1 - 9 năm 1930 để thành lập chính quyền Xô viết đầu tiên;[6]
  • Cụm di tích "làng đỏ Hưng Dũng" (phường Hưng Dũng, Vinh): một trong những nơi tiêu biểu cho phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, một trong nơi mà phong trào phát triển mạnh mẽ nhất. Những di tích tiêu biểu trong cụm di tích: Đình Trung, cây sanh chùa Nia, dăm mụ Nuôi;[7].
  • Khu di tích Bến Thuỷ: nơi đánh dấu sự mở đầu của phong trào công nhân ở Nghệ Tĩnh, hiện nay còn lưu giữ nhiều di tích như: Cồn Mô (nơi đặt Cột cờ Bến Thuỷ; hiện nay đã được xây tượng đài kỉ niệm), ngã ba Bến Thuỷ (nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thuỷ. Hiện nay đã được xây Tượng đài liên minh công nông);[7]
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thái Lão và khu tưởng niệm: Thái Lão là nơi diễn ra cuộc biểu tình ngày 12 - 9 -1930 của nhân dân Hưng Nguyên, Nghệ An và bị chính quyền Pháp đàn áp làm hơn 200 người chết;[8]
  • Mộ các liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh hy sinh ngày 7 tháng 11 năm 1930 (xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu);
  • Đình Lương Sơn: nơi thành lập chính quyền Xô Việt Nghệ Tĩnh ở xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương;
  • Nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa: nơi thành lập chính quyền dân tộc ở Môn Sơn, huyện Con Cuông;
  • Đài tưởng niệm 72 liệt sĩ Xô Viết Nghệ Tĩnh (làng Trụ Pháp, xã Mỹ Thành, Yên Thành) nơi tưởng niệm 72 chiến sĩ cách mạng bị Pháp xử bắn ở Yên Thành;.

Hà TĩnhSửa đổi

  • Ngã ba Nghèn, thị trấn Nghèn, Can Lộc: Nơi ghi dấu cuộc đấu tranh của nhân dân Can Lộc, Hà Tĩnh. Nơi đây có Đài tưởng niệm, tấm bia ghi tên các liệt sĩ và hiện nay là nơi để đặt tượng đài Xô Viết Nghệ Tĩnh
  • Di tích Rộc Cồn, xã Phú Phong, Hương Khê
  • Đình Tứ Mỹ, xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930), Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm đầu tiên của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6-1930, chi bộ Đảng Tứ Mỹ được thành lập do Trần Bình làm Bí thư.
  • Miếu Biên Sơn, xã Hồng Lộc, Can Lộc: Xứ ủy, Tỉnh ủy và Huyện ủy Can Lộc đã chọn miếu Biên Sơn làm trung tâm liên lạc, hội họp, in ấn, cất dấu tài liệu của Đảng.
  • Di tích Nhà cụ Mai Kính, xã Thạch Việt, huyện Thạch Hà: nơi thành lập Tỉnh uỷ Hà Tĩnh và là cơ sở của cách mạng nơi đây.
  • Đền Đô Đài hay đền Bùi Ngự Sử, thuộc xã Đậu Liêu, huyện Can Lộc: nơi liên lạc, hội họp của Ban chấp hành lâm thời của huyện ủy Can Lộc.
  • Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc: nơi tổ chức Đại hội thành lập Chi bộ Đảng Yên Điềm tại chùa.
  • Đình Hoa Vân Hải thuộc làng Vân Hải tổng Cổ Đạm, nay là xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1639, là nơi thờ Thành hoàng của làng. Đây cũng là nơi ra đời tổ Tân Việt Cách mạng Đảng và Đông dương Cộng sản Đảng đầu tiên của vùng Nghi Xuân. Năm 2001 Bộ văn hoá thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Trong văn học - nghệ thuậtSửa đổi

  • Ca khúc Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, được coi là ca khúc đầu tiên của Tân nhạc Việt Nam, lấy cảm hứng từ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (Hồng binh là chỉ những chiến sĩ cộng sản "đỏ"). Về sau lấy cảm hứng từ phong trào còn có những ca khúc nổi tiếng như Tiếng hò trên đất Nghệ An của Tân Huyền.
  • Vở kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh dàn dựng năm 1960, một trong 3 vở kịch múa đầu tiên và kinh điển của Việt Nam, được Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị và Đoàn Văn công Quân đội Miền Nam dàn dựng thành công. Vở kịch múa mô tả phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, hình ảnh anh hùng của những người chiến sĩ cách mạng. Tác phẩm này đã giành được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II (2000) cho tập thể lớp biên đạo múa Cục tuyên huấn và Tổng cục chính trị [9].
  • Bức tranh khổ lớn Xô Viết Nghệ Tĩnh được vẽ bởi nhóm tác giả Nguyễn Ðức Nùng, Nguyễn Sĩ Ngọc, Huỳnh Văn Thuận, Trần Đình Thọ, Phạm Văn Ðôn, Nguyễn Văn Tỵ (Nguyễn Đức Nùng phác thảo) là một bức tranh sơn mài giá trị, hiện đang lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Bernal, Martin (Tháng 8 1981), “The Nghe-Tinh Soviet Movement 1930-1931” (PDF), Past and Present, Oxford University Press, 92: 148–168 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  3. ^ a b Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. “XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH”. Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam. Truy cập 15/9/2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ a b Minh Hải (9 tháng 10 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ” (bằng tiếng Việt). Báo điện tử VnMedia. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài= và |title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |url lưu trữ= và |archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày lưu trữ= và |archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập= và |access-date= (trợ giúp)
  5. ^ “Kỷ niệm 75 năm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2008.
  6. ^ Đình Võ Liệt, Võ Liệt, Thanh Chương
  7. ^ a b “Di tích Lịch sử - Văn hóa”. Trang thông tin điện tử thành phố Vinh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ Đài liệt sĩ Thái Lão
  9. ^ Ngọn lửa Nghệ Tĩnh trên Từ điển bách khoa Việt Nam