Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại vi sao

-  Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là tác phẩm văn học trung đại nên đặc điểm của thi pháp trung đại cần được lưu ý. Tuy nhiên, ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm tự sự lại được phân biệt khá rõ ràng khiến nhiều thầy cô giáo cũng không thống nhất được: Lời của nàng Vũ Nương trong đoạn trích là đối thoại hay độc thoại.
 

Với đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2011 - 2012 của Hà Nội, VietNamNet ghi nhanh các phân tích của những thầy cô giáo dạy văn bậc THPT.


Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 ở Hà Nội năm học 2011- 2012


Thầy Nguyễn Đức Thạch (Trường THPT Chu Văn An, Ninh Thuận): Mọi tranh luận về đáp án nên dựa trên kiến thức sách giáo khoa
Trong ngôn ngữ nhân vật của tác phẩm tự sự, hình thức độc thoại có hai dạng: độc thoại và độc thoại nội tâm. Ở đây, lời nói của Vũ Nương được hiểu là lời độc thoại chứ không phải độc thoại nội tâm hay đối thoại.

Trong thi pháp trung đại, thần linh là một dạng nhân vật siêu nhiên và con người có thể trò chuyện được. Nhưng chỉ những trường hợp đối thoại có sự trao đi đổi lại bằng lời nói mới gọi là đối thoại. Chẳng hạn trong truyện Tấm Cám, Bụt hiện lên hỏi “Vì sao con khóc?” và Tấm trả lời. Đó mới là đối thoại.

Lời của Vũ Nương trong trường hợp này không phải là đối thoại vì nhân vật “Thần sông” hay “trời” không hiện diện ở đó, không trực tiếp nói chuyện với đối tượng của mình mà chỉ do Vũ Nương tưởng tượng ra.

Quan điểm của tôi là “học gì thi nấy” để tránh thiệt thòi cho các em học sinh. Mọi tranh luận về đáp án nên dựa trên kiến thức sách giáo khoa để các em học sinh không hoang mang.



Báo tin sau buổi thi văn. Ảnh: Văn Chung

hầy Phạm Gia Mạnh (Trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội): Độc thoại thì chính xác hơn

Trong đoạn trích được đưa vào đề thi, dấu hiệu về mặt hình thức có từ “than”, tức là lời nói thể hiện ra bên ngoài và dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng. Đây là những dấu hiệu của lời đối thoại.
Trong thi pháp văn học trung đại, thần linh, trời phật là nhân vật siêu nhiên, là một đối tượng mà con người có thể trò chuyện, tâm tình.

Ở đây, lời nói của Vũ Nương chính là lời thề trước thần linh về sự trong sạch của mình. Tuy về mặt hình thức, đây có vẻ như là lời đối thoại nhưng về nội dung là lời tỏ lòng của Vũ Nương, mang tính chất độc thoại. Người xưa thường mang thần linh ra để tỏ lòng khi họ có nỗi oan khuất, không biết tỏ cùng ai, không biết ai có thể lắng nghe và thấu hiểu cho mình. Đối tượng của nàng nói là vô hình, không hiện hữu ngay trước mặt nàng. Vì vậy, mặc dù vũ Nương như muốn đối thoại với thần linh, nhưng nàng cũng đang thề với chính mình, và chỉ có nàng cô độc nghe chính lời nàng nói. Lời của Vũ Nương là lời độc thoại của một tâm hồn cô độc khi bị Trương Sinh từ bỏ.


Cô Đặng Ngọc Phương (Trường THPT Hà Nội- Amsterdam, Hà Nội): Đôi khi không có giới hạn rõ ràng

Tôi nghĩ, chúng ta nên chờ đáp án của Sở GD-ĐT và tôn trọng những gì các em học sinh đã được học. Văn học đôi khi có sự mâu thuận và không phải lúc nào cũng có những giới hạn rõ ràng. Còn theo quan điểm của tôi, lời của nàng Vũ Nương trong đoạn trích của đề thi là độc thoại. Ngôn ngữ nhân vật của tác phẩm tự sự có 3 dạng chính: đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Lời của Vũ Nương là lời đã nói ra ngoài nên không phải là độc thoại nội tâm. Nàng cũng không có sự đối đáp cụ thể với thần linh nên không phải là đối thoại.

Khi dạy trích đoạn “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng tôi cũng rất lưu ý đến ngôn ngữ của nhân vật Thúy Kiều ở đoạn cuối:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

Kiều đang độc thoại, mặc dù ngay trước đó là đối thoại với Thúy Vân. Lời của Kiều có đối tượng giao tiếp là Kim Trọng nhưng ở đây, chủ thể vắng mặt nên đây là độc thoại.

Độc thoại còn là những lời của nhân vật nói với nhân vật được hư cấu và không có sự trao đổi. Theo tôi, lời của Vũ Nương là ở trường hợp này.


Xung quanh những ý kiến trái chiều về ý 1 câu 2 trong đề thi Ngữ văn của kỳ tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, ngày 25/6, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong đề thi có trích dẫn một đoạn lời thoại của Vũ Nương (trong truyện "Người con gái Nam Xương") khi nhân vật này ra bến sông Hoàng Giang than thở với trời đất, thần linh về sự thủy chung, trong sáng của mình, nhưng lại chịu đau khổ vì oan khuất…

Với câu hỏi "Lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại, vì sao", có ý kiến cho rằng đây là lời độc thoại, có ý kiến lại cho là đối thoại. Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định đáp án đúng là lời độc thoại. Đáp án này căn cứ trước hết vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành.

Bên cạnh đó, sách giáo khoa Văn học lớp 9, tập 1, trang 178 cũng khẳng định: Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình, hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời, thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. Đây là những điều đã được thể hiện rõ trong đoạn trích trong đề thi. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho biết, hầu hết học sinh nắm vững kiến thức đều đã chọn đáp án “độc thoại”

Tuấn Minh

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lời độc thoại 3 của vũ nương thể hiện phẩm chất gì

Các câu hỏi tương tự

trong truyện " chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ có đoạn :

''Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương , xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ . Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ.''

a) Trong đoạn trích, lời thoại trên là độc thoại và đối thoại? Vì sao?

b) lời thoại trên của Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua những lời nói đó ta hiển Vũ Nương mong muốn điều gì?Khẳng định những phẩm chất gì?

c) viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo mô hình tổng-phân-hợp trong đó có sử dụng phép thế và tình thái từ để nêu cảm nhận của em về những lời thoại trên

Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ:

"Đoạn rồi nàng tắm gội sạch chay, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ."

a. Trong tác phẩm, lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?

b. Những lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi ngắn gọn khoảng 6 câu suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.

c. Làm nên sức hấp dẫn cũng truyện truyền kì là các chi tiết kì ảo. Hãy nêu hai chi tiết kì ảo có trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương?

Các câu hỏi tương tự

a, lời thoại trên là độc thoại vì nhân vật chỉ nói với chính mình mà không có sự hiện diện , trả lời của nhân vật thứ hai

b, lời thoại được nhân vật nói trong hoàn cảnh bị chồng nghi oan cho tội ngoại tình , vì quá đau khổ mà nghĩ  tới cái chết . Trước khi chết nàng thề nguyền mong trời đất chứng dám cho tấm lòng trong sạc của mình. Qua đó khẳng định phẩm chất  thủy chung son sắt của nàng

c, 

chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện

- vũ nương tự vẫn nhưng rồi lại được ling phi cứu giúp

- vũ nương hiện về khi trương sinh lập đàng giải oan : cờ hoa, võng lọng rực rỡ , lúc ẩn lúc hiện , bóng loang loáng , mờ dần ( đặc sắc nhất)

Video liên quan

Chủ đề