Trữ sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc vắt và trữ sữa là điều cần thiết, không chỉ giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa mà còn để phòng khi mẹ thiếu sữa, đi làm… còn vẫn có đủ sữa mẹ. Tuy nhiên sữa mẹ vắt ra để được bao lâu, cách bảo quản sữa mẹ thế nào để giữ nguyên dưỡng chất vẫn là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc.

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu

Sữa mẹ dồi dào năng lượng và giàu dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ các chất đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin, muối khoáng có tỉ lệ cân bằng tự nhiên đồng thời hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Chính vì vậy các chuyên gia y tế trên thế giới đều khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.

Cho con bú trực tiếp dòng sữa thơm ngon từ ngực mẹ là tốt nhất nhưng trong một số trường hợp như mẹ vắng nhà hoặc bé bú không hết thì mẹ buộc phải trữ sữa vào bình hoặc túi để tích trữ. Tuy nhiên sữa mẹ cũng có thời hạn sử dụng, nếu để ngoài môi trường quá lâu thì vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển, sữa mẹ có nguy cơ biến chất. Khi đó bé uống vào có thể bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời

Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời hạn bảo quản của sữa mẹ như sau:– Nếu ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C thì sữa mẹ đã vắt ra chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ đồng hồ.– Nếu ở phòng điều hòa dưới 26 độ C thì thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.– Nếu sữa mẹ đã vắt được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C thì thời gian gian bảo quản có thể lên tới 2 ngày.– Nếu trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh thì thời hạn sẽ là:Đối với loại tủ mini chỉ có 1 cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát thì bảo quản được trong 2-3 tuần. Vì hoạt động đóng mở cửa tủ sẽ làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục.Đối với loại tủ 2 cánh (có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát) thì sữa mẹ đã vắt ra có thể để được 3 tháng.Đặc biệt nếu sữa mẹ bảo quản trong tủ đông chuyên dụng (nhiệt độ <-18 độ C) thì có thể trữ sữa trong 6 tháng đến 1 năm.

Như vậy có thể thấy sữa mẹ có thể bảo quản được khá lâu nếu mẹ thực hiện đúng cách.

2. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

Ngoài việc hiểu rõ thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra, các mẹ cũng cần nắm chính xác những dấu hiệu nhận biết sữa đã bị hỏng để loại bỏ kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Các mẹ lưu ý, sữa mẹ còn dùng được sẽ có mùi thơm nhẹ, ngậy, béo, vị nhạt. Nếu để lâu sẽ bị phân tách thành từng lớp riêng biệt (lớp nước và lớp chất béo). Tuy nhiên dấu hiệu phân tách lớp này là bình thường không đáng lo ngại. Còn sữa mẹ bị hỏng sẽ có mùi chua, mùi men khó chịu, bị vón cục. Trẻ uống phải sữa mẹ đã bị hỏng, biến chất sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa.

3. Hướng dẫn vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách

Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn vệ sinh cũng như giữ nguyên hàm lượng vi chất trong sữa của mẹ sau khi đã vắt ra bên ngoài không khó. Chỉ cần mẹ ghi nhớ một số lưu ý sau đây khi vắt và bảo quản sữa mẹ.

3.1. Cách vệ sinh dụng cụ hút sữa và túi/hộp trữ sữa

Trước mỗi lần sử dụng mẹ đều phải vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa và hộp trữ sữa như sau:– Dùng chổi hoặc miếng cọ rửa chuyên dụng vệ sinh sạch với nước lạnh.– Để khô tự nhiên.

– Trước khi sử dụng tiệt trùng lại bằng nước sôi.

Mẹ lưu ý chỉ nên trữ sữa trong hộp bằng thủy tinh, nhựa cứng (không BPA) có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.

Trước khi vắt sữa để trữ đông mẹ cần vệ sinh sạch dụng cụ hút sữa, hộp/túi đựng, tay và bầu ngực

3.2. Cách vắt sữa mẹ

– Ngoài việc vệ sinh dụng cụ hút sữa và hộp trữ sữa, mẹ cũng cần vệ sinh tay và bầu vú, núm vú thật sạch.– Sữa đã vắt ra mẹ cần làm lạnh ngay.– Tuyệt đối không trữ đông sữa trẻ uống còn dư.

– Không đổ chung sữa mới vắt lẫn sữa đã trữ đông.

3.3. Cách bảo quản sữa mẹ

– Mỗi hộp/túi trữ sữa chỉ nên chứa khoảng 60-120ml sữa tương ứng với 1 cữ ăn của trẻ.– Không nên đổ đầy hộp/túi trữ sữa, cần chừa lại một khoảng trống nhỏ phía trên vì sữa sau khi đông lạnh sẽ chiếm thể tích lớn hơn.– Mẹ nên ghi ngày vắt sữa lên từng hộp/túi trữ sữa để biết hạn sử dụng.

– Trường hợp tủ đá mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đầy đá lạnh để bảo quản.

4. Hướng dẫn rã đông sữa mẹ đúng chuẩn

Sữa mẹ vắt ra được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, trước khi cho bé sử dụng mẹ chỉ cần để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm vào nước ấm cho sữa ấm lên là dùng được. Nếu sữa mẹ bị tách thành các lớp khác nhau thì mẹ chỉ cần xoay nhẹ nhàng để trộn đều các lớp, không nên khuấy hoặc lắc mạnh.

Còn nếu sữa ở trên ngăn đá thì mẹ cần đưa xuống ngăn mát tủ lạnh từ hôm trước để rã đông sau đó mới đưa ra ngoài ngâm nước ấm 40 độ C hoặc làm ấm bằng máy hâm sữa. Lưu ý tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để làm nóng vì điều này sẽ làm biến đổi các chất dinh dưỡng trong sữa.

Sữa đã trữ đông chỉ nên ngâm trong nước ấm, không làm nóng bằng lò vi sóng hoặc đun trực tiếp

Sữa mẹ đã rã đông mà bé sử dụng không hết thì nên bỏ, không cấp đông lại lần nữa. Sữa vắt ra đã trữ đông quá ngày sử dụng cũng không nên cố cho bé dùng vì có thể một số chất đã biến đổi, lượng dinh dưỡng, kháng thể trong sữa cũng bị phá hủy.

Với chia sẻ trên hy vọng các mẹ đã hiểu hơn về vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu và cách bảo quản sữa mẹ đúng chuẩn. Mẹ hãy áp dụng để chăm sóc con được tiện lợi, dễ dàng hơn nhé.

Các bà mẹ hiện đại đều không xa lạ với việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào cho khoa học? Việc hút và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ áp dụng. Nếu mẹ biết cách bảo quản vẫn giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể trong sữa trữ đông cho con.

  • Sữa mẹ giàu hàm lượng chất béo, đường, nước, protein và khoáng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
  • Ngoài ra, sữa mẹ còn có chứa các kháng thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các căn bệnh như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, bệnh hô hấp và dị ứng
  • Trẻ sơ sinh uống sữa mẹ sẽ làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Trong từng giai đoạn, sữa mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.
  • Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn sữa công thức.
  • Cho con bú giúp giải phóng hormone oxytocin, khiến tử cung co bóp. Từ đó, tử cung trở lại kích thước và hình dạng bình thường như trước khi mang thai.
  • Hơn nữa, cho con bú người mẹ sẽ sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh.
  • Ngoài ra, người mẹ sẽ giảm cân dễ dàng hơn khi cho con bú.
  • Cho con bú có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Cách cho con bú kiểu đầu tí bị thụt

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng; kháng thể phù hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu; hay mau sẽ phụ thuộc vào các loại tủ lạnh khác nhau.

Vì sữa mẹ khi đã vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng do nhiệt độ bên ngoài cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.

  • Trong nhiệt độ phòng > 29 độ để sữa được tối đa 1 giờ
  • Nhiệt độ phòng máy lạnh < 26 độ để sữa tối đa 6 giờ
  • Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa tối đa 24 giờ
  • Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ
  • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
  • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) được tối đa 3 tháng
  • Dùng tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ sẽ được tối đa 6 tháng.
  • Không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư. Vì trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
  • Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.
  • Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú.
  • Dùng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa; dùng băng keo giấy hoặc bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi; tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.
  • Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khóa zip hoặc loại bình trữ sữa có bán tại các cửa hàng mẹ và bé. Không nên đựng trong bịch nilông, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.

Cách rã đông khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

  • Nếu sữa cất ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú.
  • Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá ra nên cho vào ngăn mát để tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc. Sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40ºC là có thể cho bé bú.
  • Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho hơi ấm.
  • Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chất kháng thể.
  • Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24 giờ. Nếu bé bú không hết, mẹ cũng nên đổ đi không dùng lại.

Trữ sữa trong tủ lạnh bị đổi màu, mùi có đáng lo?

Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh hoặc trữ đông có mùi tanh, mùi kim loại. Thậm chí sữa mẹ còn có mùi xà phòng hoặc mùi mỡ. Nhiều mẹ thấy mùi lạ đã nhanh chóng đổ bỏ phần sữa này đi.

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Thật ra, sữa có mùi là do tác động của enzyme lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ.

Sữa mẹ mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72ºC trong vòng 2 phút; để ngăn chặn sự hoạt động của enzyme lipase. Sau đó, đổ sữa vào túi hay bình thủy tinh rồi cất vào ngăn mát khi sữa còn nóng để bảo quản như hướng dẫn ở trên.

Các chuyên gia cho biết, cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc mất đi. Vì vậy chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo cách này nếu bé không chịu dùng sữa trữ đông tự nhiên.

Hy vọng với những chia sẻ về bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ cung cấp thêm thông tin cho mẹ bỉm sữa. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về cách nuôi dạy con cái thì hãy truy cập nhanh vào trang MarryBaby nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề