Trước kia đồng bào dân tộc thiểu số 2 du canh, du cư nên đã làm ảnh hưởng tới tài nguyên đất thế nào

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

29/05/2009
Định canh, định cư thực trạng và những vấn đề đặt ra


Cuộc vận động định canh, định cư được triển khai thực hiện từ năm 1968 theo Nghị Quyết số 38-CP ngày 12/3/1968 của Hội đồng Chính phủ về “Công tác định canh, định cư kết hợp với hợp tác hóa đối với đồng bào còn du canh, du cư nhằm thực hiện chính sách dân tộc và đường lối phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi nước ta đến nay đã trải qua gần 40 năm. Vào năm 2004, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Uỷ ban Dân tộc tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác định canh, định cư giai đoạn 1990-2002”, đã đánh giá về những vấn đề tồn tại của công tác định canh định cư tóm tắt như sau:

Đối tượng cần tiếp tục vận động thực hiện định canh, định cư còn nhiều: tính đến năm 2004, trên địa bàn các tỉnh miền núi còn 270 ngàn hộ, trong đó có 15 ngàn hộ còn sống du canh, du cư. Những hộ này là đồng bào dân tộc nằm ở vùng sâu, vùng xa mà Chương trình định canh, định cư vừa qua chưa có đủ nguồn lực để đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn miền núi còn cần bố trí sắp xếp cho 4.000 hộ đồng bào dân tộc đang sống ở vùng thiên tai đe doạ (sạt lở, lũ quét, lũ ống...) và 20.000 hộ di cư tự do đang cư trú ở các khu rừng phòng hộ và đặc dụng đến các vùng đã được quy hoạch.

Diện đã hoàn thành định canh, định cư chưa thật vững chắc: trong số đồng bào thuộc diện vận động định canh, định cư vẫn còn 34% số hộ thiếu đất sản xuất và 40% số hộ thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô. Vì vậy, khi gặp rủi ro, không khắc phục được, cũng rất dễ dẫn đến tái du cư.

Diện vận động định canh, định cư còn lại phần lớn nằm phân tán ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở phức tạp. Đây là địa bàn rất khó tiếp cận Chương trình 135 và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác.

Về chính sách định canh, định cư: từ sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 138 (2000) về “Hợp nhất Dự án định canh, định cư, Dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi vùng cao vào Chương trình 135”. Hợp phần về xây dựng cơ sở hạ tầng của Chương trình định canh, định cư nằm trong dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 135 do Uỷ ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện. Như vậy, về thực chất đối tượng và địa bàn của công tác định canh, định cư đã nằm trong Chương trình 135 và một số đối tượng thuộc Chương trình xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc đưa các nhiệm vụ định canh, định cư vào Chương trình 135 chưa đáp ứng yêu cầu để giải quyết những vấn đề mang tính đặc thù của công tác định canh, định cư với những lý do:

1) Địa bàn tiếp cận của Chương trình 135 là cấp xã có địa giới hành chính rộng. Nguồn lực của Nhà nước cho chương trình có hạn, vì vậy các thôn bản khó khăn nhất là nơi có đối tượng chương trình định canh, định cư khó tiếp cận được sự hỗ trợ của Nhà nước. Hầu hết các công trình hạ tầng được bố trí ở các khu vực trung tâm xa địa bàn sống của đối tượng định canh, định cư.

2) Động lực chính của vấn đề du canh, du cư là vấn đề thiếu đất để giải quyết lương thực. Vì vậy, để giải quyết vấn đề du canh, du cư là giải quyết đất sản xuất lương thực, cải tạo đồng ruộng (chủ yếu là nước cho sản xuất lương thực) và thâm canh cây lương thực. Tuy nhiên, các nguồn lực của Chương trình 135 hiện nay tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng ở cấp xã là chủ yếu, những vấn đề khác được bố trí nguồn vốn ít và trang trải trên địa bàn cả xã, do đó không đủ lực giải quyết những vấn đề bức xúc nhất của định canh, định cư.

3) Chương trình di dân, bố trí dân cư trong những năm qua tập trung giải quyết đầu đến là chủ yếu. Việc dầu tư nhằm ổn định dân cư tại chỗ ở những vùng khó khăn nơi xuất cư để giảm tình trạng di cư tự do của đồng bào dân tộc, một hình thái của du canh, du cư chưa được quan tâm đúng mức.

Từ những tồn tại trên, thực trạng của tình hình du canh, du cư hiện nay có những nét khác biệt là:

- Phạm vì di chuyển của đối tượng du canh, du cư xa hơn trước đây và trở’thành di cư tự do vượt qua địa giới hành chính một xã, huyện và tỉnh. Nguyên nhân chính là khu vực họ đang sống không còn rừng hoặc nghèo kiệt. Vì vậy, những hộ du canh, du cư phải đi xa nơi cư trú để tìm đến những khu vực có nhiều rừng và nơi các cơ quan chức năng không đủ lực để kiểm soát chặt chẽ. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong những năm vừa qua di dân tự do vẫn tiếp diễn với số lượng khá lớn.

Đối tượng di cư tự do lại chủ yếu là đồng bào các dân tộc vùng cao. Chẳng hạn, trên địa bàn tỉnh Đắc Nông di cư tự do chủ yếu là đồng bào Mông chiếm 80%. Đáng lưu ý là số đồng bào Mông di cư tự do phần lớn đều theo đạo Tin Lành.

- Địa bàn dân di cư tự do của dông bào dân tộc chủ yếu di cư đến là các tỉnh Tây Nguyên. Theo báo cáo của tỉnh Đắc Nông, từ 2004 đến nay, đã có khoảng 3.000 hộ dân với gần 14.000 người di cư tự do từ phía Bắc vào. Tỉnh Gia Lai, 8 tháng năm 2006 là 213 hộ (692 khẩu); tỉnh Kon Tum năm 2005 là 511 hộ (1.878 khẩu), 8 tháng đầu năm 2006 là 259 hộ (789 khẩu).

- Số lượng người di cư sang Lào, hiện nay ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Nghệ An cũng tăng đột biến. Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Nghệ An có 198 hộ (1.110 khẩu) thuộc các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong di cư sang các vùng rừng của tỉnh Bô Ly Khăm Xay, Hùa Phăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) đã phá hàng trăm héc ta rừng, trong đó có hàng chục héc ta rừng già, rừng pơ mu để trồng cây thuốc phiện. Tình trạng này đã gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ an ninh và thực hiện chương trình xoá bỏ cây thuốc phiện ở khu vực biên giới.

- Địa bàn xuất cư hiện nay chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu; Sơn La và Tuyên Quang.

Nguyên nhân chính dẫn đến du canh, du cư là thiếu đất sản xuất lương thực. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở vùng cao và đối tượng là đồng bào Mông, Dao và một số đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Vì vậy, trước hết mục tiêu công tác định canh, định cư là hỗ trợ cho đồng bào có đất sản xuất lương thực ổn định, xoá bỏ tình trạng canh tác theo phương thức du canh.

Vừa qua Chính phủ ban hành Quyết định 1 34/2005/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn là một quyết sách đúng đắn và kịp thời. Tuy nhiên, việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quy đất để khai hoang, phần diện tích sắp xếp để mua lại giá quá cao so với mức hỗ trợ của ngân sách. Ví dụ, giá chuyển nhượng vườn cây cao su, cà phê tại các nông, lâm trường ở Đắc Lắc năm 2006 là 40-50 triệu đồng/ha. Với mức hỗ trợ hiện nay theo các Quyết định 134, 132 và 33 của Chính phủ là không thể đáp ứng được. Mặt khác, nhu cầu đất sản xuất của các hộ gia đình hiện nay cơ bản là thiếu dết sản xuất nông nghiệp có chất lượng tốt và điều kiện thuận lợi để canh tác. Vì vậy, nhiều nơi tính bình quân diện tích đất sản xuất không thiếu nhưng vẫn du canh, du cư.

Từ thực trạng trên cần đặt lại vấn đề xem xét về chính sách đối với việc giải quyết đất cho đồng bào dân tộc để thực hiện định canh định cư:

- Trước hết đối với vùng đặc biệt khó khăn, nơi có nhiều người dân canh tác theo phương thức du canh, du cư, nên tập trung đầu tư các công trình xây dựng cơ bản và cải tạo đồng ruộng phục vụ sản xuất lương thực và thực phẩm (thuỷ lợi, xây dựng đồng ruộng...) để ổn định sản xuất và đời sống đồng bào tại chỗ không còn du canh, du cư. Đây là cách giải quyết “từ gốc” để không phát sinh các hộ du canh, du cư và di cư tự do.

- Đối với các hộ di cư tự do là đồng bào dân tộc đang sản xuất trong rừng phòng hộ nên xem xét việc giao đất, giao rừng cho đồng bào để có nguồn thu từ rừng, từ đó ổn định đời sống. Việc di chuyển đồng bào ra khỏi nơi đang sinh sống rất khó khăn và tốn kém.

Mức hỗ trợ theo các quyết định đã ban hành không đáp ứng việc đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu để định canh, định cư bền vững.

Đối với nơi bảo vệ rừng phòng hộ nghiêm ngặt buộc phải di chuyển dân, cần xây dựng các dự án di dân, tái định cư để di chuyển đồng bào đến định canh, định cư tại nơi ở mới. Việc sử dụng biện pháp hành chính để dưa họ về nơi xuất cư không đem lại hiệu quả mong muốn.

- Xem xét lại mức hỗ trợ theo chính sách phù hợp với tình hình hiện nay. Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010” với nội dung nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, mức hỗ trợ cao hơn so với các Quyết định 193/2006/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình bố trí dân cư đối các vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn... Tuy nhiên, thấp hơn so với Quyết định 78/2008/QĐ-TTg về một số chính sách bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg. Ví dụ, hỗ trợ cho cộng đồng nhận di dân xen ghép 20 triệu/hộ (Quyết định số 33), 30 triệu/hộ (Quyết định số 78), hỗ trợ cho hộ gia đình 15 triệu/hộ (Quyết định số 33), 17-22 triệu hộ (Quyết định số 78). Mặt khác, chính sách này mới hỗ trợ di dân định canh, định cư (đầu đến) chưa đề cập tới mục tiêu chính là hỗ trợ cho định canh, định cư tại chỗ (nơi xuất cư).

Để công tác định canh, định cư trong thời gian tới đạt kết quả theo chúng tôi cần thực hiện những giải pháp sau:

- Cần giảm thiểu việc di dân để định canh, định cư. Trong điều kiện hiện nay, giải pháp di dân để định canh định cư gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất sản xuất để bố trí các dự án đón dân và việc đền bù thu hồi đất đòi hỏi chi phí quá cao. Trước hết, cần ưu tiên hỗ trợ cho cộng đồng và hộ gia đình định canh, định cư tại chỗ. Thực hiện mục tiêu này, cần bổ sung vào Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ cho các cộng đồng và hộ gia đình ở thôn, bản nơi có điều kiện sản xuất khó khăn và có nhiều hộ gia đình du canh, du cư để thực hiện định canh, định cư tại chỗ.

Thực hiện Chính sách di dân định canh, định cư theo Quyết định số 33 từ nay đến năm 2010 số hộ là đối tượng cần bố trí sắp xếp lại dân cư là rất lớn. Vì vậy, cần rà soát lại và tập trung nguồn lực hỗ trợ di dân định canh, đinh cư cho các hộ đồng bào dân tộc đang sống ở vùng thiên tai đe doạ, di cư tự do cư trú ở các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ nghiêm ngặt.

Về mức hỗ trợ nên điều chỉnh lại Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg bằng hoặc cao hơn Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg cho phù hợp với giá cả hiện nay và sự ưu tiên của chính sách đối với công tác định canh, định cư.

Hệ thống chính sách hiện nay liên quan đến công tác định canh, định cư đang ban hành chồng chéo và gây những khó khăn cho địa phương tổ chức thực hiện: Quyết định 33/2007/QĐ-TTg đang trùng lặp về mục tiêu, địa bàn và đối tượng với các Quyết định: 190/2004/QĐ-TTg, Quyết định 193/2006/QĐ-TTg và 78/2008/QĐ-TTg. Mục tiêu, đối tượng và địa bàn các quyết định trên đều tập trung hỗ trợ cho việc ổn định dân cư ở vùng đặc biệt khó khăn để ổn định đời sống, trong đó có đồng bào dân tộc du canh, du cư và di cư tự do. Quyết định 33/2007/QĐ-TTg chỉ khác về mức hỗ trợ. Vấn đề là cần tăng cường sự phổi hợp của các cơ quan tham mưu khi xây dựng chính sách.

TS Đỗ Văn Hoà

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc (Xem nội dung chi tiết tại đây)

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,177,830

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ đề