Trương khải sơn là ai

Không biết phải nói do nhà sản xuất phim Trung Quốc không có tâm hay là họ nghĩ rằng với kiểu phim như vậy thì chỉ cần dàn diễn viên có các yếu tố: có tiếng + trẻ đẹp+ lên hình sạch sẽ thì sẽ thu hút mọi người xem. Chứ thật ra mình nghĩ Trung Quốc làm phim thì thiếu gì tiền, chắc tiền đổ vào phim họ có lẽ chỉ xếp sau mỗi Hollywood cũng nên. Nhưng chất lượng phim thì phải nói là hàng hiếm khó tìm. Ủa, sao mình chê lên chê xuống thế mà vẫn xem nhỉ? Điều đó thì cũng phải công nhận NSX đánh vào tâm lý mê trai của người xem thì cũng đành chịu.

(Kỹ xảo như xem phim hoạt hình)

Thôi lại quay sang chuyện hạ đấu của Trương Đại phật gia – Trương Khải Sơn. Thôi thì thân phận chưa xem hết nên cũng không dám nói nhiều chỉ nói về hai lần hạ đấu trong 20 tập mình vừa xem.

– Cảnh mộ giả không thể tả. Đến mấy cục đá nhìn cũng ra cái màu hộp xốp sơn vào.

– Kỹ xảo cũng chẳng khá hơn từ Đạo mộ bút ký đến Lão cửu môn.

– Nhìn mấy cái mạng nhện trong phim mà cứ nghĩ đến mấy cái màn tuyn ở nhà.

– Mộ thời nào cũng phải có điện nhá. Mà điện đóm dù có mấy trăm năm từ thời ông bà tổ tiên đến sang đời con cháu thì chỉ cần gạt vài cái cần là sáng bừng bừng luôn nhá. Hàng Trung Quốc là tốt nhất nhá.

– Lại một câu quen thuộc, đã làm việc ác thì chỉ có bọn Nhật thôi nhá. Chỉ cần hở ra có âm mưu gì nho nhỏ cũng là đều anh Nhật thôi nhá. Đã ác lại còn ngơ, đã ngơ lại còn kém tài, đã kém tài lại hay ra vẻ ta đây. Nói chung là cứ phim Trung là các anh Nhật phải ác và kém đến lỗ chân lông luôn.

Mỗi lần đọc truyện trộm mộ lại nhớ câu trong truyện Ma thổi đèn của Thiên Hạ Bá xướng:

Bùa mô kim, ấn quật mộ, dỡ núi dời non tìm quyết chú

Người thắp nến, quỷ thổi đèn, dò mồ đổ đấu kiếm vạn tiền…

Lần 1: Một cuộc hạ đấu như đi du ngoạn. Có hai câu mà mình nghe thường xuyên trong suốt chặng đường xuống mộ. ” Nguy hiểm” “quay lại”. Ấy thế mà có thấy cái gì gọi là nguy hiểm đâu, ba người một đường thẳng băng băng đi đến đích. Mà nghĩ lại thì Trương Khải Sơn bắt buộc Bát ca đáng yêu đi làm gì cơ chứ. Đến thời con cháu, Tà bánh bèo dù sao cũng có đôi ba tác dụng là đọc văn tự cổ. Còn Bát gia thì ngoài nhiệm vụ đáng yêu, làm vui mạch phim ra thì xuống mộ không có chút vai trò nào. Đến cả vụ thần cơ diệu toán như trong lời đồn của truyện lên phim cũng chẳng có thấy đâu. Mấy vụ bấm quẻ của Bát gia thì thôi có cũng như không.

Còn chuyện Trương Khải Sơn một mình chống lại lũ bướm. Chỉ có hai chuyện cần nói là: kỹ xảo quá tệ, mà mấy con bướm quỷ đó có làm được gì đâu. Chẳng phải Trương phó quan bị nó xéo cho một nhát vào tay đó sao. Vẫn khỏe mạnh bình thường. Ủa thế, Trương Khải Sơn bị tóc chui vào người là do đâu ý nhỉ? Chắc do tò mò lôi cái gì gì đó ra thôi. chứ nếu nói tại mấy em bướm lại tội các em.

Đến cái lão dẫn đường, lúc đầu còn cố tình cho lão nhìn ngang ngó dọc ra vẻ âm mưu lắm. Cứ ngỡ rồi vai của lão sẽ bừng sáng sự ác độc mưu mô ở phút cuối. Thế mà chớp mắt cái đi ra ngoài đã thấy nằm chết rồi.

Lại nhắc đến chuyện ra ngoài. Mình không thể kiềm chế cái cảnh vô lý đùng đùng, vô lý của cái mức quá vô lý. Gần hai chục tay súng, tiểu liên, súng ngắn chờ sẵn ở ngoài. Ba anh giai tay không tấc sắt hiên ngang, vô tư, hùng dũng, có cả anh sếp còn đang lê lết nằm liệt ra đó. Thế mà trong làn mưa đạn, không anh nào bị sứt mẻ chút gì. Lại còn pha cướp súng bắn lại đầy tính nghệ thuật của Trương phó quan. Hai chục tay súng bắn nghìn phát ba anh không chết, Trương phó quan có lia một đường cả nhóm chết sạch. Trời ơi đất hỡi.

Lần 2: Lần này khác rồi nhá. Hạ đấu hơi bị bài bản. Có cả một nhóm gần chục người theo cùng, rồi nào là xẻng lạc dương, cũng đủ bộ nhá. Lần trước kêu đơn giản lần này đủ bộ nhá. Vào mộ cũng đầy cạn bẫy, rồi người chết, cung tên các kiểu luôn. cũng tìm cách dọa người xem rất nhiệt tình, nhưng không rõ mọi người thế nào chứ mình chẳng thấy có gì đáng sợ hết cả.

Chờ mãi mới thấy người ta khen chút tài danh của Bát gia Tề Thiết Chủy, mình cứ ngỡ đến hết phim anh chỉ đảm nhiệm tạo không khí cho phim. Thế nhưng cũng nửa vời lắm. Còn nếu muốn tìm anh Bát gia có tài hơn thì chắc phải đọc truyện thôi.

Thế nhưng mọi định luật vật lý hay lý thuyết về con người đều bất lực trong phim luôn. Nhớ có cảnh gần chục anh không tay không tấc sắt nhảy lên đỉnh động bảm vào đá như đúng rồi. Hẳn là mấy anh cầm tinh con thạch sùng hết lượt. Đến anh Batman muốn trèo tường còn phải có dây leo. Nhưng thôi Batman tuổi gì với mấy anh phim Trung.

Lần 3: Phải nói là lần hạ đấu khá thú hút. Cứ ngỡ rằng đã ra khỏi mộ rồi cuối cùng vẫn là ở trong mộ. Lần này Bát gia mới trổ tài nhá. Đợi mãi mới đến lượt anh tung chiêu.

Thật ra cũng không hiểu sao truyện của Nam Phái Tam thúc viết hay, chi tiết như vậy sao mỗi lần lên phim truyền hình lại biến thành cái rổ vô lý thế nhỉ. Phải nói là cách xây dựng tính cách nhân vật của Nam phái Tam thúc rất tốt, mỗi nhân vật đều đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hạ đấu của cả nhóm. Nhưng không hiểu sao lên phim cứ phải buff cho một vài người hết cỡ khiến cho tính cách nhân vật cứ nhạt nhòa không tạo một dấu ấn nào. Nhưng dù sao so với SS1 của Đạo mộ bút ký thì việc hạ đấu của Trương đại phật gia Trương Khải Sơn thế là có tâm lắm rồi. Mặc dù rất nhiều chi tiết thừa thãi chỉ để kéo dài tập phim.

Nói chung giờ lê lết theo phim cũng vì để ngắm Trương phó quan đẹp trai và Bát gia đáng yêu thôi. Chứ còn lại cũng chỉ lướt qua cho biết.

Bonus: Mình cứ nghĩ Trương Khải Sơn là mình đồng da sắt, thì minh chứng là lần nào đấu với trăm anh Nhật thì chỉ cần anh vẫy tay họ cũng chết, anh có bị chém trăm nhát thì cũng chỉ chảy tý máu rồi thôi. Ấy thế mà không hiểu sao Nhị Nguyệt Hồng có vẩy một nhát kiếm nhỏ nhỏ, như là cái vỗ vai của hai người bạn mà lại khiến anh Sơn phải băng bó, nằm liệt giường liệt chiếu, vợ cơm bưng nước rót cả tháng trời. Cái thế giới này là sao vậy kìa.

(Thậm chí thanh kiếm còn nằm ngang chứ chẳng phải là chém nữa cơ)

Không tìm thấy kết quả
  • Trang_Chính
  • Đạo mộ bút ký
  • Tuyến nhân vật

Liên quan

Đạo Đạo Cao Đài Đạo giáo Đạo hàm Đạo Quang Đạo mộ bút ký Đạo đức Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng trên phố Wall Đạo luật Smith xét xử các lãnh đạo Đảng Cộng sản Đạo diễn trần trụi

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đạo mộ bút ký //ent.sina.com.cn/m/c/2014-05-15/18164142366.... //www.1905.com/mdb/film/2223664/scenario/?fr=... //www.hollywoodreporter.com/news/great-wall-s... //weibo.com/1237869662/zoEfOE5Nq //www.amazon.com/Robbers-Chronicle-Chinese-B...

Tổng hợp & suy luận: Lý Ân Tà

Editor: Phi Phi

Ra đời: Khoảng giữa 1901-1903

Từ Đông Bắc chạy trốn tới Trường Sa thành lập quân lực riêng: khoảng năm 1931, Phật gia ước chừng 28-30 tuổi

Trạm xe lửa Trường Sa xuất hiện xe ma thần bí, điểm ba lần thiên đăng theo đuổi phu nhân, tiệc chiêu đãi hành thích quan lớn của quân Nhật: khoảng năm 1938, Phật gia ước chừng 36-38 tuổi

Cuộc chiến bảo vệ Trường Sa: giữa năm 1939-1942, Phật gia ước chừng 37-41 tuổi

Khai quốc đại điển: năm 1949, Phật gia ước chừng 46-48 tuổi

Huyết tẩy Trường Sa: khoảng năm 1952, Phật gia ước chừng 49-51 tuổi

Thê tử Trương Khải Sơn qua đời: khoảng năm 1952, Phật gia ước chừng 49-51 tuổi

Kế hoạch tìm kiếm “Trương Khởi Linh”: giữa năm 1952-1962, Phật gia ước chừng 49-61 tuổi

Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử: giữa năm 1962-1966, Phật gia ước chừng 59-65 tuổi, có thể đã qua đời.

Qua đời: khoảng năm 1963, Phật gia hưởng thọ 60-62 tuổi.

1、Ra đời: Khoảng giữa 1901-1903

“Ba tỉnh Đông Bắc(1) trước khi bị chiếm, Trương Đại Phật gia vẫn là một tiểu tử đầu chỏm.”——《Ngô Tà tư gia bút ký》 Trương Đại Phật gia.

“Tiểu tử đầu chỏm” cái từ này, bắt nguồn từ Vu Lộ Dao trong 《Thế Giới Bình Thường》, nói về người tuổi trẻ, tuổi tác đại khái khoảng 15-30 tuổi. Đông Bắc thất thủ là vào sự kiện 18 tháng 9 năm 1931(2), chứng tỏ ông ra đời vào giữa 1901-1916.

“Khởi nghĩa Thu Thụ(3) bắt đầu, người trong ba nhà phần lớn cũng đầu thân vào cách mạng, trong đó có một người còn là khai quốc công thần, bởi vì cái này tiện nói nhiều, cho nên tôi chỉ biết mấy tên đầu thôi.”——《Ngô Tà tư gia bút ký》 Thượng Tam Môn, Cửu Môn đề đốc.

“Khởi nghĩa Thu Thụ” là năm 1927, lúc này Trương Khải Sơn ít nhất hẳn đã 15 tuổi, cho nên hẳn ra đời vào giữa 1901-1912.

Hoắc Tú Tú nói: “Hắn cảm thấy rất có thể là người của Lão Cửu Môn Trương gia đại Phật gia, bởi vì chỉ có người của Trương Đại Phật gia có thể hiệu lệnh quần hùng, mà Trương Đại Phật gia tuổi đã rất lớn thậm chí có thể đã qua đời, cho nên người này có lẽ là hậu nhân của Trương Đại Phật gia.”——《Đạo Mộ Bút Ký 7: chương 24, Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử》

“Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử” là 1963-1966, chết già ít nhất cũng phải 60 tuổi đi, cho nên Trương Khải Sơn hẳn ra đời trước năm 1903, tiến một bước thu hẹp lại thành khoảng năm 1901-1903.

2、Từ Đông Bắc chạy trốn tới Trường Sa thành lập quân lực riêng: khoảng năm 1931, Phật gia ước chừng 28-30 tuổi

“Chuyện cũ truyền kỳ nhất của Trương Đại Phật gia, là quá trình mang theo gia quyến từ Đông Bắc chạy trốn tới Trường Sa trong kháng chiến chống Nhật. Một năm kia, thời cuộc rối loạn bất an… cha của ông… mang theo con cái người làm chuẩn bị xuôi xuống Trường Giang. Nhưng không ngờ người Nhật Bản đánh tới bao vây mọi người trong hương thôn. Để mở ra một đường sống cho người trẻ tuổi, phụ thân Trương Đại Phật gia bị loạn súng bắn chết, ông và mấy người làm vào trại tập trung, sống không bằng chết. Phật gia vất vả trốn ra khỏi trại tập trung chạy đến Trường Sa, chỉnh đốn quân trại, kết giao hào kiệt, tài trợ khoản tiền lớn cho quân phòng.”—— sửa sang câu chữ《Ngô Tà tư gia bút ký》&《Cửu Môn dị văn lục》

Đông Bắc thất thủ là sự kiện 18 tháng 9 năm 1931.

3、Trạm xe lửa Trường Sa xuất hiện xe ma thần bí: trước sau năm 1938, Phật gia ước chừng 36-38 tuổi (đại khái là lý giải nội dung chính《Lão Cửu Môn》)

Tề Thiết Chủy cầm lấy mảnh giáp nhìn hồi lâu, lắc đầu: “Giáp cốt học già nhất trong nghề, là La Tuyết Đường ở Giang Tô, Hoài Anh, La lão bây giờ ở Mãn Châu, là một vị có công, đã đi theo người Nhật Bản. La Tuyết Đường làm cho Đông văn Học xã, có một học trò là Vương Quốc Duy, cũng là một giả giáp cốt, năm Dân quốc thứ mười sáu Di Hòa Viên nhảy hồ tự tử. La lão chủ tang. Bây giờ nếu như muốn tìm, còn có một vị Đổng Tác Tân tiên sinh, bây giờ đang ở Trường Sa, ngày trước tôi có một đám giáp cốt, đúng lúc là bán cho vị tiên sinh này, có điều ông ta sắp lên đường đi Côn Minh. Chẳng qua ông ta không thích lính, tôi có thể thay Phật gia đi thăm viếng một chút.”——《Lão Cửu Môn》chương10, Hắc Mao Tất Quan.

La Tuyết Đường sinh ngày 8 tháng 8 năm 1866 – mất 14 tháng 5 năm 1940, dựa theo ngữ cảnh, lúc này ông ta vẫn chưa chết, cho nên chuyện cũ phát sinh trước năm 1940.

Trương Khải Sơn vỗ vỗ quan tài: “Làm sạch cỗ quan tài này cho ta, tất cả mọi thứ, kể cả quan tài, vùi trong kiềm rắn. Lấp kiềm rắn đầy thi thể, ngâm kỹ rồi đem ra kiểm nghiệm lại.” Chiến sự gần kề, nếu như trong thành xuất hiện ôn dịch, cuộc chiến này cũng không cần đánh nữa. Người Nhật Bản hoạt động trong một cổ mộ có quái trùng, bọn họ muốn làm gì, dùng đầu ngón chân nghĩ cũng đoán được.”——《Lão Cửu Môn》chương 11: Nhất nguyệt hoa khai nhị nguyệt hồng.

Lúc này cuộc chiến bảo vệ Trường Sa còn chưa vang dội, chứng tỏ là trước năm 1939.

4、Điểm ba lần thiên đăng theo đuổi phu nhân, tiệc chiêu đãi hành thích quan lớn của quân Nhật: khoảng năm 1938, Phật gia ước chừng 36-38 tuổi (đại khái là lý giải nội dung chính《Lão Cửu Môn》)

“Món hàng trong một phiên đấu giá chính là điểm một ngọn đèn, năm đó lão đại Lão Cửu Môn điểm ba ngọn đèn liền thiêu hủy nửa năm thu hoạch của mình, cuối cùng, đoán chừng vị được theo đuổi cân nhắc một chút, điểm liền ba ngọn đèn cũng coi như danh chấn bốn chín thành, còn điểm tiếp nữa, nếu điểm sạch tiền nhà bọn họ, ta còn gả thế nào? Vì vậy cũng không cho điểm nữa, kết quả không ngoài sở liệu, ngày thứ hai liền cầu hôn thành công.” ——《Đạo Mộ Bút Ký》

Suy luận về năm từ《Lão Cửu Môn – tiền phương niên đại》

Đầu tiên là bối cảnh chuyện xưa:

“Bối cảnh, đây là một chuyện xưa của ba thanh niên tam môn trong Lão Cửu Môn, Trương Khải Sơn, Bán Tiệt Lý, Nhị Nguyệt Hồng. Trần Bì A Tứ vẫn là một tiểu đồ đệ không có danh tiếng. Mà những nhân vật từ sau Cẩu Ngũ, vẫn chưa bước lên võ đài lịch sử. Hắc Bối lão Lục mới vừa triển lộ tài hoa, Hoắc gia Giải gia trước đó một đời mặc dù đã có thế lực, nhưng vẫn chưa thể đứng hàng danh tiếng ở Trường Sa. Tề lão Bát đang học nghệ, Giải Cửu cùng Cẩu Ngũ, một đi học, một ở quê đào tổ chim. Hoắc Tiên Cô chẳng qua là cô gái nhà bên mà thôi.”

“Nội dung phiến đoạn phân hai bộ phận, một phần là cảnh Nhị Nguyệt Hồng mang theo vị hôn thê đi gặp Trương Đại Phật gia. Nhân vật là Nhị Nguyệt Hồng, vị hôn thê Nhị Nguyệt Hồng, Trương Khải Sơn. Bộ phận thứ hai là hôn lễ Nhị Nguyệt Hồng, Trương Khải Sơn tới ăn mừng, nhân vật là Trương Khải Sơn, vị hôn thê Trương Khải Sơn, Nhị Nguyệt Hồng, phu nhân Nhị Nguyệt Hồng, Trần Bì A Tứ.”

Trong văn có một câu nói

“Chợt nghe tiếng máy bay trinh sát của Nhật Bản trong không trung, bọn họ cũng ngẩng đầu nhìn một vòng, sắc mặt trở nên rất ngưng trọng.”

Nói cách khác lúc này Nhật Bản đã đưa móng vuốt xâm lược về phía ba tỉnh miền Đông, Trường Sa chiến sự không vang, như vậy là đang trong khoảng 1932-1939.

5、Tiệc chiêu đãi hành thích quan lớn của quân Nhật: khoảng năm 1938, Phật gia ước chừng 36-38 tuổi (đại khái là lý giải nội dung chính《Lão Cửu Môn》)

“Tiệc chiêu đãi” hành thích góp nhặt từ《Cửu Môn hồi ức》và《Cửu Môn dị văn lục》, quá trình đại khái là:

Trương Khải Sơn làm một tiệc chiêu đãi triển lãm quốc bảo, mời quan lớn Nhật Bản đến đóng góp, thực ra là kế hoạch hành thích.

Kế hoạch cần Nhị Nguyệt Hồng phối hợp, lấy cớ ca diễn tiến vào hội trường canh gác nghiêm ngặt cướp đoạt quốc bảo gây ra hỗn loạn, nhưng Nhị Nguyệt Hồng trong mắt chỉ muốn cùng phu nhân Nhị Nha Đầu sống những ngày an ổn, không muốn phối hợp.

Người Nhật Bản khích bác Lão Cửu Môn nội loạn. Phu nhân Nhị Nguyệt Hồng (Nhị Nha Đầu) thiếu một vị dược liệu trân quý cứu mạng, người Nhật Bản đưa vị dược liệu này cho Phật gia, cũng nói với Nhị Nguyệt Hồng dược liệu có thể đến chỗ Phật gia mà lấy. Đồng thời, đặc vụ thông báo quân phòng Trường Sa, Nhị Nguyệt Hồng cùng Trương Khải Sơn tư thông giặc Nhật, chuẩn bị giao dịch tình báo quân phòng, khơi mào hoài nghi của chính phủ Quốc dân đối với hai nhà.

Vì bảo toàn an nguy hai nhà, Phật gia không để cho Nhị Nguyệt Hồng tiến vào cổng nhà Trương gia một bước. Nhị Nguyệt Hồng vì cứu phu nhân quỳ ở cửa Trương gia suốt một đêm mưa, cuối cùng trơ mắt nhìn Nhị Nha Đầu bệnh qua đời.

Trương Khải Sơn về sau mang cả nhà quỳ gối trước mặt Nhị Nguyệt Hồng, cầu xin ông ta cố niệm đại nghĩa dân tộc giúp ông hoàn thành kế hoạch hành thích, dù có dùng tính mạng cả nhà bồi phu nhân Nhị Nguyệt Hồng. Nhị Nguyệt Hồng cuối cùng đáp ứng .

Sau đó Bán Tiệt Lý giết chết đại tá Nhật Bản, Giải Cửu gia phân phó Hắc Bối lão Lục giết chết tất cả quỷ Nhật Bản ở cổng Đông Trường Sa, lấy lý do hộ tống Nhị Nguyệt Hồng ra khỏi thành, đưa quốc bảo đến chính phủ Quốc dân ở Trùng Khánh.

Lão Cửu Môn thượng tam môn (Trương Đại Phật gia, Nhị Nguyệt Hồng, Bán Tiệt Lý) từ đó gia nhập kháng Nhật, dựa vào giới quân chính.

6、Trường Sa kháng Nhật: giữa năm 1940-1942, Phật gia ước chừng 37-41 tuổi (đại khái là lý giải nội dung chính《Lão Cửu Môn》)

“Trường Sa căng thẳng, chính phủ Quốc dân đối với Trương Khải Sơn nghi ngờ dày đặc… Trương Khải Sơn khoác thêm nhung trang, mang Trương gia ra trận giết địch, ở Nghi Xương triển khai cuộc chủ động tiến công của quân đội Trung Quốc nhắm vào quân đội Nhật Bản đầu tiên trong lịch sử.”——《Cửu Môn dị văn lục》

“Cuộc chiến bảo vệ Trường Sa” năm 1939 – năm 1942: thời kỳ chiến tranh kháng Nhật, chiến dịch trọng đại của quân đội Trung Quốc ở trên chiến trường chính diện chống lại quân Nhật, trước sau tăng lên tổng cộng ba lần, bộ đội do Tiết Nhạc(4) chỉ huy tiêu diệt tổng cộng 11.75 vạn quân Nhật.

“Hội chiến Nghi Xương”(5) xảy ra vào ngày 1 tháng 5 năm 1940 - ngày 18 tháng 6, Tổng tư lệnh 33 tập đoàn quân Quốc dân đảng Trương Tự Trung(6) hy sinh.

7、Khai quốc đại điển: năm 1949, Phật gia ước chừng 46-48 tuổi

Khai quốc đại điển, Nhị Nguyệt Hồng cùng Trương Khải Sơn ở dưới lầu, trên bầu trời phi cơ bay qua, quảng trường đều đang reo hò, Nhị Nguyệt Hồng nhìn phi cơ một chút, hỏi: “Muốn tôi theo lên lầu sao?” Trương Khải Sơn lắc đầu một cái, đốt thuốc: “Lầu này, không phải dễ lên như vậy. Tự ta đi lên là được rồi.” Nhị Nguyệt Hồng nhìn quảng trường hỏi: “Đáng giá không?” Trương Khải Sơn không trả lời, ông vỗ vỗ Nhị Nguyệt Hồng, đi về phía lầu thành. ——《Cửu Môn hồi ức》

8、 Huyết tẩy Trường Sa: khoảng năm 1952, Phật gia ước chừng 49-51 tuổi

“Tại sao?” Cẩu Ngũ nói, “Tại sao anh không buông tha bọn họ? Chỉ cần anh động tay động chân, Trường Sa cũng sẽ không thảm như vậy. Anh không phải là người vô tình vô nghĩa, trong số những người đó rất nhiều người đều là người làm trước kia của anh, anh cứ như vậy nhìn bọn họ chết? Thật sự là chết hết rồi, anh không biết sao? Lần này thật sự chết hết rồi.”

Cầu Đức Khảo rời khỏi Trường Sa, đem danh sách tất cả đạo mộ tặc vạch trần. Trương Khải Sơn biết toàn bộ nội tình, tự mình đốc thúc, không có một chút vì tình riêng, đạo mộ tặc Trường Sa thành chết sạch sẽ, rất nhiều đều là người làm của Trương Đại Phật gia.

Khiến Cẩu Ngũ thống khổ cùng cực là, lúc người của Trương Khải Sơn tới cửa bắt người, vừa nhìn là người của Trương Đại Phật gia, không có bất kỳ người nào phản kháng, tất cả mọi người cho là Trương Khải Sơn sẽ cho bọn họ một con đường sống, ai cũng không muốn khiến Trương Đại Phật gia khó chịu.

Vậy mà đều chết hết, thời điểm hành quyết, rất nhiều người đến chết cũng không tin, đây là do Trương Khải Sơn làm.

——《Cửu Môn phiên ngoại: 11, Trương Đại Phật gia 》

Ngô lão Cẩu từ Trường Sa đến Đông Bắc tìm Trương Khải Sơn, chất vấn ông ấy tại sao thấy chết mà không cứu, sau đó đi Hàng Châu. Mà căn cứ theo《Cửu Môn ngoại truyện: 12, Trương Đại Phật gia》, Giải Cửu gia cũng tham gia chuyện này.

Liên quan tới khảo chứng niên đại, Ngô Tam Tỉnh đề cập với Ngô Tà chuyện Cầu Đức Khảo tố cáo Ngô Lão Cẩu.

Năm 1949 Trường Sa giải phóng, Quốc dân đảng hội bại toàn diện, sau là năm 1952, Giáo Hội bắt đầu thối lui khỏi Trung quốc, nhiều người Mỹ còn sót lại ở Trung Quốc cũng bắt đầu trở về nước… trước khi đi, lão lại có một ý niệm hiểm ác… cuốn đi lượng lớn văn vật với giá mua cực rẻ, trong đó có sách lụa Chiến quốc của ông nội tôi. Toàn bộ những hàng hóa này sau khi lên thuyền, Cầu Đức Khảo biết trong nhóm người này có một ít cũng không dễ chọc, để khỏi lưu lại hậu hoạn, lúc đó ở trên thuyền đánh một phong điện báo cho cảnh bị, đem toàn bộ hình ảnh mười mấy thổ phu tử bang ông nội tôi tiết lộ cho giải phóng quân Trường Sa lúc đó tạm thời đóng quân. Tạo thành “Án sách lụa Chiến quốc” hết sức nổi tiếng lúc ấy, cái này không chỉ là án buôn lậu văn vật, bởi vì Cầu Đức Khảo có quan hệ với tướng lĩnh Quốc dân đảng trước giải phóng, bên trong còn dính dáng đến gián điệp, phản quốc vân vân rất nhiều nhân tố đặc thù niên đại có nghĩ cũng nghĩ không thông, thay đổi vô cùng phức tạp, gần như kinh động trung ương, ngày đó Cầu Đức Khảo thắng lợi trở về, mà nhóm thổ phu tử kia vì của cải lão tích lũy, người bắn chết thì bắn chết, người ngồi tù thì ngồi tù, gào khóc một vùng. ——《Đạo Mộ Bút Ký – Xà Chiểu Quỷ Thành》

Năm 1952 đúng lúc là thời kỳ tam đại cải tạo(7).

9、Thê tử Trương Khải Sơn qua đời: khoảng năm 1952, Phật gia ước chừng 49-51 tuổi

“Đều chết hết rồi, tất cả mọi người chết rồi.” trại an dưỡng Cách Nhĩ Mộc, Trương Khải Sơn nhìn lá thư trên bàn. Nhắm hai mắt lại, “Đáng giá không?” lời của lão Nhị ghé vào lỗ tai ông vọng về, Trương Khải Sơn khoát tay áo một cái, nhìn trên vách tường, hình đen trắng của thê tử, từ loa phát thanh bên ngoài tiếng nhạc buồn, “Lão tổng, những tài liệu này làm sao bây giờ? Còn cần không?” “Đốt.” Trương Khải Sơn tháo khung ảnh từ trên tường xuống, ôm vào trong ngực ngồi xuống, nhắm hai mắt lại. ——《Cửu Môn hồi ức》

Phiến đoạn này hẳn là thê tử Trương Đại Phật gia qua đời, từ câu nói đầu tiên đã biết là xảy ra sau khi bà chết, có ba loại khả năng, 1952 huyết tẩy Trường Sa chết rất nhiều đạo mộ tặc, 1966 hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử thất bại thất bại hao tổn rất nhiều người của Lão Cửu Môn, 1976 lãnh tụ cùng trợ thủ song song qua đời. Vậy mà năm 1963 hoạt động đạo mộ lớn nhất lịch sử lúc mới bắt đầu Trương Đại Phật gia có thể đã qua đời, cho nên loại khả năng thứ nhất tương đối lớn.

10、Kế hoạch tìm kiếm “Trương Khởi Linh”: giữa năm 1952-1962, Phật gia ước chừng 49-61 tuổi

《Đạo Mộ 8》 cuối chương một nhắc tới Trương Khải Sơn tiến hành kế hoạch tìm kiếm “Trương Khởi Linh”, tất cả người tên là “Trương Khởi Linh” trong cả nước đều bị triệu tập, mà năm 1962 trong “hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử”, Muộn Du Bình tức Trương Khởi Linh hiện thân.

Kế hoạch“Trương Khởi Linh” là vì tìm kiếm người tộc trưởng Trương gia trường sinh bất lão trong truyền thuyết, vì lãnh tụ nghiên cứu trường sinh.

11、Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử: giữa năm 1962-1966, Phật gia ước chừng 59-65 tuổi, có thể đã qua đời.

Đó là cuối 1962 đầu 1963, một đoàn ngựa thồ khổng lồ lén lúc đi vào vùng núi Tứ Xuyên. ——《Đào Mộ Bút Ký 7: 21, Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử (hai)》

“Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử” triển khai dưới chỉ đạo của Muộn Du Bình tức Trương Khởi Linh, nhóm thế lực Lão Cửu Môn được triệu tập đến làm thủ hạ, tiến hành khảo cổ núi Tứ Cô Nương, nghiên cứu tiến vào phương pháp “trường sinh” bí mật trong truyền thuyết của Trương gia cổ lâu. Răng Vàng tiến hành công việc phiên dịch sách lụa Chiến quốc được khai quật 3 năm, “tháng 6 năm thứ ba” xảy ra biến cố, lượng lớn nhân viên thương vong bị buộc ngưng hẳn. Cho nên hoạt động lần này kết thúc vào năm 1966.

12、Qua đời: khoảng năm 1963, Phật gia hưởng thọ 60-62 tuổi.

Hoắc Tú Tú nói: “Hắn cảm thấy rất có thể là người của Lão Cửu Môn Trương gia đại Phật gia, bởi vì chỉ có người của Trương Đại Phật gia có thể hiệu lệnh quần hùng, mà Trương Đại Phật gia tuổi đã rất lớn thậm chí có thể đã qua đời, cho nên người này có lẽ là hậu nhân của Trương Đại Phật gia.”——《Đạo Mộ Bút Ký 7: chương 24, Hoạt động đạo mộ lớn nhất trong lịch sử》

===================================

Chú thích:

(1) Ba tỉnh Đông Bắc: bao gồm Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang.

(2) Sự kiện 18 tháng 9 năm 1931: Sự kiện Phụng Thiên hay còn gọi là sự kiện Mãn Châu là một sự kiện do quân đội Nhật Bản sắp đặt để lấy cớ xâm lược đông bắc Trung Quốc (tức Mãn Châu) năm 1931.

Ngày 18 tháng 9 năm 1931, một lượng nhỏ thuốc nổ được trung úy Kawamoto Suemori kích nổ gần một đường ray xe lửa thuộc tuyến đường sắt Nam Mãn Châu do Nhật Bản sở hữu gần Mukden (nay là Thẩm Dương). Dù rằng vụ nổ nhỏ không hề phá hủy đường ray cũng như một đoàn tàu đi qua đấy vài phút sau đó, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã buộc tội những người Trung Quốc chống Nhật chịu trách nhiệm cho việc này, và trả đũa bằng cuộc xâm lược tổng lực dẫn đến việc chiếm đóng Mãn Châu, tại đó Nhật Bản dựng lên chính phủ bù nhìn Mãn Châu Quốc sau đó sáu tháng. Thủ đoạn này đã sớm bị phơi bày trước cộng đồng quốc tế, khiến Nhật Bản bị cô lập về ngoại giao và việc Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên tháng 3 năm 1933.

Video liên quan

Chủ đề