Từ 9 nam 6 nữ cần chọn ra ba nhóm mỗi nhóm gồm 3 nam 2 nữ hỏi có bao nhiêu cách chọn

Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

Không gian mẫu khi gieo hai đồng xu là:

Gieo một đồng xu \(5\) lần liên tiếp. Số phần tử của không gian mẫu là:

Gieo hai con súc sắc. Xác suất để tổng hai mặt bằng \(11\) là.

Cho \(A\) và \(\overline A \) là hai biến cố đối nhau. Chọn câu đúng:

Đáp án A

Không gian mẫu C124.C84.1=34650. Chỉ có 3 nữ và chia mỗi nhóm có đúng 1 nữ và 3 nam.

Nhóm 1 có C31.C93=252 cách. Lúc đó còn lại 2 nữ, 6 nam, nhóm thứ 2 có C21.C63=40 cách chọn. Cuối cùng còn 4 người là một nhóm: có 1 cách. Theo quy tắc nhân thì có: 252.440.1 = 10080 cách.

Vậy xác suất cần tìm là  P=1008034650=1655.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

PHẦN I) QUY TẮC CỘNG VÀ QUY TẮC NHÂN

1. Quy tắc cộng

Nếu một công việc nào đó có thể thực hiện theo n phương án khác nhau ,  trong đó: 

Phương án thứ 1 có m1 cách thực hiện Phương án thứ 2 có m2 cách thực hiện  ………........ Phương án thứ n có mn cách thực hiện

Khi đó, có: m1+m2+...+mn cách để hoàn thành công việc đã cho.

2. Quy tắc nhân 
Nếu một công việc nào đó phải hoàn thành qua n giai đoạn liên tiếp, trong đó: Giai đoạn 1 có m1 cách thực hiện Giai đoạn 2 có m2 cách thực hiện ……….. Giai đoạn n có mn cách thực hiện

Khi đó, có: m1.m2...mn cách để hoàn thành công việc đã cho.

Nhận xét:

Từ định nghĩa của quy tắc cộng và quy tắc nhân trên, ta thấy rằng: +  Nếu bỏ 1 giai đoạn nào đó mà ta không thể hoàn thành được công việc (không có kết quả) thì lúc đó ta cần phải sử dụng quy tắc nhân. +  Nếu bỏ 1 giai đoạn nào đó mà ta vẫn có thể hoàn thành được công việc (có kết quả) thì lúc đó ta sử dụng quy tắc cộng.

Như vậy, với nhận xét này, ta thấy rõ được sự khác biệt của 2 quy tắc và không thể nhầm lẫn việc dùng quy tắc cộng và quy tắc nhân được. Sau đây là một số bài tập minh họa:

Bài 1: Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên thoả:

a) gồm 6 chữ số.

b) gồm 6 chữ số khác nhau.

c) gồm 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2.

Đ/s: a) 66 b) 6! c) 3.5! = 360

Bài 2:  

a) Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số?

b) Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên chẵn có 3 chữ số?

c) Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà cả hai chữ số đều là số chẵn?

d) Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số, trong đó các chữ số cách đều chữ số đứng giữa thì giống nhau?

e) Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số và chia hết cho 5?

Đ/s: a) 3125. b) 168. c) 20 d) 900. e) 180000.

Bài 3: Với 5 chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số:

a) Gồm 2 chữ số?

b) Gồm 2 chữ số khác nhau?

c) Số lẻ gồm 2 chữ số?

d) Số chẵn gồm 2 chữ số khác nhau?

e) Gồm 5 chữ số viết không lặp lại?

f) Gồm 5 chữ số viết không lặp lại chia hết cho 5?

Đ/s: a) 25. b) 20. c) 15 d) 8. e) 120. f) 24.

Bài 4: Từ 6 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số:

a) Khác nhau?

b) Khác nhau, trong đó có bao nhiêu số lớn hơn 300?

c) Khác nhau, trong đó có bao nhiêu số chia hết cho 5?

d) Khác nhau, trong đó có bao nhiêu số chẵn? e) Khác nhau, trong đó có bao nhiêu số lẻ?

Đ/s: a) 100. b) 60. c) 36 d) 52. e) 48.

Bài 5:

a) Từ các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số khác nhau nhỏ hơn 400?

b) Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau nằm trong khoảng (300 , 500).

Đ/s: a) 35. b) 24.

PHẦN II) HOÁN VỊ

BÀI TẬP:

Bài 1.Có 6 con tem khác nhau và 6 bì thư khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách dán 6 con tem lên 6 bì thư đã cho, biết 1 bì thư chỉ dán đúng 1 tem ?

Giải Để dán 6 con tem khác nhau, ta chọn 6 phong bì từ 6 phong bì đã cho rồi sắp chúng theo một thứ tự nhất định.

Vậy có 6 P = = 6! 720 cách

Bài 2. Cần sắp xếp 5 học sinh A, B, C, D, E thành một dãy hàng ngang.

a) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp.

b) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho hai học sinh A và B luôn đứng ở hai đầu hàng ?

Giải a) Để xếp 5 học sinh theo một dãy hàng ngang, ta chọn 5 học sinh từ 5 học sinh đã cho rồi sắp theo một thứ tự.

Vậy có 5P = = 5! 120 cách.

b) Do 2 bạn A, B đứng đầu hàng nên có 2! = 2 cách xếp 2 bạn đứng đầu. (có thể A hoặc B đứng đầu). 3 vị trí còn lại ta chọn 3 học sinh còn lại và xếp theo một thứ tự nên có 3! = 6 cách.

Vậy theo qui tắc nhân ta có: 2!.3!=2.6=12 cách.

Bài 3. Cần sắp xếp 3 học sinh nữ và 5 học sinh nam thành một hàng dọc.

a) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu 3 học sinh nữ luôn đứng liền nhau ?

b) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu học sinh đứng đầu hàng là học sinh nữ và học sinh cuối hàng là học sinh nam ?

Giải a) Trước tiên ta chọn 5 bạn nam xếp hàng vào 5 vị trí nên có 5! cách xếp.

Giữa 2 bạn nam có 1 khoảng trống, nên 5 bạn nam sẽ có 4 khoảng trống, cộng thêm vị trí đầu hàng và cuối hàng nên có tổng cộng 6 khoảng trống.

Để cho 3 bạn nữ luôn đứng liền nhau, ta chọn 1 trong 6 khoảng trống đó để xếp 3 bạn nữ vào, nên có 6 cách. Khi đã chọn được 1 khoảng trống, để xếp 3 bạn nữ đứng liền nhau ta có 3! cách.

Theo qui tắc nhân ta có: 5!.6.3!=4320 cách.

b) Chọn 1 học sinh nữ trong 3 học sinh nữ để đứng đầu hàng ta có 3 cách chọn.

Chọn 1 học sinh nam trong 5 học sinh nam để đứng cuối hàng ta có 5 cách chọn.

Còn lại 6 vị trí đứng giữa ta chọn 6 bạn học sinh còn lại và xếp vào, nên có 6! cách.

Theo qui tắc nhân ta có: 3.5.6! = 10800 cách.

Bài 4. Có 4 nữ sinh tên là Huệ, Hồng, Lan, Hương và 4 nam sinh là An, Bình, Hạnh, Phúc cùng ngồi quanh một bàn tròn có 8 chỗ.

a) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp biết nam và nữ ngồi xen kẽ nhau ?

b) Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp nếu nam và nữ ngồi xen kẽ nhau nhưng hai bạn Hồng và An không chịu ngồi cạnh nhau ?

a) Trước tiên, ta để ý rằng khi đã xếp 8 bạn nam, nữ trên ngồi xen kẽ với nhau quanh bàn tròn, sau đó tất cả cùng đứng lên và đổi vị trí theo một chiều nhất định thì vị trí xung quanh bàn tròn vẫn không đổi.

Do đó, ta chọn một bạn nam xếp vào trước làm mốc. Rồi xếp 3 bạn nam còn lại vào 3 vị trí xung quanh bàn tròn nên có 3! cách.

Khi xếp 4 bạn nam vào bàn tròn, giữa 2 bạn nam có một khoảng trống, vậy có tổng cộng 4 khoảng trống.

Chọn 4 bạn nữ, xếp vào 4 khoảng trống có 4! cách.

Theo qui tắc nhân ta có 3!.4! = 144 cách

b) Trước tiên ta xếp 2 bạn Hồng và An ngồi cạnh nhau, có 2 cách xếp.

Chọn 3 bạn nam còn lại xếp vào 3 vị trí có 3!cách.

Chọn 3 bạn nữ xếp vào 3 vị trí xen kẽ có 3!cách.

Theo qui tắc nhân ta có 2.3!.3!=72 cách.

Vậy nếu xếp Hồng và An ngồi cạnh nhau thì có 72 cách.

Nên số cách xếp Hồng và An không ngồi cạnh nhau là: Số cách xếp xen kẽ - số cách xếp ngồi cạnh nhau = 144 – 72 =72 cách sắp xếp.

PHẦN III) CHỈNH HỢP


BÀI TẬP

Bài 1. Một nhà hàng có 5 món ăn chủ lực, cần chọn 2 món ăn khác nhau cho mỗi ngày, một món buổi trưa và một món buổi chiều. Hỏi có mấy cách chọn ?

Giải : Để có 2 món ăn, một món cho buổi trưa và một món cho buổi chiều ta chọn 2 món từ 5 món ăn chủ lực rồi xếp chúng theo một thứ tự.

Vậy có  5A2 = 20 cách

Bài 2. Ở trường phổ thông có các môn học là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Tiếng Anh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và Thể dục. Cần sắp lịch cho một ngày học có 5 tiết thuộc 5 môn khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp?

Giải : Ta thấy có tổng cộng 13 môn học khác nhau.

Để sắp thời khóa biểu cho một ngày có 5 tiết học, ta chọn 5 môn từ 13 môn học rồi xếp chúng theo một thứ tự, nên có 13A5 =154440

Bài 3. Có 10 cuốn sách khác nhau và 7 cây bút máy khác nhau. Cần chọn ra 3 cuốn sách và 3 cây bút máy để làm quà tặng cho 3 học sinh, mỗi em một cuốn sách và một cây bút máy. Hỏi có mấy cách ?

Giải : Chọn 3 từ 10 cuốn sách khác nhau có 10A3 Chọn 3 từ 7 cây bút máy khác nhau có 7A3

Theo qui tắc nhân ta có:10A3. 7A3 =151200

Bài 4. Một lớp có 15 học sinh nam và 20 nữ. Trong buổi tập trung lớp đầu năm, giáo viên chọn 3 học sinh làm ban cán sự lớp: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó và 1 thủ quỹ.

a) Hỏi có bao nhiêu cách chọn ?

b) Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu lớp trưởng là nam.

c) Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu trong 3 bạn được chọn phải có ít nhất 1 nữ.

Giải : a) Để có 1 lớp trưởng, 1 lớp phó, 1 thủ quỹ ta chọn 3 học sinh từ 35 học sinh rồi sắp theo 1 thứ tự.

Đây chính là chỉnh hợp chập 3 của 35: 35A3 = 39270

b) Lớp trưởng là nam có 15 cách chọn.

Hai bạn còn lại được chọn từ 34 bạn còn lại rồi xếp theo một thứ tự nên có 34A2 . Theo qui tắc nhân ta có: 15.34A2 =16830 cách chọn.

c) Giả sử 3 bạn được chọn đều là nam. Khi đó có 15A3 = 2730.

Vậy số cách chọn sao cho có ít nhất 1 nữ bằng Tổng số cách – số cách chọn cả 3 đề là nam =39270 – 2730 = 36540.

Bài 5. Trong một chương trình văn nghệ, cần chọn ra 7 bài hát trong 10 bài hát và 3 tiết mục múa trong 5 tiết mục múa rồi xếp thứ tự biểu diễn. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu các bài hát được xếp kế nhau và các tiết mục múa được xếp kế nhau ?

Giải : Chọn 7 bài hát từ 10 bài rồi xếp thứ tự, có 10A7

Chọn 3 mục múa từ 5 rồi xếp thứ tự nên có 5A3

Trường hợp 1 : hát trước, múa sau có: 10A7. 5A3

Trường hợp 2 : múa trước, hát sau có: 5A3. 10A7 

Theo qui tắc cộng có: 10A7. 5A3+ 5A3.10A7 = 72576000

IV) TỔ HỢP

BÀI TẬP

Bài 1. Một lớp có 40 học sinh gồm 25 nam và 15 nữ. Giáo viên chủ nhiệm cần chọn ra 6 học sinh tham gia trồng cây. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu:

a) Không phân biệt nam, nữ ?

b) Có 4 nam và 2 nữ ?

c) Có ít nhất là 3 học sinh nam ?

Giải:  Nhóm tham gia trồng cây gồm 6 học sinh, không phân biệt thứ tự.

a) Để có nhóm 6 học sinh ta chọn 6 học sinh từ 40 học sinh của lớp, nên có 40C6 = 3838380

b) Nhóm có 6 người Chọn 4 nam từ 25 nam có 25C6 cách chọn

Chọn 2 nữ từ 15 nữ có 15C2 cách chọn.

Theo qui tắc nhân ta có: 25C6. 15C2 =1328250 cách.

c) Nhóm 6 người có ít nhất 3 nam có thể xảy ra:

TH1: Có 3 nam 3 nữ, ta có 16C3. 25C3 cách chọn.

TH2: Có 4 nam 2 nữ, ta có 25C4. 15C2. cách chọn.

TH3: Có 5 nam 1 nữ, ta có 25C5.15C1 cách chọn.

TH4: Có 6 nam, ta có 25C6 cách chọn.

Theo qui tắc cộng ta có: 16C3. 25C3 + 25C4. 15C2 + 25C6

Bài 2. * Có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu khó, 10 câu trung bình và 15 câu dễ. Từ 30 câu đó có thể lập bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu khác nhau, sao cho mỗi đề phải có 3 loại (khó, trung bình, dễ) và số câu dễ không ít hơn 2 ?

Giải: Đề kiểm tra có 5 câu, phải có 3 loại câu khó, trung bình, dễ và phải có ít nhất 2 câu dễ, có thể xảy ra các trường hợp sau đây:

TH1: 2 câu dễ, 3 câu còn lại có cả khó, lẫn trung bình.

Chọn 2 câu dễ từ 15 câu có 15C2 cách chọn

Nếu chỉ chọn 3 câu khó từ 5 câu khó ta có 5C3 cách.

Nếu chỉ chọn 3 câu trung bình từ 10 câu ta có 10C3

Nếu chọn 3 câu từ 15 câu (khó+trung bình) có 15C3

Vậy chọn 3 câu có cả khó lẫn trung bình từ 15 câu ta có: 15C3-10C3-5C3 = 325 cách chọn.

Theo qui tắc nhân ta có: 15C2. 325 cách chọn.

TH2: 3 câu dễ, 1 câu khó, 1 câu trung bình ta có: 15C3. 5C1. 10C1 = 22750 cách chọn.

Cuối cùng, áp dụng quy tắc cộng ta có: 15C2. 325 + 22750 = 56875 cách chọn.

Bài 3. Cho 15 điểm khác nhau nằm trên mặt phẳng. Không có bất cứ 3 điểm nào trong số đó thẳng hàng. Hỏi có thể lập được bao nhiêu tam giác, tứ giác có đỉnh là một trong các điểm đã cho.

Giải: Để lập 1 tam giác, ta chọn 3 điểm từ 15 điểm đã cho nên có 15C3 = 455 (tam giác)

Để lập 1 tứ giác, ta chọn 4 điểm từ 15 điểm đã cho nên có 15C4 =1365 (tứ giác)

Bài 4. * Một đoàn tàu có 3 toa chở khách; toa I, II, III. Trên sân ga có 4 hành khách chuẩn bị đi tàu. Biết rằng mỗi toa đều còn 4 chỗ trống. Hỏi: a) Có bao nhiêu cách sắp 4 hành khách lên tàu.

b) Có bao nhiêu cách sắp 4 hành khách lên tàu để có 1 toa trong đó có 3 trong 4 vị khách.

Giải: a) Để 4 vị khách lên tàu, ta cần chọn ra 4 chỗ trống trong 12 chỗ trống trên tàu.

Vì chỉ cần lên tàu, không quan tâm thứ tự nên có 12C4 = 495 cách sắp xếp.

b) Chọn 1 nhóm 3 vị khách từ 4 vị khách ta có 4C3 cách chọn.

Nhóm 3 vị khách này khi lên tàu có thể chọn 1 trong 3 toa tàu, nên có 3 cách chọn.

Vị khách còn lại khi lên tàu có thể chọn 1 toa trong 2 toa tàu (không chở nhóm 3 vị kia) nên có 2 cách chọn.

Theo qui tắc nhân ta có: 4C3.3.2 = 24 cách sắp xếp.

Bài 5. Một đội cảnh sát gồm có 9 người. Trong ngày cần 3 người làm nhiệm vụ tại địa điểm A, 2 người làm tại B còn lại 4 người trực đồn. Hỏi có bao nhiêu cách phân công ?

Giải: Chọn 3 người từ 9 người để làm nhiệm vụ tại điểm A ta có 9C3 cách chọn.

Chọn 2 người từ 6 người còn lại làm nhiệm vụ tại điểm B có 6C2 cách chọn.

4 người còn lại trực đồn có 1 cách chọn.

Vậy theo qui tắc nhân ta có 9C3. 6C2. 1=1260

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT CÙNG LOGA!!!

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ đề