Từ năm 2008 địa giới Hà Nội gồm bao nhiêu quận huyện?

Cũng là một trong số những địa phương được sáp nhập về Thủ đô Hà Nội, xã Yên Trung (Thạch Thất, Hà Nội) được đánh giá là có nhiều đổi thay. Chủ tịch UBND xã Yên Trung Đinh Công Long cho biết, năm 2008, xã Yên Trung được tách ra từ huyện Lương Sơn (Hòa Bình) và nhập vào huyện Thạch Thất.

Trước khi về Thủ đô, Yên Trung vẫn còn thôn Hương chưa có điện lưới, giao thông các ngõ xóm chủ yếu là đường đất. Tuy nhiên, với sự quan tâm đầu tư của Thành phố và huyện Thạch Thất cùng sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, năm 2018, Yên Trung hoàn thành xây dựng nông thôn mới, hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Phát huy lợi thế địa hình đồi, núi thoáng, rộng, nhiều hộ dân ở Yên Trung đã thực hiện mô hình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, mô hình trồng thanh long ruột đỏ. Toàn xã có khoảng 1.000 người có việc làm ổn định tại Khu công nghiệp Quang Tiến (tỉnh Hòa Bình), Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Giống như xã Yên Trung, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) cũng có xuất phát điểm là một trong những địa phương từng gặp nhiều khó khăn trước khi sáp nhập. Thế nhưng, Tiến Xuân hôm nay đã khác xưa. Chẳng khó để thấy đó là điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được đầu tư đồng bộ. Hiện, Tiến Xuân đã có hộ dân đầu tư mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhiều hộ chăn nuôi quy mô trang trại, phát triển nghề trồng rừng (trên núi cao), trồng cây ăn quả (dưới chân núi)...

Không chỉ riêng Ba Vì, Thạch Thất, một địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc khi sáp nhập về Hà Nội cũng trở thành vùng kinh tế phát triển với tốc độ tương đối cao, đó là huyện Mê Linh. Sau khi sáp nhập, huyện Mê Linh có 18 xã, diện tích tự nhiên hơn 14 nghìn ha với hơn 19 vạn dân. Ngay từ ngày đầu về Thủ đô, huyện đã phối hợp với các sở, ngành của Thành phố triển khai nghiên cứu, xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mê Linh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; quy hoạch chung xây dựng huyện Mê Linh; quy hoạch xây dựng nông thôn mới...

Tốc độ phát triển kinh tế trong 15 năm của huyện đạt mức tăng bình quân 9,8%/năm; năm 2008 tăng 37,4%. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm ước đạt 693,5 tỷ đồng, trong đó thu từ tiền sử dụng đất bình quân hàng năm đạt 310,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, năm 2022 đạt 60 triệu đồng/người, gấp 5,4 lần so với năm 2008 (11,04 triệu đồng/người).

Có thể thấy rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ thành phố đến cơ sở, nhìn lại chặng đường 15 năm qua, đời sống người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện. Đa số hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Nền tảng văn hóa truyền thống của các vùng quê được bảo tồn, gìn giữ, phát huy…

>>> Bạn đang có nhu cầu tìm kiếm hoặc đăng tin rao các sản phẩm nhà đất thổ cư, nhà mặt tiền, nhà hẻm ngõ, biệt thự liền kề, đất nền, đất nền dự án, căn hộ chung cư, hoặc các loại bất động sản khác, ... thuộc 63 tỉnh thành trên toàn quốc thì bạn hãy truy cập website Rebiz.vn để xem online và tìm kiếm cho mình các sản phẩm Bất động sản phù hợp nhé. Trân trọng!

Vào lúc 17h3’ chiều nay, với 458/ 478 đại biểu (chiếm 92,9%) tán thành, Nghị quyết về mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội đã chính thức được Quốc hội thông qua. Đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thủ đô Hà Nội. Ngày 1/ 8/ 2008, Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội sẽ có hiệu lực.

Một quá trình chuẩn bị công phu và khoa học

Theo Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng, công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi trở về Thủ đô, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian để chỉ đạo công tác quy hoạch và xây dựng Thủ đô. Các đồng chí lãnh đạo đứng đầu Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ cũng đã dành nhiều tâm huyết và sự quan tâm đặc biệt cho công việc này.

Trong quá trình chỉ đạo xây dựng Thủ đô, với tầm nhìn chiến lược lâu dài về phát triển Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) đã khẳng định vai trò và vị thế của Thủ đô Hà Nội: "Là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Thủ đô Hà Nội có vinh dự lớn, đồng thời có trách nhiệm hết sức nặng nề".

Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xác định: "Xây dựng, phát triển Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trái tim của cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội, góp phần xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".

Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẳng định Thủ đô Hà Nội là Thủ đô đa chức năng, một mô hình thể hiện sự tiếp nối quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội. Điều đó cũng đòi hỏi Thủ đô Hà Nội cần được xây dựng và phát triển một cách toàn diện, xứng tầm là Thủ đô của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong tương lai với quy mô dân số ổn định sẽ đạt khoảng 120 triệu người; phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước, nguyện vọng của nhân dân; và cũng phù hợp với mô hình Thủ đô của nhiều nước trên thế giới.

Qua nhiều năm thực hiện Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1998, Hà Nội đã có nhiều lần xin điều chỉnh cục bộ các khu chức năng, thực tế đó cho thấy Thủ đô Hà Nội đã và đang phải giải quyết hàng loạt vấn đề bức xúc và tình trạng quá tải, mất cân đối ngày càng lớn. Và trong quá trình xây dựng quy hoạch Thủ đô đã nhận thấy rõ sự ảnh hưởng lan tỏa của một đô thị lớn cũng như mối liên kết hữu cơ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội giữa Hà Nội với các địa phương xung quanh. Vì vậy, không thể tìm các giải pháp phát triển Thủ đô chỉ trong ranh giới quy hoạch của Hà Nội mà cần nghiên cứu xây dựng quy hoạch Vùng Thủ đô rộng hơn nhằm giải quyết một cách cơ bản và toàn diện các yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong Vùng. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu lập Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội.

Trong gần 6 năm nghiên cứu Đồ án quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô với mô hình Hà Nội là đô thị hạt nhân liên kết phát triển với hệ thống đô thị của các địa phương trong Vùng; các chuyên gia quy hoạch trong và ngoài nước đã tổ chức nghiên cứu, trao đổi qua hơn 20 cuộc hội thảo trong nước và quốc tế với sự tham gia của các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng và của nhiều nhà khoa học, các hội nghề nghiệp liên quan, các tổ chức quốc tế như WB, JICA, KOIKA, ADB cùng nhiều tổ chức quốc tế khác.

Qua quá trình nghiên cứu quy hoạch xây dựng Hà Nội và quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đã chỉ ra không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện hữu của Hà Nội không thể đáp ứng được tốc độ đô thị hóa, sức hút đầu tư ngày càng lớn và sự gia tăng dân số ngày càng cao làm cho mật độ dân số kể cả thường trú và dân số vãng lai đã khoảng 5.000 người/km2 và nếu tính riêng khu vực nội đô đã lên đến trên 11.600 người/km2.

Rõ ràng việc mở rộng địa giới hành chính để Thủ đô Hà Nội phát triển với những ý tưởng trong quy hoạch phát triển Vùng, vừa bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Cùng với nhận định trên, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước (mã số KX09) về: “Quá trình đô thị hoá Thăng Long - Hà Nội, kinh nghiệm lịch sử và định hướng quy hoạch phát triển đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước" do Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện cũng xác định: mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội là một quy luật trong quá trình đô thị hóa.

Công việc nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được tiến hành trên cơ sở xác định hệ thống các yêu cầu và các tiêu chí, đưa ra nhiều phương án theo các hướng mở rộng khác nhau; tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá và cho điểm để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Có 5 phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội đã được nghiên cứu đề xuất, bao quát mọi khả năng mở rộng có thể. Ban cán sự Đảng Chính phủ đã thận trọng cân nhắc trên nhiều mặt và lựa chọn 3 phương án có số điểm cao hơn báo cáo Bộ Chính trị xem xét trình Ban Chấp hành Trung ương.

Tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tháng 01/2008, sau khi nghe Bộ Chính trị báo cáo về Tờ trình và Đề án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, ra Nghị quyết, kết luận: "Đồng ý chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây; điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc; toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình vào Thủ đô Hà Nội. Giao cho Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thành ủy Hà Nội, Tỉnh ủy Hà Tây, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy Hoà Bình chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo trình tự, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước".

Phương án được lựa chọn là tối ưu nhất

Từ năm 1961 đến nay, Thủ đô Hà Nội đã qua ba lần điều chỉnh địa giới hành chính, đó là các năm 1961 và 1978 điều chỉnh mở rộng, năm 1991 điều chỉnh thu hẹp; nhưng đây là lần đầu tiên việc nghiên cứu mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội được tiến hành trên cơ sở Đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội và quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô. Đây cũng chính là quá trình phân tích, đánh giá có tính tổng kết những ưu nhược điểm của các phương án mở rộng, thu hẹp trước đây, qua đó rút ra những kinh nghiệm và những đề xuất cần thiết cho việc xây dựng phương án mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội lần này.

Phương án 1 là phương án mở rộng được đề xuất để lựa chọn bao gồm thành phố Hà Nội hiện nay, mở rộng thêm tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) có diện tích tự nhiên 3.344,47 km2, dân số 6.232.940 người, có 29 đơn vị hành chính cấp quận, huyện.

Với phương án 1, Thủ đô Hà Nội mở rộng mới có một không gian đủ lớn, đủ quỹ đất thuận lợi để xây dựng Thủ đô của cả nước với một không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đô thị lịch sử, cổ kính, không chỉ trong thời gian 20 - 30 năm mà còn cả trong tương lai xa, nơi có môi trường trong lành, cảnh quan đẹp; quỹ đất để phát triển đô thị có nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn và không ảnh hưởng nhiều đến đất nông nghiệp vì chủ yếu là đất gò, đồi chưa có nhiều công trình xây dựng; phương án này cũng có điều kiện thuận lợi để xây dựng thế trận vững chắc về quốc phòng, an ninh cho Thủ đô Hà Nội và còn có ưu điểm là không làm xáo trộn nhiều về địa giới hành chính đối với các tỉnh khác; hơn nữa, tỉnh Hà Tây và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc là những địa phương tiếp giáp có nhiều mối quan hệ gắn bó lâu đời với Hà Nội và trong lịch sử đã có thời kỳ huyện Mê Linh và phần lớn địa phận của tỉnh Hà Tây  thuộc về Hà Nội.

Sơ đồ thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng.

Theo phương án mở rộng này, địa thế của Hà Nội tựa vào dãy núi Ba Vì và hướng ra dòng sông Hồng, Hà Nội sẽ luôn giữ được thế rồng cuộn hổ ngồi tiện hướng nhìn sông dựa núi; tiếp nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn với môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

1/8/2008: Chính thức có Hà Nội mới

Thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội từ ngày 01/8/2008. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước để tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng cùng với lãnh đạo các tỉnh và thành phố có liên quan chuẩn bị tốt một số việc cấp thiết về hợp nhất tổ chức bộ máy để hình thành bộ máy lãnh đạo mới của thành phố Hà Nội; đồng thời chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội mới năm 2009 để kịp tổng hợp trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2008.

Chính phủ sẽ chỉ đạo việc lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng theo đúng trình tự quy định của pháp luật.

Chính phủ sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng, đồng thời sẽ mời các chuyên gia tư vấn quốc tế phối hợp với các chuyên gia trong nước nghiên cứu lập Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và sẽ chỉ đạo việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các nhà khoa học và xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để bảo đảm Đồ án quy hoạch chung xây dựng của Thủ đô Hà Nội có chất lượng cao.

Về kinh phí cho việc thực hiện mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: kinh phí cho việc hợp nhất các cơ quan của thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây, sẽ không phát sinh nhiều như các trường hợp chia tách vì không phải xây dựng thêm trụ sở, mua sắm ô tô, tài sản mới; còn cấp huyện, cấp xã sẽ được giữ nguyên.

Về khoản chi thường xuyên cũng không phải bổ sung vì khoản chi này đã được bố trí cho các địa phương trong kế hoạch ngân sách năm 2008. Chính phủ sẽ điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 của thành phố Hà Nội và các tỉnh liên quan cho phù hợp với địa giới hành chính mới. Còn ngân sách năm 2009 của thành phố Hà Nội mới, Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng và tổng hợp trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2008 theo đúng quy định của Luật Ngân sách.

Về nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, trên cơ sở quy hoạch và các dự án đầu tư được phê duyệt, sẽ xác định nguồn vốn cụ thể cần phải huy động cho từng thời gian, cho từng dự án. Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng và tổng hợp trình Quốc hội xem xét trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.

Về tổ chức các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội mới, theo quy định tại Điều 118 của Hiến pháp năm 1992 thì tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Vì vậy về nguyên tắc tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có ba cấp chính quyền gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tên gọi là thành phố hay thị xã được căn cứ vào tính chất, mức độ đô thị hóa chứ không phải là căn cứ để phân biệt cấp hành chính.

Sau khi Hà Nội được mở rộng, việc tồn tại hai thành phố Hà Đông và Sơn Tây tương đương với thành phố thuộc tỉnh, là đơn vị hành chính cấp huyện, không trái với Hiến pháp. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu việc tổ chức lại hai thành phố này thành các đơn vị hành chính phù hợp.

Đối với 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn; sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo khẩn trương, cụ thể để sớm sáp nhập các xã này vào các huyện liền kề một cách hợp lý.

Một vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm nữa là công tác tổ chức và cán bộ, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ sẽ khẩn trương làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước để chỉ đạo việc sắp xếp bộ máy tổ chức và cán bộ của thành phố Hà Nội bảo đảm sự đồng bộ, hợp lý và nhanh chóng ổn định, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng của Chính phủ và Hà Nội quan tâm giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các nét văn hóa riêng tốt đẹp của từng địa phương và đặc biệt quan tâm xây dựng Thủ đô luôn xứng đáng là Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Thủ đô văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Về thực hiện kế hoạch sử dụng đất sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện và sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 theo Nghị quyết số 57/2006/QH11 của Quốc hội, đúng quy định của Luật Đất đai.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sau khi tiếp nhận những ý kiến đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đến đời sống của người nông dân, đồng bào dân tộc, nhân dân thuộc các khu vực khó khăn khi Hà Nội được mở rộng. Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là đồng bào ở các khu vực khó khăn.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội tại kỳ họp này có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng và thông qua quy hoạch phát triển Thủ đô Hà Nội xứng tầm với đất nước, dân tộc Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Với phương án mở rộng này, khi Việt Nam đạt mức dân số ổn định khoảng 120 triệu người thì Thủ đô có khoảng 10% dân số cả nước, đạt mật độ từ 3.500 đến 4.000 người/km2, tương đương với mật độ dân số ở Thủ đô của một số nước phát triển hiện nay như Pa ri (Pháp) 3.500 người/km2, Luân Đôn (Anh) 5.100 người/km2, Beclin (Đức) 3.740 người/km2, Mát-xcơ-va (Nga) 3.629 người/km2, Tokyo (Nhật Bản) 4.400 người/km2, Bắc Kinh (Trung Quốc) 4.000 người/km2, Kuala Lumpur (Malaysia) 3.120 người/km2. Hiện nay trên thế giới có 17 thành phố và thủ đô có diện tích trên 3.000km2..

Từ năm 2008 địa giới Hà Nội bao gồm bao nhiêu quận?

Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội mở rộng năm 2008 (gồm 30 quận, huyện). Triển lãm diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, mở cửa đến ngày 15/10.

Hà Nội gốc có bao nhiêu quận huyện?

Hà Nội hiện tại có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện: 12 Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.

Thủ đô Hà Nội có bao nhiêu quận huyện?

Thành phố Hà Nội cũng có 17 huyện bao gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mê Linh, Sóc Sơn và Ứng Hòa và 1 thị xã là Sơn Tây.

Hà Nội có bao nhiêu quận trung tâm?

Trong đó 04 quận thuộc trung tâm Hà Nội là: Hoàn Kiếm; Ba Đình; Đống Đa và Hai Bà Trưng.

Chủ đề