Từ ngộ nghĩa là gì

Tiếng ViệtSửa đổi

Từ nguyênSửa đổi

  1. Từ tiếng thtục):'

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng Hà Nội Huế Sài Gòn Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ŋo̰ʔ˨˩ŋo̰˨˨ŋo˨˩˨
ŋo˨˨ŋo̰˨˨

Phiên âm Hán–ViệtSửa đổi

Các chữ Hán có phiên âm thành “ngộ”

  • 蘁: ngộ, ngạc
  • 焐: ngộ
  • 悟: ngộ
  • 悞: ngộ
  • 誤: ngộ
  • 梧: ngộ, ngô
  • 𤵐: ngộ
  • 悮: ngộ
  • 捂: ngộ, ủ, ngô
  • 遇: ngộ
  • 俉: ngộ
  • 遌: ngộ, ngạc
  • 啎: ngỗ, ngộ
  • 䵐: ngộ
  • 䵎: ngộ, uyên
  • 晤: ngộ
  • 寤: ngộ, ngụ
  • 𠵦: ngỗ, ngộ
  • 痦: ngộ
  • 误: ngộ
  • 遻: ngộ, ngạc
  • 牾: ngỗ, ngộ

Phồn thểSửa đổi

  • 捂: ngộ, ủ
  • 誤: ngộ
  • 梧: ngộ, ngô
  • 遇: ngộ
  • 晤: ngộ
  • 悞: ngộ
  • 悟: ngộ
  • 牾: ngộ

Chữ NômSửa đổi

(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)

Cách viết từ này trong chữ Nôm

  • 蘁: ngộ, ngạc
  • 誤: ngộ
  • 捂: ngộ, ngô, ô
  • 寤: ngộ, ngụ
  • 遇: ngộ
  • 痦: ngộ
  • 俉: ngộ, ngủ
  • 午: ngọ, ngỏ, ngộ, ngủ, ngỡ, ngõ
  • 误: ngộ
  • 啎: ngỗ, ngộ
  • 焐: ngộ
  • 晤: cữ, ngộ
  • 遻: ngộ, ngạc
  • 牾: ngộ
  • 悟: ngộ
  • 悞: ngố, ngộ, ngô

Từ tương tựSửa đổi

Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự

  • ngố
  • Ngô
  • ngọ
  • ngõ
  • ngò
  • ngờ
  • ngớ
  • ngổ
  • ngô
  • ngó
  • ngỏ
  • ngơ
  • ngỡ
  • ngợ

Phó từSửa đổi

ngộ

  1. Lạ, khác thường. Ăn mặc ngộ quá.
  2. Nói trẻ nhỏ xinh đẹp.
  3. (Xem từ nguyên 1). Cô bé trông rất ngộ.
  4. L. Lỡ ra. Dự trữ một ít thuốc ngộ có ốm chăng.

Định nghĩaSửa đổi

ngộ

  1. T,

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
  • Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)

Từ điển phổ thông

hiểu

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Hiểu ra, vỡ lẽ. ◇Lỗ Tấn 魯迅: “Tha lập tức ngộ xuất tự kỉ chi sở dĩ lãnh lạc đích nguyên nhân liễu” 他立即悟出自己之所以冷落的原因了 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Y liền hiểu ra nguyên do tại sao cho nỗi lòng hiu quạnh của mình. 2. (Động) Khai mở tâm thức, làm cho không mê muội nữa, làm cho tỉnh. ◎Như: “hoảng nhiên đại ngộ” 恍然大悟 bỗng chợt bừng mở tâm thức.

3. (Danh) Họ “Ngộ”.

Từ điển Thiều Chửu

① Tỏ ngộ, biết. Trong lòng hiểu thấu gọi là ngộ, đọc sách hiểu được ý hay gọi là ngộ tính 悟性.
② Mở, bảo cho người biết tỉnh lại không mê muội nữa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ngộ, tỉnh ngộ, giác ngộ: 執迷不悟 Mê muội mãi không tỉnh ngộ; 恍然大悟 Bỗng nhiên tỉnh ngộ, bừng tỉnh;
② (văn) Làm cho tỉnh ngộ, giác ngộ (người khác).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Hiểu ra — Tỉnh ra mà hiểu biết, đầu óc không còn tối tăm như trước. Td: Tỉnh ngộ. Giác ngộ.

Tự hình 3

Dị thể 7

𠵥𠼘𢛤𢤓𥄪𦤜

Không hiện chữ?

Chữ gần giống 4

Từ ghép 11

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Nghênh tiếp, đối diện. ◇Nghi lễ 儀禮: “Nhược vô khí, tắc ngộ thụ chi” 若無器, 則捂受之 (Kí tịch lễ 既夕禮) Nếu không có vật, thì đối mặt mà nhận lấy. 2. (Động) Xung đột, mâu thuẫn.

3. (Động) Che lấp, bưng che. ◎Như: “túng hữu thiên chích thủ, nan ngộ vạn nhân khẩu” 縱有千隻手, 難捂萬人口 dù có ngàn cái tay cũng khó khuất lấp muôn miệng người. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Bảo Ngọc thính kiến giá thoại tiện mang ngộ tha đích chủy thuyết đạo: Bãi, bãi, bãi! Bất dụng thuyết giá ta thoại liễu” 寶玉聽見這話, 便忙捂她的嘴說道: 罷, 罷, 罷! 不用說這些話了 (Đệ tam thập lục hồi) Bảo Ngọc nghe nói, liền vội vàng bịt mồm (Tập Nhân) lại, bảo: Thôi! Thôi! Thôi! Đừng nói những câu ấy nữa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm trái ngược lại.

Tự hình 2

Dị thể 4

Chữ gần giống 4

Từ điển phổ thông

1. gặp, đối mặt nhau
2. sáng

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp mặt. ◎Như: “ngộ diện” 晤面 gặp mặt, “hội ngộ” 會晤 gặp gỡ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Liên nhật bất ngộ quân nhan, hà kì quý thể bất an” 連日不晤君顏, 何期貴體不安 (Đệ tứ thập cửu hồi) Mấy hôm nay không đến hầu long nhan, ngờ đâu ngọc thể bất an.
2. (Tính) Thông minh, sáng suốt. ◇Tống sử 宋史: “Tán viết: Chân tông anh ngộ chi chủ” 贊曰: 真宗英晤之主 (Chân Tông bổn kỉ 真宗本紀) Khen rằng: Chân Tông là bậc vua anh tài sáng suốt.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp, đối, cùng gặp mặt nhau gọi là ngộ diện 晤面.
② Sáng.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp mặt: 有暇請來一晤 Lúc rỗi mời đến gặp nhau một tí;
② Sáng suốt, khôn ngoan, tỏ ngộ, (được) giác ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Sáng sủa — Trước mặt nhau. Đối diện.

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ ghép 4

hội ngộ 会晤 • hội ngộ 會晤 • ngộ diện 晤面 • ngộ diện 晤靣

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

ấp, chườm

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Ấp, chườm, ủ. ◎Như: “dụng nhiệt thủy đại ngộ thủ” 用熱水袋焐手 lấy túi nước nóng chườm tay. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Giá bất thị tha, tại giá lí ngộ ni” 這不是她, 在這裏焐呢 (Đệ ngũ thập nhất hồi) Không phải cô ta đâu, (cô ta) đang ủ (ở trong chăn) đây này.

Từ điển Trần Văn Chánh

Ấp, chườm: 用熱水袋焐一焐手 Lấy túi nước nóng chườm tay.

Tự hình 2

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Làm trái ngược. ◎Như: “ngộ nghịch” 牾逆 xúc phạm, làm trái.

Từ điển Thiều Chửu

① Trái ngược, cùng nghĩa với chữ ngỗ 忤.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái nghịch. Cũng đọc Ngỗ.

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Trái nghịch. Một âm là Ngạc.

Tự hình 1

Từ điển phổ thông

1. nhầm
2. làm mê hoặc

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Sự sai lầm. ◇Tam quốc chí 三國志: “Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố” 曲有誤, 周郎顧 (Ngô thư 吳書, Chu Du truyện 周瑜傳) Khúc nhạc (đang đàn cho nghe) có chỗ sai, Chu Du ngoảnh đầu lại nhìn. 2. (Động) Lầm lẫn. ◎Như: “thác ngộ” 錯誤 lầm lẫn. ◇Sử Kí 史記: “Quần thần nghị giai ngộ” 群臣議皆誤 ( Tiêu tướng quốc thế gia 蕭相國世家) Lời bàn của quần thần đều sai lầm cả. 3. (Động) Lỡ, bỏ lỡ. ◎Như: “hỏa xa ngộ điểm” 火車誤點 xe lửa lỡ giờ. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Khởi khả nhân nhất ngôn nhi ngộ đại sự da?” 豈可因一言而誤大事耶 (Đệ ngũ hồi) Sao lại vì một lời nói mà bỏ lỡ việc lớn? 4. (Động) Mê hoặc. ◇Tân Đường Thư 新唐書: “Thử phi bệ hạ ý, tất tiêm nhân dĩ thử doanh ngộ thượng tâm” :此非陛下意, 必憸人以此營誤上心 (Lí Giáng truyện 李絳傳) Đó không phải là ý của bệ hạ, hẳn có người gian lấy đó mưu làm mê hoặc lòng trên.

5. (Động) Làm hại, làm lụy. ◇Đỗ Phủ 杜甫: “Nho quan đa ngộ thân” 儒冠多誤身 (Phụng tặng Vi Tả Thừa 奉贈韋左丞) Mũ nhà nho hay làm lụy thân.

Từ điển Thiều Chửu

① Lầm. Như thác ngộ 錯誤 lầm lẫn. ② Làm mê hoặc.

③ Bị sự gì nó làm luỵ.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: 錯誤 Sai lầm; 筆誤 Viết sai; 群臣議皆誤 Lời bàn của quần thần đều sai cả (lầm cả) (Sử kí); ② (văn) Làm mê hoặc; ③ Lỡ làm (không cố ý); ④ Lỡ, nhỡ, bỏ lỡ: 誤事 Lỡ việc, nhỡ việc; 誤點 Lỡ giờ;

⑤ Hại, làm hại, làm lỡ: 誤人子弟 Làm hại con em người ta.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ngờ vực — Sai lầm. Lầm lẫn.

Tự hình 3

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Từ ghép 11

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. nhầm
2. làm mê hoặc

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 誤.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Sai, lầm, nhầm: 錯誤 Sai lầm; 筆誤 Viết sai; 群臣議皆誤 Lời bàn của quần thần đều sai cả (lầm cả) (Sử kí); ② (văn) Làm mê hoặc; ③ Lỡ làm (không cố ý); ④ Lỡ, nhỡ, bỏ lỡ: 誤事 Lỡ việc, nhỡ việc; 誤點 Lỡ giờ;

⑤ Hại, làm hại, làm lỡ: 誤人子弟 Làm hại con em người ta.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 誤

Tự hình 2

Dị thể 2

Chữ gần giống 3

Từ ghép 2

Từ điển phổ thông

gặp gỡ

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Gặp, gặp nhau, không hẹn mà gặp. ◎Như: “hội ngộ” 會遇 gặp gỡ. ◇Sử Kí 史記: “Hoàn chí Lật, ngộ Cương Vũ Hầu, đoạt kì quân, khả tứ thiên dư nhân” 還至栗, 遇剛武侯, 奪其軍, 可四千餘人 (Cao Tổ bản kỉ 高祖本紀) (Bái Công) quay về đến đất Lật, gặp Cương Vũ Hầu, cướp quân (của viên tướng này), đuợc hơn bốn nghìn người. 2. (Động) Mắc phải, tao thụ. ◎Như: “ngộ vũ” 遇雨 gặp mưa, “ngộ nạn” 遇難 mắc nạn. ◇Tư Mã Thiên 司馬遷: “Bộc dĩ khẩu ngữ ngộ thử họa, trùng vi hương đảng sở tiếu” 僕以口語遇此禍, 重為鄉黨所笑 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Kẻ này vì lời nói mà mắc cái vạ này, lại thêm bị làng xóm chê cười. 3. (Động) Hợp, thích hợp, khế hợp, đầu hợp. ◎Như: “vị ngộ” 未遇 chưa hợp thời (chưa hiển đạt). ◇Chiến quốc sách 戰國策: “Vương hà bất dữ quả nhân ngộ” 王何不與寡人遇 (Tần tứ 秦四) Vua sao không hợp với quả nhân? 4. (Động) Đối xử, tiếp đãi. ◎Như: “quốc sĩ ngộ ngã” 國士遇我 đãi ta vào hàng quốc sĩ. ◇Sử Kí 史記: “Hàn Tín viết: Hán Vương ngộ ngã thậm hậu, tái ngã dĩ kì xa, ý ngã dĩ kì y, tự ngã dĩ kì thực” 韓信曰: 漢王遇我甚厚, 載我以其車, 衣我以其衣, 食我以其食 (Hoài Âm Hầu liệt truyện 淮陰侯列傳) Hàn Tín nói: Vua Hán đãi tôi rất hậu, lấy xe của mình để cho tôi đi, lấy áo của mình để cho tôi mặc, lấy cơm của mình để cho tôi ăn. 5. (Động) Đối phó, chống cự. ◇Thương quân thư 商君書: “Dĩ thử ngộ địch” 以此遇敵 (Ngoại nội 外內) Lấy cái này đối địch. 6. (Danh) Cơ hội, dịp. ◎Như: “giai ngộ” 佳遇 dịp tốt, dịp may, “cơ ngẫu” 機遇 cơ hội, “tế ngộ” 際遇 dịp, cơ hội.

7. (Danh) Họ “Ngộ”.

Từ điển Thiều Chửu

① Gặp. Gặp nhau giữa đường gọi là ngộ. Sự gì thốt nhiên gặp phải cũng gọi là ngộ. Như ngộ vũ 遇雨 gặp mưa, ngộ nạn 遇難 gặp nạn, v.v. ② Hợp. Như thù ngộ 殊遇 sự hợp lạ lùng, ý nói gặp kẻ hợp mình mà được hiển đạt vậy. Vì thế cho nên học trò lúc còn nghèo hèn gọi là vị ngộ 未遇. ③ Thết đãi. Như quốc sĩ ngộ ngã 國士遇我 đãi ta vào hàng quốc sĩ.

④ Ðối địch, đương.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Gặp, gặp gỡ, gặp phải, hội kiến, hội ngộ: 遇雨 Gặp mưa; 不期而遇 Không hẹn mà gặp; 遇諸塗 Gặp ở ngoài đường (Luận ngữ); ② Đối đãi, đãi ngộ: 待遇 Đãi ngộ; 殊遇 Đãi ngộ đặc biệt; 國士遇我 Đãi ta như đãi hàng quốc sĩ (Sử kí: Thích khách liệt truyện); 遇人恭謹 Đối đãi người cung kính (Hán thư); ③ Dịp, cảnh ngộ: 佳遇 Dịp may, dịp tốt; 隨遇而安 Tùy theo cảnh ngộ mà chấp nhận; 際遇 Cơ hội, dịp; ④ (văn) Tiếp xúc, cảm xúc: 臣以神遇而不以目視 Thần chỉ tiếp xúc bằng cảm giác chứ không nhìn bằng mắt (Trang tử: Dưỡng sinh chủ); ⑤ (văn) Chiếm được lòng tin (của bề trên hoặc vua chúa...), gặp và hợp nhau: 垂老遇君未恨晚 Sắp già được gặp và hợp với vua chưa hận muộn (Đỗ Phủ: Tòng sự hành);

⑥ [Yù] (Họ) Ngộ.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Không hẹn mà gặp. Td: Hội ngộ — Hợp nhau — Đối xử. Td: Đãi ngộ.

Tự hình 4

Dị thể 3

Từ ghép 19

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Dùng như chữ Ngộ 遇 — Một âm là Ngạc.

Tự hình 1

Dị thể 3

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Gặp gỡ. Như hai chữ Ngộ 遌, 遇 — Một âm là Ngạc.

Tự hình 2

Chữ gần giống 2

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Video liên quan

Chủ đề