Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau

Để biết thêm thông tin về Việt Nam, vui lòng truy cập trang quốc gia Việt Nam và các ấn phẩm khác của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

QUAN HỆ HOA KỲ – VIỆT NAM

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập, góp phần đảm bảo an ninh quốc tế; tham gia các quan hệ thương mại hai bên cùng có lợi; và tôn trọng nhân quyền và pháp quyền. Mối quan hệ song phương được định hướng bởi Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2013 – đây là một khuôn khổ tổng thể nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương; và các Tuyên bố chung do lãnh đạo hai nước ban hành vào các năm 2015, 2016, và tháng 5 và tháng 11 năm 2017. Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ đã kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tiếp tục cam kết tăng cường hợp tác.

Quan hệ Đối tác Toàn diện nhấn mạnh cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cung cấp cơ chế thuận lợi cho việc hợp tác trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại, quốc phòng và an ninh, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, trợ giúp nhân đạo/cứu trợ thiên tai, các vấn đề chiến tranh để lại, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, giao lưu nhân dân hai nước, và văn hóa, thể thao và du lịch. Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực thực thi pháp luật, hợp tác xuyên biên giới trong khu vực, và thực hiện các công ước và tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một đối tác trong các cơ chế chống phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm Sáng kiến Toàn cầu Chống Khủng bố Hạt nhân, và tận dụng chuyên môn, thiết bị và chương trình đào tạo sẵn có trong chương trình Kiểm soát xuất khẩu và An ninh biên giới liên quan. Năm 2016, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một thư thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và tư pháp, và hai quốc gia đang phối hợp để triển khai thỏa thuận. Hoa Kỳ và Việt Nam thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại về lao động, an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ và nhân quyền.

Việc tìm kiếm một cách đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ mất tích và chưa được tìm thấy ở Đông Dương là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Hàng năm Bộ Chỉ huy Hỗn hợp tìm kiếm Tù binh và Quân nhân mất tích thực hiện bốn giai đoạn tìm kiếm và khai quật lớn tại Việt Nam, trong đó các cán bộ quân sự và dân sự được đào tạo đặc biệt của Hoa Kỳ sẽ điều tra và khai quật hàng trăm trường hợp để thống kê một cách đầy đủ nhất các trường hợp này. Kể từ tháng 8 năm 2011, các đội khai quật của Việt Nam cũng thường xuyên tham gia vào những cuộc khai quật này.

Việt Nam vẫn bị ô nhiễm rất nặng bởi các vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, chủ yếu dưới dạng vật liệu chưa nổ, bao gồm nhiều diện tích ô nhiễm bom chùm từ cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ riêng lẻ lớn nhất cho hoạt động khắc phục hậu quả vật liệu chưa nổ/bom mìn tại Việt Nam, theo đó Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 140 triệu USD từ năm 1994, và vào tháng 12 năm 2013, hai quốc gia đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiếp tục hợp tác trong xử lý bom mìn, vật liệu chưa nổ. Những nỗ lực của Hoa Kỳ trong giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, như xử lý bom mìn và vật liệu nổ, tìm kiếm quân nhân mất tích và xử lý dioxin đã tạo nền tảng cho quan hệ quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam. Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước như đề cập trong Bản ghi nhớ về Thúc đẩy Hợp tác Quốc phòng Song phương năm 2011 và Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ – Việt Nam ký kết năm 2015, trong đó ưu tiên về hợp tác nhân đạo, các vấn đề chiến tranh để lại, an ninh hàng hải, gìn giữ hòa bình, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Vào tháng 5 năm 2016, Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về an ninh hàng hải – bao gồm thông qua Sáng kiến An ninh Hàng hải, chương trình Hợp tác Giảm thiểu Đe dọa và quỹ Hỗ trợ tài chính Quân sự Đối ngoại. Hoa Kỳ đã bàn giao các tàu tuần duyên lớp Hamilton cho Việt Nam vào năm 2017 và 2020 để giúp Việt Nam nâng cao năng lực thực thi luật hàng hải. Hoa Kỳ tái khẳng định sự ủng hộ đối với những nỗ lực gìn giữ hòa bình của Việt Nam thông qua hỗ trợ Việt Nam lần đầu tiên triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào năm 2018.

Mối quan hệ giữa nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam cũng phát triển rất nhanh chóng. Hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam học tập tại Hoa Kỳ, đóng góp gần 1 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đại học Fulbright Việt Nam, với khóa đại học đầu tiên khai giảng vào mùa thu năm 2019, đã đưa nền giáo dục đẳng cấp, độc lập, mang phong cách Hoa Kỳ đến Việt Nam. Ngoài ra, hơn 25.000 thanh niên Việt Nam đang là thành viên của mạng lưới Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á tại Việt Nam. Năm 2020, Hoa Kỳ và Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận triển khai chương trình Tổ chức Hòa bình.

Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam

Nhằm giúp Việt Nam xây dựng sự tự chủ, Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thương mại, ứng phó với các mối đe dọa từ đại dịch, thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giải quyết các vấn đề chiến tranh để lại, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Những trợ giúp của Hoa Kỳ đối với Việt Nam tập trung vào việc củng cố các lợi ích nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền. Các dự án hỗ trợ đều hướng tới mục tiêu thực hiện sâu sắc hơn các cải cách thể chế, nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan tư pháp và lập pháp Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của công chúng vào quá trình xây dựng luật và quy định. Hoa Kỳ cũng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam điều chỉnh các bộ luật và thực hành phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế, cũng như thực thi hiệu quả luật lao động và đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Những hỗ trợ của Hoa Kỳ hướng tới giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác, bao gồm xử lý dioxin, nâng cao chất lượng hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam, và trợ giúp nhóm dân số dễ bị tổn thương. Năm 2017, Hoa Kỳ và Việt Nam đã kết thúc thành công giai đoạn đầu tiên của hoạt động xử lý dioxin tại Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, và từ tháng 12 năm 2019, hai quốc gia bắt đầu triển khai dự án kép dài 10 năm về xử lý ô nhiễm dioxin tại Sân bay Biên Hòa, cũng như sáng kiến trị giá 65 triệu USD nhằm hỗ trợ người khuyết tật tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Quan hệ kinh tế song phương

Kể từ khi hiệp định thương mại song phương Hoa Kỳ – Việt Nam có hiệu lực vào năm 2001, hoạt động thương mại giữa hai quốc gia và đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký kết một hiệp định khung về thương mại và đầu tư; cũng như các hiệp định về dệt may, vận tải hàng không, hải quan và hàng hải. Hiện Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam máy móc, máy tính và đồ điện tử, sợi/vải, nông sản và các loại xe. Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam đồ may mặc, giày dép, nội thất và giường tủ, nông sản, hải sản và thiết bị điện. Thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã tăng trưởng từ 451 triệu USD vào năm 1995 lên hơn 90 tỷ USD vào năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2020, và kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ cùng năm đạt 79,6 tỷ USD. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt 2,6 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế

Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của một số tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đang đảm nhận vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với nhiệm kỳ hai năm, từ 2020 đến 2021, và gần đây nhất là Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Đại diện song phương

Các quan chức chủ chốt của đại sứ quán được liệt kê trong Danh sách quan chức chủ chốt của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Việt Nam đặt đại sứ quán tại Hoa Kỳ ở số 1233 Đường 20, NW, #400, Washington DC 20036 (SĐT: 202-861-0737).

Chiến tranh là da thịt của lịch sử và con người cần yêu hòa bình qua sức mạnh

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau

Chụp lại hình ảnh,

Cuộc chiến 30 năm ở châu Âu thế kỷ 17

"Thế các ngươi nghĩ rằng ta đến để mang hòa bình cho thế gian? Không! Ta đến để mang phân-rẽ." (Luke 12).

Cộng hòa Liên bang Nga dưới sự chỉ đạo của Vladimir Putin đã chính thức xâm lăng Ukraine. Chiến tranh bùng nổ. Âu châu sau nhiều thập niên hòa bình, nay cung nhịp lịch sử đã chuyển hướng. Chuyện bất bình thường - của xâm lược, chiến trường đẫm máu, hủy hoại tang thương, chết chóc bi thảm - hôm nay trở lại khung trời Âu châu.

Chiến tranh là bất thường?

Thực ra, hòa bình mới là bất thường. Carl von Clausewitz (1780 - 1831), chiến lược gia gốc Phổ (Prussia) trong cuốn "Bàn về Chiến Tranh" viết, "Chiến tranh không phải là một hiện tượng khác lạ, nhưng chỉ là sự tiếp nối chính trị bằng phương tiện khác mà thôi."

Ông viết tiếp, "Người tử tế thường nghĩ rằng làm sao để có một phương cách hay ho nhằm đánh bại kẻ thù mà không tốn quá nhiều máu xương - và như vậy mới là nghệ thuật chiến tranh. Nhưng với lối suy tư như thế, dù tốt lành, nhưng đó chỉ là một ngụy biện. Chiến tranh là chuyện tối nguy hiểm. Sai lầm tệ hại nhất thường xẩy ra từ những trái tim nhân hậu khi suy tư như thế."

Và ông kết luận, "Muốn có hòa bình thì hãy chuẩn bị cho chiến tranh."

Thế giới ngày nay, tất cả lãnh thổ và biên giới quốc gia được định hình bởi chiến tranh. Từ Trung quốc đến Ba Tử cổ đại đến Phi châu, Mỹ châu, hay Hoa Kỳ, sự ra đời của các quốc gia tân thời đã được quyết định bởi xung đột vũ khí - là kết quả từ xương thịt trên chiến trường. Bản đồ phân định dân tộc và biên cương, đế chế lên ngôi hay suy tàn, những trang sử nhân loại không phải được in bằng mực tím - mà được vẽ và viết bằng máu đỏ.

Bản đồ Âu châu hiện tại được vẽ bằng máu từ thưở xa xưa. Riêng từ đầu thế kỷ 17, Cuộc chiến Ba Mươi Năm (1618-1648), giữa các lãnh chúa và Giáo hội Thiên Chúa La Mã đã góp phần cho sự hình thành một ý thức chính trị công quyền hiện đại.

EU-Nato-Ukraine: Đức tăng chi tiêu quốc phòng để chống Nga

Nga xâm lược Ukraine: Bước tiếp theo của Putin là gì?

Trí thức, nhà báo và dân biểu Nga phản đối 'cuộc chiến của Putin'

Zelensky: Từ diễn viên hài đến lãnh đạo thời chiến đầy thuyết phục

Đó là ý niệm Cộng hòa - quyền hạn chính trị đến từ quần chúng thay vì của vương quyền hay Giáo hội.

Sau cuộc chiến 30 năm đó là các cuộc chiến liên miên của vua Louis XIV, của cuộc chiến ly khai Tây Ban Nha (1702-1714), Chiến tranh Anh Quốc với Hà Lan, tiếp theo là cuộc xâm lăng Ba Lan bởi Nga hoàng, chiến tranh của người Ottoman, và Chiến tranh Bảy năm (1756-1763).

Riêng trong thế kỷ 20 gần đây, hai Thế Chiến cách nhau chỉ hơn hai thập niên - nhưng cả hai cuộc chiến tang thương ngút ngàn ấy vẫn chỉ là một cuộc chiến kéo dài lẫn nhau. Tâm lý uẩn ức của dân Đức sau khi bị đánh bại từ cuộc chiến trước đã tạo nên nhân vật Hitler.

Cũng như thế, nỗi uẩn ức trong xã hội và chính giới Nga sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã dựng nên Putin bây giờ. Cũng như tự ái nhục nhã của Trung Hoa từ gần hai trăm năm qua đối với Tây phương - Bách niên Quốc xỉ - đã dựng nên Tập Cận Bình.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Frederick Đại đế dựng lên nước Phổ bằng quân đội hùng mạnh

Từ Hitler, đến Putin, đến Tập, họ là những lãnh tụ đế chế muốn làm sống lại huyền thoại huy hoàng dân tộc từ quá khứ, mà theo họ, đã bị tước đoạt gần đây. Họ là những "revanchists" - những anh hùng phục thù theo chủ nghĩa quốc gia, muốn khôi phục thời hoàng kim đã mất.

Khi huyền thoại đế chế đã mất, cả một dân tộc mang chấn thương tâm lý từ lịch sử, tạo nên một giòng vô thức ngấm ngầm để chờ cơ hội nổi dậy.

Ở Trung Quốc, khởi đi từ huyền thoại nước Đại Yên ở Bắc Trung quốc, dòng họ Mộ Dung suốt mấy trăm năm vẫn nuôi giấc mộng phục quốc. Trung Quốc, từ lịch sử cố đại, đã sinh ra biết bao nhiêu những người hùng khác nối tiếp trong huyền thoại lịch sử của nhiều đế ché khác nhau.

Từ Tần Thủy Hoàng đến Lý Tự Thành, rồi gần nữa là đến Hồng Tú Toàn nhân danh là 'em ruột' của Chúa Jesus đã phát động cuộc nội chiến Thái Bình Thiên quốc giữa thế kỷ 19, giết gần một phần tư dân số Trung hoa thời Mãn Thanh.

Ở đế quốc đó, những anh hùng huyền thoại phục quốc là bầy con rơi từ máu huyết đầy căm phẫn từ nỗi uẩn khuất lưu vong, mất tổ quốc, một chuỗi dài bất tận về huyền thoại quốc gia và chế độ, là khởi điểm của bao nhiêu chiến cuộc ngút ngàn.

Tại sao có chiến tranh?

Về nguyên nhân siêu hình và xa, theo George Gurdjieff, một huyền nhân gốc Amernia ở đầu thế kỷ 20, thì chiến tranh không phải do con người gây nên. Ông nói rằng, con người không làm được chi cả. Họ - những Hitler, Bush, Saddam Hussein, Putin hay Tập - chỉ là những con robots phản ứng theo cung nhịp chuyển động và vị trí ứng chiếu của các hành tinh - planetary alignment. Theo ông, khi sao Hỏa ở vào một vị thế nào đó đối với các hành tinh khác thì nó sẽ tác động chiến tranh trên địa cầu. Cứ mỗi bảy năm thì chiến tranh nhỏ xảy ra; 30 năm thì chiến tranh lớn bắt đầu.

Riêng với Việt Nam, cung nhịp 7-30 năm chiến tranh đã được lặp đi lặp lại nhiều lần.

Từ năm 1620, khi sông Gianh được làm biên giới Nam-Bắc của hai giòng Trịnh-Nguyễn cho đến 1945 và cuối cùng là 1975, cứ từng bảy năm là có chiến tranh. Riêng dưới triều Nguyễn, từ 1802 đến 1945, cũng theo cung nhịp 7-30 năm, đã có hơn 400 chiến tranh nhỏ từ những vụ nổi dậy gươm đao khắp giang sơn, từ Bắc vô Nam, bới các thế lực, khuynh hướng, phe nhóm khác nhau.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nội chiến Trung Quốc nổ ra khi quân đội Nhật hoàng tấn công trong thập niên 1930s

Kinh tế thế giới cũng đi theo cung nhịp 7-30 đó. Từ năm 2001 khi thị trường chứng khoán sụp đổ toàn cầu đến nay, cứ mỗi bảy năm thì chu kỳ vẫn lập lại: 2001, 2008, 2015, 2022.

Theo Gurdjieff thì không lãnh tụ nào chịu trách nhiệm chiến tranh hay bất ổn cả. Hay nói theo tín lý nhà Phật thì chiến tranh là hệ quả từ những chuỗi duyên nghiệp trùng trùng nhân quả mà không một nhân vật nào, quốc gia, hay đảng phái, tôn giáo nào có thể chủ động hay ngăn cản được.

Putin rất có thể là một "thằng điên" - như thế giới đang lên án - hay chỉ là nạn nhân của một huyền thoại đế quốc mà cả dân tộc Nga vẫn ấm ức theo đuổi cả mấy thế kỷ qua.

Nhân chiến tranh của Putin ở Ukraine, nghĩ về lòng yêu hòa bình

Tuy nhiên, khi nói đến nguyên nhân siêu hình, xa xôi, chúng ta chỉ mơ hồ biết đến. Chiến tranh bao giờ cũng bắt đầu bởi chuyện gần hơn, chứ không vì những lý do trừu tượng. Sỡ dĩ Putin kéo quân qua Ukraine hôm nay là vì khối EU bất lực, Hoa Kỳ thụ động vì nội bộ bị chia rẽ trầm trọng. Thêm vào đó, dân chúng Tây phương hiện giờ mang tâm lý sợ hãi chiến tranh và muốn có hòa bình bằng mọi giá - dù trong nô lệ.

Khi một nền văn minh đem con người lên tầm mức lý tính ôn hòa, dân chúng sẽ sợ hãi xung đột, sợ mất mát, sợ chết, thì văn minh ấy sẽ bị tiêu diệt bởi những luồng năng lực đến các dân tộc hung hãn, không sợ chiến tranh, sẵn sàng gây hấn, xâm lược, chịu hy sinh thân xác và tất cả cho tham vọng đế chế riêng.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay chính sách đối ngoại của ảnh và nhất có gì giống nhau

Nguồn hình ảnh, Huu Liem Nguyen

Chụp lại hình ảnh,

Hình tác giả chụp năm 1998. TS Nguyễn Hữu Liêm thường có các bài viết dùng kiến thức triết học để giải thích những vấn đề xã hội, chính trị

Biểu dấu của yếu kém, nhu nhược chính là lòng yêu chuộng hòa bình. Bồ câu luôn là thức ăn của diều hâu. Khi khối văn minh Âu-Mỹ do dự thì Putin lấn tới.

Biden có lẽ như đã lập lại vai trò của Neville Chamberlain, Thủ tướng Anh, trước thềm Thế chiến Hai, trong tinh thần cầu hòa, nhân nhượng khi đối đầu với Hitler?

Bài học lịch sử là vậy: Lý tưởng hòa bình phải được cân bằng bởi thực tiễn chiến chinh.

Từ Thucydides, Tôn Tử, đến Washington, Hamilton đều nhắc nhở như vậy. Đối với một kẻ độc tài, hung hãn thì chỉ có một phương cách đối trị.

Đó là dĩ độc trị độc. Ta sẵn sàng chết và sẽ giết ngươi nếu nhà ngươi không biết điều. Ta không sợ chiến tranh. Ngươi sẽ bị hủy diệt nếu gây chiến. Đó là thông điệp duy nhất - vâng, duy nhất - mà những kẻ như Putin hay 'đồng chí' của y ở bốn phương trời biết lắng nghe.

Ở gần cuối tác phẩm kinh điển "Bàn về Chiến tranh," von Clausewitz viết, "Hung hăng mù quáng [của kẻ xâm lược] sẽ tự hủy hoại đòn tấn công - chứ không vì phóng chống của đối phương." von Clausewitz nếu ở trong bối cảnh hiện nay chắc là biết rằng lão Đại đế Nga hoàng Putin đương thời không dại gì mà đem nước Nga vào một cuộc chiến nguyên tử toàn diện với Âu-Mỹ - mà ông ta chỉ theo đuổi một cuộc chiến rất giới hạn.

Nhưng như von Clausewitz nhiều lần cảnh cáo rằng biểu dấu nhân nhượng và yếu đuối sẽ làm cho đối phương tính toán sai lầm và đi những nước cờ nguy hiểm.

Nước cờ kế tiếp của Putin?

Trong vòng 24 giờ qua, Putin có vẻ như đang đi các thế cờ nguy hiểm bằng cách đe dọa Âu châu và thế giới với vũ khí nguyên tử. Đáp lại, Hoa Kỳ và EU gia tăng viện trợ vũ khí phòng không và chống tăng tối tân cho Ukraine - cộng thêm nhiều biện pháp kinh tế, tài chính trừng phạt Putin và chế độ. Đức quôc cũng vội vã gia tăng ngân sách quốc phòng nhằm đối phó với đe dọa từ Putin.

Tất cả mọi dự đoán về một cuộc chiến giới hạn có thể đã đi vào giai đọan khó tiên liệu.

Nhưng, lần nữa, thế giới phải phản ứng quyết liệt, phải sẵn sàng hy sinh tất cả, từ bỏ tâm lý yếu hèn, quá yêu chuộng hòa bình, để cho những kẻ cuồng như Putin (hay đầy tham vọng như Tập) một lời cảnh cáo nghiêm khắc.

Rằng huyền thoại đế chế huy hoàng qúa khứ xa xưa phải không thể được kiến tạo bằng xương máu nhân loại - và kẻ vung gươm đao sẽ chết bởi gươm đao. Kẻ gây chiến sẽ phải bị hủy diệt.

Bài thể hiện quan điểm riêng của TS triết học, luật gia Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose, California.

Xem các bài cùng tác giả:

'Bi hài kịch trong xã hội Việt Nam thời hậu cộng sản'

Việt Nam và Triết học: Suy nghĩ về Trần Ðức Thảo

Việt Nam: Cả Phật giáo và Đảng Cộng sản đều 'đang khủng hoảng'