Tư thế ngồi ăn đúng cách

Khi đang nằm mà muốn ngồi thì không nên bật dậy ngay, thay vào đó hãy nằm nghiêng người về phía cạnh giường, co hai gối lại, đưa hai chân ra ngoài, chống hai tay lên để ngồi dậy.

Các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Theo bác sĩ Tăng Quốc Chí, Chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn, vận động đúng tư thế là lưu ý đầu tiên để phòng tránh và trị liệu các vấn đề về liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm cứng khớp, viêm dây chằng... Bên cạnh đó cần tập thể dục hợp lý để tăng cường độ dẻo dai cho cơ xương khép và khả năng tái tạo mô tế bào tại chỗ.

Bác sĩ khuyên mọi người khi có các biểu hiện tê nhức, đau mỏi, bất thường ở cổ, lưng, khớp gối, chân, tay nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn hướng cải thiện. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị không dùng thuốc gồm chỉnh sửa tư thế, tập luyện, vật lý trị liệu. Nếu mức độ đau nhiều, cần chụp X-quang, MRI, CT để chẩn đoán kết hợp thuốc giảm đau, giãn cơ. Khi có các bằng chứng rõ ràng về tổn thương thần kinh, có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Nhiều trường hợp bệnh nhân cột sống được phát hiện sớm, chỉnh sửa lại tư thế vận động kết hợp các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện đến 60-70%, hiệu quả điều trị tốt chỉ trong vài ngày đến một tuần. Sau đây là một số hướng dẫn của bác sĩ Chí để phòng tránh các bệnh lý về cột sống.

Lưu ý: Những ảnh có dấu “X” là tư thế xấu không nên thực hiện.

1. Tư thế đứng

Tư thế ngồi ăn đúng cách
Tư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.

Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước (ảnh giữa).

Tư thế sai: Đầu chúi về phía trước lưng phẳng (ảnh trái) hoặc đầu chúi về phía trước, vai cong, cơ bụng yếu, lưng võng (ảnh phải).

2. Ngồi

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.

3. Tư thế nằm ngửa

Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu - cổ - thân - chân. Không nên gối cao.

4. Nằm nghiêng

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế nằm nghiêng.

Tư thế đúng: Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt. Lưng thẳng, có thể hơi nghiêng người về phía trước hay phía sau.

5. Khiêng vật nặng, lấy vật dưới thấp

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Dang rộng hai chân bằng vai. Cong hai gối, hạ thấp người xuống với lưng thẳng. Kéo sát vật nặng vào người bật thẳng hai chân đứng lên với lưng thẳng.

6. Đặt vật nặng xuống thấp

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Ôm vật sát nặng sát vào người. Dang hai chân bằng vai. Cong hai đầu gối, từ từ hạ vật nặng xuống, giữ lưng thẳng.

7. Bế em bé

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế đúng (trái) và sai (phải).

Tư thế đúng: Quỳ xuống, bế em bé sát vào thân mình. Giữ lưng thẳng, thẳng hai chân rồi đứng lên.

8. Khi đứng yên

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Đổi chân khi đứng lâu.

Khi đứng lâu, nên chuyển sức nặng từ chân nọ sang chân kia khi đứng lâu hoặc dựa lưng vào tường.

9. Hạn chế mang giày cao gót vì sẽ làm tăng độ ưỡn cột sống thắt lưng

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Nên hạn chế mang giày cao gót.

10. Lấy vật trên cao hơn tầm đầu

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Nên đặt sát ghế vào vị trí cần lấy vật. Đứng lên một ghế vững chắc và độ cao phù hợp để lấy vật. Kéo sát vật vào người rồi từ từ bước xuống ghế. Nếu vật quá nặng nên nhờ thêm một người đứng dưới đỡ giúp.

11. Mang xách balo, cặp

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Nên đeo phía sau lưng bằng 2 dây đeo. Nên chia đều hai tay khi xách vật nặng.

12. Hạn chế làm việc một bên, xoay cổ quá mức

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Các tư thế sai.

13. Tư thế ngồi làm việc với máy tính

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Khi dùng máy tính bàn, nên ngồi ở tư thế như hình 2. Phải chọn bàn và ghế làm việc cho phù hợp. Bàn phải đảm bảo đặt tay lên chuột và bàn phím, cổ tay không duỗi quá nhiều, khuỷu tay vừa phải.

14. Ngồi dậy từ giường và nằm xuống

Tư thế đúng (trên) và sai (dưới).

Nằm nghiêng người về phía cạnh giường. Co hai gối lại. Thòng hai chân ra ngoài cạnh giường. Chống hai tay lên để ngồi dậy. Không nên ngồi bật dậy. Khi nằm xuống thì làm ngược lại các bước trên.

15. Làm việc dưới thấp

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tư thế đúng (trái) và sai (phải).

Tư thế đúng: Quỳ hoặc ngồi trên một ghế nhỏ chắc chắn. Giữ thẳng lưng. Không nên ngồi xổm lâu, lom khom.

16. Tránh thói quen xấu

Tư thế ngồi ăn đúng cách
Tránh khom lưng.

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Tránh nằm sấp.

Nên tránh lắc cổ, bẻ cổ, xoắn vặn lưng quá mức, massage quá mạnh gây ê ẩm, nằm xem tivi, nằm nệm quá mềm, nằm võng nằm sấp. Không nên ngồi lâu, đứng lâu trên một giờ, các tư thế lom khom khi sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Theo VnExpress

Phép lịch sự khi ăn uống mẹ nhất định phải dạy con

Đối với trẻ việc "học ăn" cũng quan trọng không kém "học nói" vì qua đó thể hiện nhân cách của trẻ cũng như việc giáo dục của cha mẹ. Do đó ngay từ nhỏ bố mẹ nên dạy cho trẻ những nguyên tắc khi ăn uống sau đây.

Phép lịch sự tối thiểu phải dạy con trước 6 tuổi

Mẹo dạy con có thói quen lễ phép rất cần thiết

Dạy con những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống

1. Lời mời trước bữa ăn

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Khi con đã biết nói và bắt đầu ngồi dùng bữa với cả nhà, bạn nên dạy con phải có lời mới với người lớn tuổi trước khi ăn cơm như mời ông bà, bố mẹ, anh chị... Đây là phép lịch sự cơ bản và quan trọng nhất trên mâm cơm. Bạn nên dạy con điều này sớm nhất có thể, để hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

2. Nhờ người khác lấy hộ thức ăn

Nếu đĩa thức ăn con muốn ăn ở xa tầm với, bạn hãy dạy bé nên nhờ người ngồi gần lấy giúp thức ăn, thay vì rướn người lên để lấy. Bởi khi rướn người lên có thể ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự. Hãy dạy con nhờ người khác lấy thức ăn khi đĩa ở xa.

3. Những hành động không được làm khi ăn

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Bạn cần thường xuyên nhắc nhở con về những hành động không được phép làm trong lúc ăn, để không bị quên và tái phạm.

  • Không chống tay khi ăn.
  • Không chép miệng khi ăn.
  • Không vừa ăn và nói khi miệng còn đầy thức ăn.
  • Không nhai tóp tép hoặc nuốt thức ăn có tiếng ừng ực.
  • Cầm bát lên khi gắp thức ăn vào miệng.
  • Không nghịch thiết bị điện tử khi ngồi vào bàn ăn.
  • Không dùng đũa khoắng vào bát canh.
  • Khi chấm thức ăn không nên nhúng cả đầu đũa vào bát nước chấm.
  • Không dùng đầu đũa mình đang ăn để gắp thức ăn cho người khác.
  • Sau khi múc canh phải đặt úp thìa xuống, không được để ngửa thìa, hoặc để thìa nổi trên bát canh.

4. Biết để khăn ăn vào lòng

Khi đi ăn tại nhà hàng, hoặc khi tham dự những bữa tiệc cưới, tiệc sinh nhật... bạn hãy dạy con biết để khăn ăn vào trong lòng. Đây cũng là một trong những phép lịch sự cần thiết khi ăn uống. Khi ăn thức ăn có thể bị rơi vãi ra ngoài, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do đó, hãy dạy con trải khăn vào lòng để hứng những thứ bị rơi trong quá trình ăn, giữ cho quần áo sạch sẽ sau khi ăn.

5. Tư thế ngồi ăn lịch sự

Tư thế ngồi ăn đúng cách

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn. Cha mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi những tư thế kể trên rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người. Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn.

6. Biết nói cám ơn và không chê đồ ăn

Bạn cần dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói cám ơn và không chê bai đồ ăn. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui, bữa ăn trở nên nặng nề và chán ngắt. Nếu bạn không dạy con cách ứng xử lịch sự trong bữa ăn, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Một đứa trẻ ngoan sẽ biết nói cám ơn và không chê đồ ăn.

Thực tế việc nuôi dạy con không hề đơn giản. Cha mẹ không chỉ cần nắm được các phương pháp dạy con đúng đắn, mà còn cần sự thấu hiểu với trẻ và cả lòng kiên nhẫn nữa.