Túi trữ sữa dùng được bao lâu

Túi trữ sữa là gì?

Túi trữ sữa là loại túi được thiết kế phía dưới phồng ra, phía trên có khóa zip 1 – 3 lớp, bên trong đã được tiệt trùng trước có tác dụng dùng để chứa đựng và bảo quản một lượng sữa mẹ nhất định sử dụng cho một lần bé bú. Thông thường các loại túi trữ sữa này thường được làm từ chất liệu nhựa 100% không chứa BPA không gây độc hại cho cơ thể bé. Tùy vào hãng thiết kế mà túi trữ sữa mỗi thương hiệu sẽ có độ dày, số lượng khóa zip, dung tích chứa, hoạt tiết, giá thành khác nhau. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và khả năng tài chính của bạn mà bạn có thể dễ dàng lựa chọn được cho mình một loại túi trữ sữa phù hợp.

Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Túi trữ sữa dùng được mấy lần? Những sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Khi sử dụng túi trữ sữa bạn chỉ cần xé đường viền miệng túi theo đường gờ đã vạch sẵn là mở khóa zip và bỏ sữa mẹ vào đó trữ được ngay. Tuy nhiên xung quanh túi trữ sữa còn vô vàn vấn đề khác liên quan. Một trong các vấn đề nổi bật đang được các mẹ bỉm sữa quan tâm tới là túi trữ sữa dùng được mấy lần? Nếu bạn cũng đang quan tâm vấn đề này thì cùng Websosanh.vn giải đáp ngay:

Túi trữ sữa dùng được mấy lần?

Theo lý thuyết thì túi trữ sữa chỉ nên dùng 1 lần sau khi xé miệng túi và bỏ một lượng sữa cần trữ vào trong đó thôi nên các mẹ lưu ý điều này nhé! Có nhiều trường hợp các mẹ tiết kiệm túi trữ sữa thường dồn sữa mới vắt vào sữa đã vắt lâu trong các cữ trước rồi tiếp tục trữ đông. Điều này thực sự không tốt cho lượng sữa dự trữ của mẹ và nghiêm trọng hơn là khi cho bé bú sẽ khiến bé gặp nhiều vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa.

Một số ý kiến của mẹ khác như: “Mình thường trữ sữa vào khay đựng đá đã tiệt trùng để sữa mẹ đóng thành viên rồi bỏ vào túi trữ sữa. Mỗi lần cho bé sử dụng chỉ cần lấy một vài viên phù hợp với lượng bú của bé là được. Túi trữ sữa của mình không hề ra khỏi ngăn đá tủ lạnh vậy mình có thể bỏ thêm sữa trữ viên vào chiếc túi đã sử dụng xong rồi không?”

Theo cách nghĩ của mẹ bỉm sữa này Websosanh.vn hình dung là bạn ấy đang hiểu túi trữ sữa của mình không ra khỏi tủ đá thì không bị vi khuẩn xâm nhập nên không cần bỏ túi đi mà vẫn có thể tái sử dụng túi trữ sữa bằng cách đựng thêm sữa trữ viên mới vào trong chiếc túi này. Nghe thoáng qua thì có vẻ hết sức hợp lý tuy nhiên trong khi bạn dùng 2 tay cậy khóa zip ra dùng thìa lấy sữa viên bỏ vào bình hâm sữa rồi đóng khóa zip lại bỏ lại vào ngăn đá tủ lạnh thì vi khuẩn từ tay bạn đã nằm gọn trên miệng túi rồi. Mặt khác nếu bạn đang lo lắng về chi phí mua túi trữ sữa tốn kém quá thì bạn nên tìm kiếm một thương hiệu túi trữ sữa bình dân hơn. Nếu chỉ bỏ ra khoảng 1.000 vnđ – 5.000 vnđ/ chiếc thì chắc chắn chả mẹ nào còn lăn tăn tới việc tái sử dụng túi trữ sữa nữa phải không nào? Nhưng nếu bạn thực sự muốn tái sử dụng dụng cụ trữ sữa thì Websosanh.vn khuyên bạn nên lựa chọn các giải pháp thay thế như bình trữ sữa bằng nhựa không BPA hoặc bằng thủy tinh. Sau mỗi lần sử dụng xong bạn có thể rửa – sấy – tiệt trùng rồi tái sử dụng sẽ rất tiết kiệm chi phí đầu tư mà vẫn an toàn khi cho con dùng sữa mẹ trữ đông.

Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Sử dụng bình trữ sữa để thay thế túi trữ sữa sẽ tái sử dụng được nhiều lần

Những sai lầm của mẹ khiến con chậm lớn

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô cùng thiết yếu và quý giá với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trữ sữa mẹ là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng khi mẹ phải đi làm mà hành trình nuôi con bằng 100% sữa mẹ vẫn phải tiếp tục. Nhưng trên hành trình ấy đặc biệt là khi sử dụng túi trữ sữa cho con mẹ lại mắc phải những sai lầm vô tình sau khiến con chậm lớn cần lưu ý:

  • Xé miệng túi trữ sữa xong không sử dụng ngay tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Đổ lượng sữa trữ quá đầy so với dung tích chứa của túi. Ví dụ túi chỉ đánh vạch tới 120ml nhưng mẹ lại đổ tới 150ml hoặc 250ml.
  • Không có thói quen ghi lại thời gian vắt sữa ngày nào giờ nào để bố trí sử dụng cho hợp lý.
  • Bỏ túi trữ sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát rã đông sử dụng một phần xong lại cất lên ngăn đá cấp đông lại.
  • Bỏ túi trữ sữa từ ngăn đông xuống là bỏ ngay vào bình hâm sữa gây mất chất dinh dưỡng có trong sữa.
Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Bỏ túi trữ sữa mẹ từ ngăn đông xuống bỏ ngay vào máy hâm sữa
  • Tái sửa dụng túi trữ sữa nhiều lần không đảm bảo tính tiệt trùng cho lượng sữa trữ sau.
  • Và còn nhiều sai lầm khác.

Nếu bạn đang mắc phải một vài điều trong các sai lầm trên thì nên khắc phục sửa chữa ngay để con bạn luôn được sử dụng nguồn sữa mẹ sạch an toàn để con lớn khôn, khỏe mạnh như bú sữa mẹ trực tiếp nhé!

Nuôi con là cả một quá trình gian nan và vất vả. Với những mẹ có xu hướng nuôi con hoàn toàn 100% bằng sữa mẹ thì túi trữ sữa sẽ là một trong những vật dụng không thể thiếu sau khi sinh để tích trữ sữa cho con dùng dần sau khi kết thúc kì nghỉ cữ để quay lại với công việc hàng ngày của mẹ.

Trong quá trình tích trữ sữa hàng ngày của mẹ, các mẹ đều nhận thấy rằng việc trữ sữa trong túi trữ sữa từ công ty rồi đem về nhà cho bé dùng túi vẫn còn tốt và sử dụng được. Vậy có nên tái sử dụng lại túi trữ sữa không hiện đang là băn khoăn của rất nhiều mẹ bỉm sữa. Trường hợp tái sử dụng được thì nên dùng tối đa mấy lần mới bỏ? Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn như vậy thì hãy cùng Websosanh đi tìm câu trả lời ngay:

Tại sao nên sử dụng túi trữ sữa để tích trữ sữa mẹ mà không phải bình trữ sữa bằng nhựa hay thủy tinh?

Về bản chất bình trữ sữa bằng nhựa hay thủy tinh là những vật dụng có thể tái chế và sử dụng lại nhiều lần được sau khi tiệt trùng đúng cách nhưng trên thực tế nó lại không được lựa chọn nhiều để tích trữ sữa mẹ trong một thời gian dài bởi những hạn chế như:

  • Về mặt khoa học thì đựng sữa trong các chất liệu nhựa, thủy tinh lâu sẽ không có lợi cho sức khỏe của bé nếu mẹ không tiệt trùng đúng cách.
  • Tốn diện tích và không gian tích trữ sữa trong tủ lạnh hoặc tủ đông
  • Nếu tích trữ lâu dài thì sẽ tốn kém về mặt kinh tế đầu tư chai lọ
  • Thời gian vệ sinh và tiệt trùng bình hoàn toàn làm bằng tay nên vừa tốn thời gian vừa không đảm bảo độ an toàn.
  • Về lâu về dài nếu bình bị nhiễm khuẩn mà vẫn được sử dụng để tích trữ sữa sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa và có thể gây nên các bệnh về hô hấp hay miễn dịch ở trẻ.
Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Tại sao nên sử dụng túi trữ sữa để tích trữ sữa mẹ mà không phải bình trữ sữa bằng nhựa hay thủy tinh?

Trong khi đó, túi trữ sữa lại tỏ ra có rất nhiều lợi ích khi:

  • Giá thành rẻ.
  • Đa dạng mẫu mã, chủng loại, thương hiệu phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của các bà mẹ bỉm sữa mọi phân khúc
  • Sử dụng chất liệu nhựa nguyên sinh không có BPA nên an toàn và lành tính
  • Đa số các loại túi trữ sữa trên thị trường hiện nay đều được trang bị tính năng khử trùng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn khi lần đầu mở túi.
  • Không tốn nhiều diện tích khi tích trữ và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, tủ đông.
Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Túi trữ sữa có tái sử dụng được không? Tối đa được mấy lần?

Cũng bởi những ưu điểm trên mà túi trữ sữa đã và đang được các mẹ bỉm sữa lựa chọn để tích trữ sữa mẹ nhiều hơn so với bình trữ sữa thủy tinh hay nhựa.

Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Về mặt nguyên tắc thì câu trả lời là KHÔNG. Nhưng trên thực tế thì bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng túi trữ sữa vào các mục đích khác ngoài việc trữ sữa. Tại sao ư?

Túi trữ sữa dùng được bao lâu
Túi trữ sữa có tái sử dụng được không?

Như đã phân tích các ưu điểm của túi trữ sữa ở trên thì bản thân túi trữ sữa đã được tiệt trùng sẵn cho lần đầu tiên sử dụng nên các mẹ có thể hút sữa trực tiếp hoặc đổ sữa đã hút bằng máy hút sữa vào túi trong lần đầu sử dụng rồi kéo các lớp khóa zip chặt lại để bảo quản trong túi làm mát, tủ lạnh hay tủ đông. Nên sau khi rã đông và cho bé dùng sữa dù túi có tốt tới đâu thì bạn cũng chỉ nên sử dụng một lần để trữ sữa mà thôi.

Còn với các mục đích tái sử dụng ngoài việc trữ sữa thì bạn có thể rửa sạch, để ráo và vô tư sử dụng vào các mục đích khác như: trồng cây, làm hệ thống tưới hoa tự động bằng túi trữ sữa, đựng thức ăn cho cá, đựng các dụng cụ lặt vặt còn sử dụng được như ốc vít,… Còn nhiều thứ hay ho khác miễn sao bạn nghĩ ra được nên tái chế nó vào việc gì được cho đỡ phí.

Túi trữ sữa có tái sử dụng tối đa được mấy lần?

Tới đây thì tự bạn đã có thể trả lời được cho câu hỏi này rồi đúng không? Nếu chưa thì câu trả lời là:

  • Với mục đích trữ sữa thì tối đa bạn chỉ nên sử dụng túi trữ sữa duy nhất một lần.
  • Còn với các mục đích tái sử dụng khác thì bạn có thể vô tư sáng tạo tùy theo khả năng của mình nhé!