Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ngày đăng: 10/06/2022

QK2 – Sáng 10-6, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học (trực tuyến) về “Chủ trương, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (CMCN 4.0) phục vụ nhiệm vụ của Quân đội”. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Thiếu tướng Trần Anh Du, Phó Tư lệnh Quân khu chủ trì tại điểm cầu Quân khu.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Toàn cảnh hội thảo tại điểm cầu Quân khu.

Trước tác động từ CMCN 4.0, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt trong xã hội hiện đại ngày nay, BQP đã chủ động trong công tác dự báo, nắm tình hình, triển khai nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0. Trong đó các thành tựu của CMCN 4.0 bước đầu đã được ứng dụng và mang lại hiệu quả thiết thực và ngày càng được triển khai ứng dụng rộng rãi, góp phần xây dựng lực lượng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trên cơ sở nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, BQP xây dựng các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan, đơn vị đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, phối hợp chặt chẽ nhằm chủ động tham gia CMCN 4.0. Chất lượng công tác nghiên cứu KH&CN, năng lực sản xuất, sửa chữa cải tiến, năng lực khai thác, làm chủ VKTBKT hàm lượng công nghệ cao đã có chuyển biến rõ nét và đã có bước đột phá trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao tiềm lực quân sự, quốc phòng.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung tham luận vào nội dung và giải pháp ứng dụng thành tựu CMCN 4.0, tiếp cận công nghệ mới vào nghiên cứu, cải tiến, sản xuất, chế tạo các sản phẩm lớn, sản phẩm mục tiêu, VKTBKT, đặc biệt là VKTBKT hiện đại; khai thác, làm chủ VKTBKT công nghệ cao trong quá trình xây dựng Quân đội hiện đại. Tăng cường khai thác, phân tích dữ liệu lớn Big Data, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để phán đoán các phương thức, các hình thái tấn công mới. Đầu tư các phòng nghiên cứu, thí nghiệm công nghệ cao nhanh chóng đưa sản phẩm mới ra thực tế, đáp ứng các yêu cầu, môi trường tác chiến mới của Quân đội. Ứng dụng vào tác chiến, tự động hoá chỉ huy, phát triển hệ thống trinh sát, chế áp điện tử, phát triển vũ khí thông minh, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, ứng dụng vào phục vụ chuyển đổi số trong BQP, bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ an ninh mạng trong quân đội. Ứng dụng trong lĩnh vực y học quân sự, phù hợp với cơ sở hạ tầng của từng đơn vị. Bên cạnh đó, cũng thảo luận về định hướng đào tạo nguồn nhân lực mũi nhọn chất lượng cao, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư quân sự nhanh chóng thích nghi, đáp ứng yêu cầu tham gia cuộc CMCN 4.0

Tin, ảnh: TRỌNG HÙNG

Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân uỷ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì. Cùng dự có đại diện Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật… Hội thảo trực tuyến đến 42 điểm cầu trong toàn quân.

Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân chủ trì tại điểm cầu Bộ Tư lệnh Hải quân. Cùng dự có thủ trưởng Bộ Tham mưu, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và một số cơ quan, đơn vị khu vực Hải Phòng.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Quang cảnh hội thảo tại điểm cầu Bộ Tư lệnh Hải quân

Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cuộc CMCN 4.0, lan tỏa tinh thần và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hành động để các cơ quan, đơn vị chủ động đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu CMCN 4.0 vào nhiệm vụ, công việc cụ thể của từng cơ quan, đơn vị; đề xuất các chủ trương, giải pháp, định hướng đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng này đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày một số nội dung liên quan đến ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình và chỉ ra một số hạn chế như: Mức độ chủ động tham gia CMCN 4.0 thấp, quá trình chuyển đổi số quốc gia CMCN 4.0 trong Bộ Quốc phòng còn chậm, hạ tầng còn nhiều hạn chế. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực phát triển kinh tế-xã hội. Hàm lượng sản phẩm nghiên cứu ứng dụng công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 còn thấp, tụt hậu xa so với thế giới. Thể chế, chính sách, nguồn lực tài chính để triển khai ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 còn nhiều hạn chế …

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà tham luận tại hội thảo

Tham gia thảo luận, Chuẩn Đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó Tư lệnh Hải quân biểu thị sự nhất trí cao với báo cáo trung tâm. Đồng chí khẳng định: Ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 để làm chủ trang bị và cải tiến, hiện đại hoá vũ khí công nghệ cao là con đường đúng đắn và duy nhất của Quân chủng Hải quân để tiến lên hiện đại.

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức nghiên cứu, chế tạo nhiều mô hình học cụ có liên quan đến phần mềm đưa vào ứng dụng trong giảng dạy tại các nhà trường, học viện, phục vụ huấn luyện tại các đơn vị.

Nhiều sáng kiến hiện đại hoá VKTBKT đã ứng dụng hiệu quả tại đơn vị; tích cực triển khai tích hợp hệ thống điều khiển trang bị, hệ thống chiến đấu, hệ thống chỉ huy và ứng dụng CNTT trong đều hành hệ thống kỹ thuật trong toàn Quân chủng…

Bên cạnh đó, đồng chí Phó Tư lệnh Hải quân cũng đưa ra một số hạn chế mà Quân chủng đang gặp phải như: Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật chưa cao; đầu tư trang thiết bị sản xuất phụ tùng, vật tư chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa đúng với tiềm năng…

Phát biểu kết luận hội thảo, Thượng tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, năm 2022 Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 791-NQ/QUTW và Nghị quyết số 20-NQ/TW về lãnh đạo công tác khoa học quân sự đồng thời xây dựng nghị quyết mới để triển khai thực hiện đến năm 2030.

Chính vì vậy nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với công tác khoa học và công nghệ là rất nặng nề, đòi hỏi phải có những chủ trương, giải pháp đồng bộ, toàn diện để đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu của cuộc CMCN 4.0 phục vụ huấn luyện, SSCĐ của quân đội và chuyển đổi số trong Bộ Quốc phòng. 

Sau hội thảo, đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của bộ đội trong ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 vào các hoạt động của đơn vị. Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy trong toàn quân và những đồng chí tham dự hội thảo phải đi đầu trong ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong đơn vị mình, trong lĩnh vực mình phụ trách… góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại.

Tin, ảnh: Xuân Hương

  • Quốc phòng
  • Huấn luyện
  • KHQS
  • Người tốt - Việc tốt
  • Nghiên cứu, trao đổi

15 giờ:32 phút Thứ bảy, ngày 14 tháng 10 , 2017

Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp thứ 4 nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, khai thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại

Gần đây, cụm từ “Cách mạng công nghiệp thứ tư” hay còn gọi là “Cách mạng công nghiệp 4.0” xuất hiện khá nhiều và trở thành cụm từ, thuật ngữ phổ biến. Tuy nhiên, hiểu thế nào là cuộc Cách mạng công nghiệp thứ tư, nội dung và xu thế phát triển của cuộc cách mạng này, cũng như tác động, ảnh hưởng của chúng đối với quá trình xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại như thế nào? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng) về vấn đề này.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, Cục trưởng Cục Khoa học Quân sự (Bộ Quốc phòng).

Phóng viên (PV):Đề nghị Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng khái quát những những nét cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và từng bước làm thay đổi bộ mặt của thế giới, mỗi cuộc cách mạng đều đặc trưng bằng sự thay đổi về bản chất của sản xuất và sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của khoa học và công nghệ (KH-CN). Như chúng ta đã biết, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ nửa cuối thế kỷ 18 với thay đổi từ sản xuất chân tay đến sản xuất cơ khí do phát minh ra động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ nửa cuối thế kỷ 19 với thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra từ những năm 70 của thế kỷ trước với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử và internet. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số.

Về cơ bản, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ dựa trên 3 lĩnh vực chính: Thứ nhất là Kỹ thuật số: Bao gồm dữ liệu lớn, vạn vật kết nối internet, trí tuệ nhân tạo; Thứ hai là Công nghệ sinh học: bao gồm những ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo; Thứ ba là Lĩnh vực vật lý, như: rô-bốt thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano… Cuộc cách mạng công nghiệp này, dù mới bắt đầu, đang phá vỡ cấu trúc của hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Và dĩ nhiên lĩnh vực quân sự, quốc phòng sẽ chịu những tác động rất sâu rộng.

PV:Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động như thế nào đối với hoạt động quân sự, quốc phòng, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặt ra cả những cơ hội và thách thức. Việt Nam chúng ta là nước đang phát triển, trong xu thế hợp tác mở rộng, chúng ta có thể đi tắt, đón đầu KH-CN hiện đại để đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó cũng xuất hiện rất nhiều thách thức, Việt Nam là quốc gia có lợi thế địa kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, nhưng cách mạng 4.0 sẽ làm thay đổi và tác động đến lợi thế này.

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng kiểm tra công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN
ở Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), tháng 7-2016.
Ảnh: THÚY HÀ

Quân sự và quốc phòng là lĩnh vực đặc thù, với cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cũng sẽ phải nhìn nhận một cách thấu đáo những yếu tố tác động. Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quân đội đang trong quá trình xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có các lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội được đầu tư trang bị nhiều loại vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại, công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Với những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có thể nâng cao năng lực làm chủ trong nghiên cứu, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, hiện đại hóa, khai thác làm chủ vũ khí công nghệ cao. Với khả năng của công nghệ số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, việc chỉ huy, quản lý, điều hành sẽ có những thay đổi rất lớn, người chỉ huy sẽ được hỗ trợ tối đa trong việc ra quyết định, nhanh chóng hơn, chính xác hơn.

Có thể nói tất cả các hoạt động quân sự, quốc phòng đều hưởng lợi từ những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, những thách thức đặt ra không hề nhỏ, đó là việc thay đổi tư duy, nhận thức, về cách thức triển khai các hoạt động thực tiễn, đặc biệt là tổ chức lực lượng, quản lý chỉ huy điều hành và hoạt động huấn luyện, SSCĐ; những yêu cầu về đầu tư hạ tầng, đáp ứng về nhân lực, những nguy cơ về bảo mật, an toàn thông tin. Cũng xin nói thêm một điều, KH-CN quân sự có những yếu tố đặc thù, nhiều lĩnh vực công nghệ cao, khó khăn trong hợp tác chuyển giao, đó là rào cản khi tiếp cận những thành tựu KH-CN trong lĩnh vực quân sự.

PV:Thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã cụ thể hóa giải pháp, nhiệm vụ tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong quân đội như thế nào? Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Có thể nói đây là vấn đề rất mới, cần phải tiếp tục nghiên cứu để xác định hướng đi phù hợp, hiệu quả. Trước mắt cần tập trung thực hiện đồng bộ một số nội dung sau: Thứ nhất là, nâng cao nhận thức trong toàn quân về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về cuộc cách mạng này để nâng cao nhận thức và hiểu biết của các cơ quan, đơn vị và cán bộ, chiến sĩ. Thứ hai là, nghiên cứu điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch và phương hướng nhiệm vụ phù hợp với tình hình mới, tạo điều kiện cho đi tắt đón đầu trong các lĩnh vực KH-CN cũng như sẵn sàng trước sự biến đổi của tình hình. Thứ ba là, tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, truyền dẫn, đồng bộ… tạo tiền đề cho việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thứ tư là, đẩy mạnh phát triển các công nghệ trọng điểm, đặc biệt các công nghệ như rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn… ứng dụng trong quản lý chỉ huy, điều hành, sản xuất chế tạo, khai thác, sử dụng, hiện đại hóa các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự. Thứ năm là, phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó chú trọng điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế trong đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ KH-CN trẻ, các nhóm nghiên cứu thông qua thực hiện các chương trình, dự án, đề án, nhiệm vụ KH-CN. Thứ sáu là, mở rộng hợp tác KH-CN song phương, đa phương và các đối tác truyền thống tập trung vào chuyển giao công nghệ, tìm kiếm giải mã công nghệ.

PV:Thưa Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng, Quân đội ta sẽ tận dụng, thu nhận kết quả gì khi bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Ở tất cả các nước trên thế giới, những thành tựu KH-CN tốt nhất trước tiên được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, ở Việt Nam cũng như vậy. Với việc tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ tiếp cận được những thành tựu KH-CN của thế giới. Hoạt động quân sự, quốc phòng rất đa dạng, trên nhiều lĩnh vực, tất cả những thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đều có thể ứng dụng và làm thay đổi một cách căn bản về quan điểm và triển khai các hoạt động thực tiễn. Các công nghệ trọng điểm như: trí tuệ nhận tạo, rô-bốt, vật liệu tiên tiến, internet vạn vật, năng lượng tái tạo, in 3D, công nghệ sinh học… đều có thể được ứng dụng trong các hoạt động của quân đội, từ đó vũ khí trang bị của quân đội sẽ được hiện đại hóa, tối ưu hóa…

Khẳng định rằng, với cách mạng công nghiệp 4.0, Quân đội ta có nhiều điều kiện để hiện đại hóa vũ khí trang bị. Với những công nghệ trọng điểm của cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta có thể đổi mới tư duy về thiết kế, các thiết bị công cụ thông minh cho phép chúng ta gia công chế tạo các chi tiết, cấu kiện phức tạp, các mạch điện tử tích hợp cực kỳ phức tạp. Công nghệ rô-bốt, công nghệ tự lái cho phép chúng ta có thể chế tạo các phương tiện bay, phương tiện thủy không người lái đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ quân sự. Hệ thống hạ tầng internet, cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo cho phép chúng ta chế tạo, tích hợp các hệ thống cảnh giới vùng trời, vùng biển, biên giới quốc gia... Trí tuệ nhân tạo được áp dụng trong vũ khí, các trang thiết bị quân sự sẽ làm chúng thông minh hơn, hỗ trợ nhiều hơn, chính xác hơn.

PV:Thưa Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng! cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong Quân đội ta có những đặc thù gì và để có một sản phẩm, công trình, chương trình đạt chuẩn của cuộc cách mạng công nghiệp mới này, yêu cầu đặt ra như thế nào?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Tôi xin nêu một số đặc thù cơ bản sau: Thứ nhất, đây là lĩnh vực rất đa dạng, định hướng tiếp cận ưu tiên với các lĩnh vực của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với từng quân, binh chủng, ngành cần xác định phù hợp. Thứ hai, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tiếp thu và ứng dụng các công nghệ, vì hầu hết là các hệ thống công nghệ cao đều đòi hỏi điều kiện hoạt động đặc thù, khó khăn trong việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ quân sự. Thứ ba, đòi hỏi tính đồng bộ cao, có tính hệ thống. Để có một sản phẩm, công trình, chương trình đạt chuẩn Quân đội ta phải ưu tiên ứng dụng các công nghệ trọng điểm của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trình độ KH-CN phải ngang tầm khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận trình độ các nước công nghiệp tiên tiến.

PV:Có ý kiến cho rằng, hiện nay Việt Nam đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư, vậy quân đội cần phải làm gì để đi tắt, đón đầu nhanh chóng, đúng hướng, thưa Thiếu tướng?

Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng:Xin nói rõ thêm, nếu nói là Việt Nam ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư là chưa thật sự chính xác, vì hiện nay nền công nghiệp nước ta còn thua kém về trình độ hàng chục năm so với các nước tiên tiến: về hạ tầng giao thông, nông nghiệp chúng ta chỉ tương đương 1.0; về động cơ điện tương đương 2.0, một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, truyền thông chúng ta ở trình độ 3.0 và tiếp cận ban đầu với 4.0. Để đi tắt đón đầu, Quân đội cần một chiến lược, quy hoạch tổng thể trong điều kiện đầu tư có hạn, ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực chịu nhiều tác động của cuộc cách mạng này, tạo tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển, mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế song phương và đa phương, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động, thu hút nhân tài vào phục vụ quân đội, tạo tiềm lực KH-CN vững chắc để nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, khai thác, làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó có một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

PV:Xin cám ơn Thiếu tướng Phạm Lâm Hồng!

Theo Bqp.vn

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Ban soạn thảo Đề án chuyển đổi số Bộ Quốc phòng khảo sát nghiệp vụ và hạ tầng CNTT tại Quân chủng PK-KQ
  • Đổi mới công tác đào tạo, đáp ứng khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị
  • Đảng ủy Quân chủng PK-KQ tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết về công tác hậu cần, tài chính
  • Nâng cao khả năng phòng cháy, chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn
  • Hiệu quả Ngày Kỹ thuật ở Trạm Ra đa 48

Tin khác

  • Duy trì hiệu quả Ngày Kỹ thuật
  • Hội thảo công tác phối hợp bảo đảm Kỹ thuật Hàng không
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ chính trị viên đại đội ở Quân chủng Phòng không-Không quân
  • Thực hiện hiệu quả Cuộc vận động 50
  • Trung đoàn 915 tổ chức thi tốt nghiệp quốc gia thực hành bay trên trực thăng cho các học viên phi công Khóa 42, Khóa 43
  • Huấn luyện bay sát tình huống, coi trọng truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu
  • Đoàn chấm thi Ngành Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng toàn quân chấm thi tại Quân chủng PK-KQ
  • Trung đoàn 228 nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
  • “Độc lập, tự chủ, tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng của an ninh, hòa bình và phát triển”
  • Ghi ở Tiểu đoàn Bảo đảm Kỹ thuật Sân bay Pleiku

Truyền hình Phòng không - Không quân

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

    Khai mạc Cuộc thi “Vùng tai nạn” trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế năm 2022 tại Việt Nam

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Quân chủng PK-KQ tập huấn công tác kiểm tra, giám sát năm 2022

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Quân chủng PK-KQ tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X (2022-2027)

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức Diễn tập “MN-22”

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Đảng ủy Quân chủng PK-KQ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 765 của Quân ủy Trung ương

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Đảng ủy Quân chủng PK-KQ tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết về công tác hậu cần, tài chính

Dư luận quan tâm

  • Ngày 17 Tháng 9, 2019
    Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Thi đua Quyết thắng - động lực để Bộ đội Phòng không-Không quân bảo vệ vững chắc vùng trời quốc gia
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết Sư đoàn Không quân 372
  • Quân chủng PK-KQ tổ chức mít tinh kỷ niệm 73 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 28 năm ngày hội quốc phòng toàn dân và 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12-1972 / 12-2017)
  • Chính trị, tinh thần - nhân tố quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không"
  • Cảnh giác trước những luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch
  • Vì sao thể thao hàng không cần thiết với phi công?
  • Sư đoàn 371 và Lữ đoàn 918 tổ chức thành công ban bay cán bộ trên máy bay Su-30MK2 và máy bay Casa-212
  • Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) tổ chức thành công ban bay cán bộ trên máy bay Su-30MK2
  • "Gắn nhà trường với đơn vị"
  • Canh trời nơi Đất Mũi

Chương trình radio

  • Đại tướng Phùng Quang Thanh với nhà báo chiến sĩ - những ân tình để lại
  • Xanh mãi tình yêu bầu trời
  • Bài 1: Tổ 3 người - xưa mà không cũ
  • Bài 2: Truyền cảm hứng từ những nhân tố điển hình
  • Bài 3: Nối dài mơ ước tân binh
  • Tháng Ba trên trận địa Trung đoàn 218

Đọc báo in

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Bài hát hay về bộ đội PK-KQ

  • Tình Bác chắp cánh bayTải về
  • Bay lên Việt NamTải về
  • Bài ca lính PháoTải về
  • Ánh mắt niềm tinTải về
  • Tên lửa về bên sông ĐàTải về
  • Chiều nghiêngTải về

Thời tiết

Hà NộiTP HCMHải PhòngĐà Nẵng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Tỉ giá

Quân chủng - Quân khu

  • Quân khu 1Quân khu 2Quân khu 3Quân khu 4Quân khu 5Quân khu 7
  • Cổng TTĐT Bộ Quốc phòngBáo Quân đội nhân dânBiên phòngHải quân Việt NamQuốc phòng Thủ đô

Liên kết website

Select...Tạp chí Cộng sảnBáo Nhân dânBáo Hà Nội MớiBáo Quân đội nhân dânBáo Thanh niênBáo Lao độngDân tríVnExpressVietNamnetBáo Tuổi trẻ

Thống kê truy cập

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Đang online:31390
  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
    Tổng lượt truy cập:77,728,327

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Thư viện ảnh Quân chủng Phòng không - Không quân


Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Copyright © 2022 Bản quyền thuộc Báo điện tử Phòng Không - Không Quân

  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng
  • Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quốc phòng

Tổng biên tập: Trung tá LƯƠNG KIÊN CƯỜNG
Thư ký tòa soạn: Thiếu tá NGUYỄN THÀNH TRUNG

Giấy phép số:482/GP - BTTTT, 27-7-2021

Chỉ phát hành thông tin, sao chép thông tin từ Báo Phòng không-Không quân điện tử
khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Biên tập Báo Phòng không-Không quân.


Tòa soạn: Số 167, Trường Chinh, Hà Nội

Điện thoại: 069.563.447

E-mail: