Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Trước khi cho trẻ uống thuốc, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến chất lượng thuốc. Tuy nhiên, thực tế ít ai lưu ý đến hạn dùng của thuốc (hay “đát” của thuốc).
Dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga cho biết, hạn dùng của thuốc là thời hạn ấn định cho thuốc mà trước thời hạn đó thuốc còn đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng nếu được bảo quản đúng qui định. Nói cách khác hạn dùng của thuốc là thời hạn mà quá mốc đó, thuốc sẽ không được phép bán trên thị trường và cho bệnh nhân sử dụng. Tùy loại thuốc mà hạn dùng có thể từ 2-5 năm. Hạn dùng là tiêu chí quan trọng nhất để nói một thuốc còn chất lượng hay không. Một thuốc có thể không còn đạt chất lượng khi vẫn còn hạn dùng nhưng một thuốc quá hạn thì chắc chắn không đủ chất lượng để lưu thông trên thị trường. Theo qui định của Bộ y tế, hạn dùng được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm: - Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ. - Số chỉ năm là hai con số cuối của năm. Thí dụ, hạn dùng của thuốc được ghi 30/08/2014, nghĩa là trong thời gian từ lúc phụ huynh mua thuốc đến ngày 29/8/2014, nếu thuốc được bảo quản đúng qui định, còn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng thì thuốc được phép dùng, còn từ ngày 30/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không còn giá trị sử dụng nữa. Và nếu hạn dùng được ghi là 08/2014, nghĩa là từ ngày 01/08/2014 trở về sau là thuốc quá hạn dùng không được sử dụng.

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Ảnh minh họa.

Uống thuốc quá hạn dùng có sao không?

Dù trông vẻ bề ngoài thường không có sự thay đổi, thuốc quá hạn dùng hoặc mất tác dụng điều trị do giảm hoặc mất đi lượng hoạt chất cần thiết hoặc có thể gây độc vì hoạt chất của một số thuốc theo thời gian có thể chuyển sang một dạng mới, khác xa với dạng ban đầu và nếu dạng này có độc tính sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Một ví dụ đó là kháng sinh tetracyclin, khi thuốc này quá hạn sẽ gây hại cho thận. Phụ huynh không nên quá tin tưởng vào hạn dùng của thuốc vì hạn dùng bao giờ cũng đi đôi với điều kiện bảo quản như đã nói ở trên. Bảo quản thuốc không đúng qui định có thể làm thuốc bị biến chất không sử dụng được dù chưa đến ngày hết hạn như khi để thuốc ở nơi quá nóng, quá ẩm, ánh sáng chiếu trực tiếp,… Do đó thuốc mua về không dùng ngay thì nên để nơi có nhiệt độ mát, khô ráo, không bị ánh nắng chiếu vào, đối với thuốc cần bảo quản lạnh thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đối với thuốc không phân liều, phải sử dụng nhiều lần như: thuốc nhỏ mắt, mũi, tai, hay ở bệnh viên nhi, trẻ hay được cho dùng các loại thuốc dung dịch, hỗn dịch; các loại thuốc tiêm, phải dùng nhiều liều, nhiều lần mới hết một lọ thì còn có thêm một hạn dùng cho thuốc sau khi đã khui, đã pha. Hạn sử dụng này thường tùy vào hướng dẫn của nhà sản xuất, có thể là: 1 hoặc 2 ngày, 1 tuần, hoặc phải hủy ngay… vì lượng thuốc có thể giảm đi nhưng điều mà người ta sợ nhất là vi trùng, nấm mốc làm hư lọ thuốc khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc người bệnh chưa hết bệnh này đã được “tặng” thêm bệnh khác.

Thuốc sắp hết hạn có nên dùng hay không?

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga, đối với những trường hợp bệnh mãn tính, cần điều trị một thời gian dài: 1 tháng, 2 tháng,.. hay thuốc bổ chứa nhiều viên, thuốc mua dự trữ trong tủ thuốc gia đình thì nên mua thuốc có hạn sử dụng xa, tránh mua thuốc rất gần ngày hết hạn trừ những trường hợp đặc biệt như thuốc đang rất khó tìm trên thị trường tuy nhiên nên chắc chắn thuốc vẫn còn hạn dùng vào ngày cuối cùng điều trị. Riêng đối với việc nhập khẩu, phân phối thuốc viện trợ tới tay người tiêu dùng thì có qui định rõ: - Thuốc viện trợ khẩn cấp, hạn dùng còn tối thiểu là 6 tháng khi về đến Việt Nam. - Những trường hợp khác hạn dùng tối thiển phải còn 1 năm. - Thuốc có hạn dùng ít hơn hai năm thì phải còn ít nhất 1/3 hạn dùng khi về đế Việt Nam.

Như vậy đối với người tiêu dùng không phải lúc nào chúng ta cũng nói không với thuốc cận “đát” vì những thuốc quá đắt tiền, thuốc cấp cứu, thuốc dùng chống dịch chúng ta vẫn nên sử dùng nếu thuốc còn đảm bảo chất lượng và chưa quá “đát”.

Uống thuốc sắp hết hạn có hại không? Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu

Thuốc Berberin thường được người bệnh tìm đến mỗi khi bị đau bụng, đi ngoài. Vậy loại thuốc này có thành phần, tác dụng như thế nào? Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý gì? Có tác dụng phụ không? Cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.

Berberin là loại thuốc do dược sĩ Phan Quốc Kinh và cộng sự nghiên cứu bào chế từ những năm 70 của thế kỷ trước. Thuốc có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và được sử dụng phổ biến trong điều trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Thành phần chính của thuốc trị tiêu chảy Berberin là cây Hoằng đằng (Vàng đằng). Ngoài ra, thuốc còn được bào chế từ các thảo dược khác như: Hoàng liên, Hoàng bá, Thổ hoàng liên…

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Berberin là thuốc gì?

Thuốc Berberin được biết đến với nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, phổ biến nhất là cải thiện triệu chứng tiêu chảy do ký sinh trùng và vi khuẩn trong đường ruột gây ra.  Ngoài ra, có thể sử dụng Berberin nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm nấm, chống lại những tác hại của vi khuẩn E.Coli và vi khuẩn tả gây nên.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng Berberin hỗ trợ điều trị tình trạng tiêu chảy và bệnh nhiễm trùng đường ruột, các hoạt chất có trong thuốc không làm hại vi khuẩn có lợi. Hơn nữa, nếu sử dụng Berberin chung với các loại thuốc kháng sinh cũng không làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh trên hệ thống tiêu hóa.

Berberin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau:

– Viên nén

– Viên nang

– Viên nén bao đường

– Viên nén bao phim

– Thuốc nhỏ mắt

Thuốc Berberin thường được điều chế theo nhiều hàm lượng để phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau, cụ thể:

– Berberin 10mg

– Berberin 50mg

– Berberin 100mg

– Berberin 500mg

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Thuốc Berberin trị tiêu chảy

Trước khi sử dụng Berberin, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và dược sĩ.

– Dùng liều từ 2-4 viên 50mg, uống 2 lần/ngày. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

– Trong trường hợp người bệnh đang sử dụng thuốc khác hoặc muốn sử dụng thêm các loại thuốc khác trong quá trình uống thuốc Berberin, nên uống cách nhau ít nhất khoảng 1-2 giờ. Việc này nhằm đảm bảo không xảy ra tương tác thuốc và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Liều dùng tham khảo trẻ em theo độ tuổi như sau:

ĐỘ TUỔI LIỀU DÙNG
✅ Trẻ trên 16 tuổi Liều dùng như người lớn, sử dụng 12 – 15 viên 10mg/1 lần, ngày dùng 2 lần..
✅ 8 – 16 tuổi Uống 10 viên 10mg/lần, ngày uống 2 lần.
✅ 2-7 tuổi ⭐ Uống 5 viên 10mg, ngày uống 2 lần. 
✅ Trẻ dưới 2 tuổi ⭐ Uống 2 viên 10mg, ngày uống 2 lần.

Lưu ý: Người dùng nên sử dụng thuốc đi ngoài Berberin sau khi ăn no để hạn chế ảnh hưởng của thuốc tới dạ dày.

Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng luôn khi có dấu hiệu đau bụng đi ngoài.

Mặc dù thuốc được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hoặc uống quá liều lượng, người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ sau:

– Đau bụng

– Buồn nôn

– Khó thở

– Tim đập chậm

– Suy tim

– Hạ huyết áp

Vì vậy, khi gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Người bệnh có thể bị đau bụng nếu dùng Berberin quá liều

Berberin có tương tác với những loại thuốc nào? Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần viết danh sách các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ biết và điều chỉnh phù hợp.

Không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều dùng mà chưa được bác sĩ đồng ý.

Berberin có tương tác với một số loại thuốc sau đây:

Berberin có tương tác nghiêm trọng đối với Cyclosporine (Neoral, Sandimmune)

Berberin có thể làm giảm tốc độ chuyển hóa Cyclosporine của cơ thể. Từ đó, gây tăng nồng độ Cyclosporine trong cơ thể, dẫn tới tác dụng không mong muốn.

Đối với các thuốc chuyển hóa bởi gan (lovastatin, Clarithromycin, Sildenafil…), Berberin có thể khiến quá trình đào thải của gan bị chậm lại. Khi dùng kết hợp cùng một số thuốc chuyển hóa bởi gan thì có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tương tác thuốc xảy ra

Có rất nhiều đơn vị sản xuất thuốc Berberin với liều lượng khác nhau với mức giá khác nhau. Cụ thể:

Dạng thuốc NHÀ SẢN XUẤT GIÁ THÀNH
✅Berberin Đại y 5mg lọ 80 viên nén Sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Đại Y 3.000Đ – 5.000Đ/lọ
✅Berberin 10mg lọ 100 viên nén Sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội – Việt Nam 34.000Đ/lọ
✅Berberin 50mg lọ 100 viên Sản xuất bởi Công ty Cổ phần dược Trung Ương 3 Dao động trong khoảng 441Đ/viên
Berberin 100g lọ 100 viên ngang Công ty cổ phần Hóa-Dược phẩm MEKOPHAR 80.000 – 85.000Đ/lọ
✅Berberin mộc hương – Berberin 5mg lọ 100 viên nén Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh 10.000 – 15.000Đ/lọ

Vì là thuốc điều trị tốt cho đường tiêu hóa nên người dùng dễ tìm mua được các loại thuốc Berberin với hàm lượng khác nhau.

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc hoặc đặt hàng trực tiếp từ các trang bán hàng online và website của nhà thuốc.

Tuy nhiên để mua được thuốc đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng, bạn nên tới những nhà thuốc lớn, uy tín để được tư vấn cụ thể nhất.

>> Xem ngay: Mua đại tràng tâm bình ở đâu?

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh rủi ro không đáng có xảy ra.

Để hạn chế những tác dụng phụ không đáng, trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Berberin tuy lành tính nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, để việc sử dụng thuốc được an toàn, người bệnh nên tuân thủ liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc nhà sản xuất.
  • Trong trường hợp đang sử dụng cùng với thuốc tây hoặc đông y khác, nên dùng cách Berberin 2 giờ đồng hồ để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Trẻ sơ sinh không nên dùng thuốc. Bởi, theo nghiên cứu Berberin có thể gây tổn thương não hiếm ở những đứa trẻ sơ sinh mắc chứng da vàng nặng.
  • Tránh sử dụng Berberin khi đang hút thuốc lá, uống rượu bia.

Người bị đái tháo đường cần thận trọng khi dùng thuốc Berberin.

Thuốc có thể gây hạ đường huyết quá mức nếu dùng trong trường hợp bị đái tháo đường đang kiểm soát đường huyết bằng insulin hoặc thuốc uống khác.

Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Nghiên cứu khoa học cho thấy, Berberin có thể đi qua nhau thai và gây hại cho thai nhi.

Một số hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra như vàng da nhân, tổn thương não… Trường hợp mẹ đang cho con bú sử dụng Berberin thì thuốc có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa mẹ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Phụ nữ mang thai không nên dùng Berberin

Berberin có thể làm gan không hấp thụ bilirubin (sắc tố vàng da cam) quá nhanh. Việc này có thể gây ra vấn đề về não, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh với nồng độ cao của bilirubin trong máu. Do đó, trường hợp trẻ em có nồng độ bilirubin trong máu cao nên tránh sử dụng thuốc.

Berberin có thể làm hạ huyết áp nên cần thận trọng khi sử dụng cho người huyết áp thấp.

– Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

– Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

– Giữ nguyên bao bì đóng gói của nhà sản xuất.

– Không dùng tay ướt, bẩn khi lấy thuốc.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về thành phần, công dụng và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Berberin! Hãy luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc!

Nếu đang bị rối loạn tiêu hóa, bên cạnh thuốc Berberin thì bạn có thể lựa chọn những sản phẩm thảo dược có tác dụng kiện tỳ hòa vị (bồi bổ cho tỳ vị) như bạch truật, bạch linh, đảng sâm, hoài sơn; nhóm lý khí chỉ thống tiêu viêm (khai thông khí, giảm đau chống viêm) bao gồm mộc hương, hoàng liên, trần bì, sa nhân; nhóm tiêu thực (tiêu thức ăn ứ trệ trong bụng) gồm sơn tra, mạch nha; nhóm sáp trường chỉ tả (cầm tiêu chảy) như nhục đậu khấu, cam thảo để cải thiện triệu chứng nhanh chóng và an toàn.

XEM THÊM:

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không
Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp (thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...) và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…)

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

Uống thuốc Berberin hết hạn có sao không

(**) Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người