Vai trò của ngành vật liệu xây dựng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các doanh nghiệp phát triển ngành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước. Do đó, việc tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước thời gian qua.

Hoạt chất IAMS-M2-P phục vụ bơm ép tăng cường thu hồi dầu tại thân dầu móng khu vực Đông Nam mỏ Rồng, dự án thuộc chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” (KC.02/11-15) của Bộ Khoa học và Công nghệ

Động lực cho các ngành kinh tế

Các doanh nghiệp vật liệu thời gian qua đã trở thành một trong những động lực chính của nền kinh tế quốc gia. Trước hết, các doanh nghiệp này tạo ra nguyên vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp cơ khí (đóng tàu, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử,…), công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, du lịch, dịch vụ,…). Điều này cũng đồng thời giúp đất nước giảm đáng kể việc nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, tối ưu hóa chi phí đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, với việc chế biến và xuất khẩu được nguồn nguyên vật liệu lớn, các doanh nghiệp vật liệu đang góp phần khắc phục được tình trạng xuất khẩu tài nguyên giá rẻ, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thêm nguồn lực cho đất nước về lâu dài. Đây cũng chính là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam.

Tạo việc làm cho người lao động

Với một quốc gia đông dân có tốc độ gia tăng nguồn lao động trung bình 1 triệu người/năm như Việt Nam, giải quyết việc làm luôn là một trong số những vấn đề vô cùng nan giải. Trong khi đó, các doanh nghiệp vật liệu lại cần một số lượng người lao động rất lớn cho các khâu khai thác và sản xuất. Điều này giúp tạo ra việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp. Tuy nguồn lao động trong lĩnh vực này chưa được đào tạo bài bản nhưng đang có xu hướng chuyên nghiệp và nâng cao tay nghề hơn. Với sự mở rộng và phát triển của các ngành công nghiệp, số lượng người lao động cần thiết phục vụ cho ngành vật liệu sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Đặc biệt, nhờ việc đầu tư cho công nghệ cùng với việc các chế độ đãi ngộ thích hợp, các doanh nghiệp vật liệu đã hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chất xám.

Cân bằng giữa việc khai thác nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường

Hội thảo quốc tế về “Khoa học và công nghệ vật liệu xây dựng vì sự phát triển bền vững” năm 2019 do Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam (VIBM) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức

Hiện nay, tình trạng cạn kiệt và ô nhiễm môi trường là các vấn đề hàng đầu của ngành công nghiệp vật liệu nói riêng và của cả nước nói chung. Trong bối cảnh đó, nhằm tạo sự cân bằng giữa việc khai thác nguyên vật liệu và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp vật liệu đã và đang đi theo các xu hướng phát triển bền vững góp phần giải quyết các vấn đề chung cùng đất nước. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp hướng tới khai thác và sử dụng nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường nhất có thể như nhiên liệu hỗn hợp, than đá, than hóa học; đồng thời nghiên cứu, chế tạo các vật liệu mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khoa học – công nghệ và sự phát triển chung của kinh tế – xã hội tại Việt Nam.

Phát huy tiềm lực kinh tế của các nguyên vật liệu truyền thống

Việt Nam là một quốc gia có lợi thế lớn trong việc sản xuất nguyên vật liệu nhờ nguồn tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đó sẽ không thể sử dụng nếu chưa qua xử lý. Vì thế để có thể phát huy tối đa hiệu quả của các nguyên vật liệu truyền thống, cần phải nhờ đến sự can thiệp của các doanh nghiệp vật liệu. Đây sẽ là tiền đề để ngành này trở thành động lực của nền kinh tế nước nhà.

Các chương trình hỗ trợ của Chính phủ phát triển vật liệu mới

Hội nghị Tổng kết Chương trình trọng điểm cấp quốc gia “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức

Các doanh nghiệp vật liệu có vai trò vô cùng lớn trong việc giải quyết các vấn đề chính của đất nước. Chính vì thế Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ kết hợp với các Bộ – ngành khác thực hiện các Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vật liệu. Cho đến nay, một số dự án/nhiệm vụ đã được triển khai, trong đó phải kể đến dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp quốc gia “Hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu geopolyme trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại chỗ sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo” thuộc Chương trình và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Dự án này đã nghiên cứu, chế tạo thành công bê tông geopolyme có cường độ cao, bền trong môi trường xâm thực, đồng thời góp phần giảm đáng kể lượng phế thải xây dựng, bảo vệ môi trường và đời sống con người. Kết quả KH&CN này sau đó trở thành nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp vật liệu ứng dụng và phát triển ngành công nghiệp vật liệu công nghệ cao của quốc gia.

Cũng với mục tiêu thúc đẩy đổi mới công nghệ của ngành vật liệu, chương trình Các nhiệm vụ KH&CN theo cũng đã triển khai nhiều dự án quan trọng, tiêu biểu là dự án “Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu điện cực hiệu năng cao từ vỏ trấu ứng dụng trong siêu tụ và ắc quy”. Đây là nhiệm vụ Nghị định thư hợp tác với Đài Loan, dự án thành công chế tạo hai vật liệu điện cực mới trên cơ sở cacbon xốp và CSiOx từ vỏ trấu, từ đó khắc phục những nhược điểm cho siêu tụ cũng như giảm giá thành khi chế tạo. Ngoài ra, một số dự án nổi bật khác thuộc chương trình khoa học công nghệ này có thể kể đến như dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn nổ để chế tạo tấm vật liệu composite dạng lớp hợp kim nhôm – thép kích thước lớn phục vụ cho công nghiệp đóng tàu”, dự án “Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng hạt cốt liệu nhẹ từ phế thải phá vỡ công trình xây dựng dân sự (PTXD) ở Việt Nam”, …

Đặc biệt, sau nhiều năm hoạt động, các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia, trong đó tiêu biểu phải kể đến Chương trình “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới”, cũng đã có được những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu. Chương trình này đã thành công tạo ra trên 20 loại vật liệu mới, hàng hóa sử dụng loại vật liệu mới cho các ngành công nghiệp trong và ngoài nước.

Có thể nói, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự phát triển của các doanh nghiệp vật liệu đang giải quyết những vấn đề rất cơ bản trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tuy nhiên, xu thế cạnh tranh toàn cầu và các vấn đề môi trường hiện nay ngày càng tạo ra nhiều thử thách lớn hơn cho các doanh nghiệp này. Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu nói chung và các doanh nghiệp vật liệu nói riêng, sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết, từ đó kéo theo sự phát triển vững mạnh của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Văn phòng Các chương trình KH&CN Quốc gia

Truyền thông Chương trình 2075 T/H

(Xây dựng) – Trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 18/8/2020, vai trò của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh; đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến… để đảm bảo mục tiêu sản phẩm vật liệu xây dựng có chất lượng, có năng lực cạnh tranh cao trên trường quốc tế và bảo vệ môi trường bền vững.

Đầu tư vào công nghệ hiện đại, tiên tiến để sản xuất sản phẩm mới trong xây dựng… đang được Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Xuân Mai áp dụng tại Việt Nam.

Theo Đề án đặt ra, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh; nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiết kiệm năng lượng, sử dụng tối đa phế thải công nghiệp, chất thải đô thị và nông thôn, giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, giảm thiểu phát thải gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng để phát triển ngành theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, mức độ tự động hoá cao. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin và các giải pháp công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào quy trình sản xuất và hệ thống quản lý. Phải đầu tư hệ thống thiết bị xử lý chất thải và hệ thống quan trắc môi trường kết nối với cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.

Đối với từng ngành sản xuất vật liệu xây dựng cụ thể, Đề án chỉ rõ nhiệm vụ theo từng giai đoạn về đầu tư, công nghệ, khai thác và sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm…

Đối với ngành xi măng: Giai đoạn 2021 – 2030 yêu cầu chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày. Đến năm 2025, các nhà máy xi măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clanke/ngày, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ… Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm…

Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm…

Đối với gạch gốm ốp lát: Giai đoạn 2021 – 2030, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Hạn chế đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch ceramic.

Đầu tư phát triển đồng bộ giữa các cơ sở sản xuất và các cơ sở khai thác, chế biến nguyên liệu, sản xuất men, màu trong nước; các cơ sở sản xuất phụ tùng thay thế. Từng bước giảm dần, tiến tới thay thế hoàn toàn nhiên liệu sản xuất từ khí hóa than sang các loại nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường…

Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gốm ốp lát đến năm 2025 không vượt quá 850 triệu m2/năm; năm 2030 không vượt quá 950 triệu m2/năm.

Giai đoạn 2031 – 2050, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm hợp lý giữa các sản phẩm ốp và lát, granite, cotto và ceramic phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và quốc tế theo từng giai đoạn. Đầu tư chiều sâu về công nghệ sản xuất, áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Phát triển lĩnh vực cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng; chủ động trong sản xuất, giảm phụ thuộc vào vật tư phụ tùng nhập khẩu. Sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất gạch ốp lát, không còn sử dụng khí than làm nhiên liệu đốt.

Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gốm ốp lát đến năm 2025 không vượt quá 850 triệu m2/năm; năm 2030 không vượt quá 950 triệu m2/năm.

Đối với đá ốp lát: Đá ốp lát tự nhiên giai đoạn 2021 – 2030: Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường. Quy mô công suất của một cơ sở sản xuất không nhỏ hơn 20.000 m2/năm.

Đá ốp lát nhân tạo: Giai đoạn 2021 – 2030: Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất với quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường. Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa, sử dụng hệ thống ép, hút chân không trong sản xuất; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin. Chú trọng phát triển các sản phẩm có giá trị kinh tế cao để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Về bảo vệ môi trường: 100% các cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý các chất thải đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong khai thác đá tự nhiên.

Còn ngành Sứ vệ sinh, giai đoạn 2021 – 2030: Đầu tư mới các dây chuyền sản xuất có công suất lớn, công nghệ tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, có mức tự động hóa cao, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

Đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất có công nghệ và thiết bị cũ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường phải đầu tư chiều sâu, đối mới công nghệ và thiết bị để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng hoặc buộc phải dừng sản xuất. Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh đến năm 2025 không vượt quá 30 triệu sản phẩm/năm; đến năm 2030 không vượt quá 40 triệu sản phẩm/năm.

Giai đoạn 2031 – 2050: Công nghệ sản xuất phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào công tác quản lý, sản xuất và kinh doanh.

Đối với kính xây dựng: Giai đoạn 2021 – 2030: Tiếp tục đầu tư sản xuất các sản phẩm kính có chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao như: Kính tiết kiệm năng lượng, kính siêu trắng, siêu mỏng, kính cho pin năng lượng, kính chống cháy...

Đầu tư chiều sâu cải tạo các cơ sở sản xuất kính có công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, năng lượng và chất lượng sản phẩm thấp, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

Tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm gia công sau kính như: Kính an toàn, kính hộp, kính nhiều lớp, kính tiết kiệm năng lượng, kính trang trí, kính bảo vệ sức khỏe thân thiện môi trường.

Tiếp tục đầu tư sản xuất các sản phẩm kính có chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao như: Kính tiết kiệm năng lượng, kính siêu trắng, siêu mỏng, kính cho pin năng lượng, kính chống cháy...

Với gạch đất sét nung: Giai đoạn 2021 – 2030: Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung đầu tư mới không nhỏ hơn 20 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Đối với các tỉnh miền núi có thể đầu tư dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung với công suất 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Không đầu tư mới, đầu tư mở rộng các dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung khi không có vùng nguyên liệu trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên của các tỉnh, thành phố đã được phê duyệt.

Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất đang sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ tiêu tốn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng phải đầu tư cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến, có mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng đáp ứng các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường hoặc buộc phải dừng sản xuất.

Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất gạch đất sét nung đến năm 2025 không vượt quá 25 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 30 tỷ viên quy tiêu chuẩn/năm.

Đến năm 2025, các cơ sở sản xuất đất sét nung đang sử dụng công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ phải đầu tư cải tạo, chuyển đổi thành các cơ sở sản xuất có công nghệ tiên tiến.

Vật liệu xây không nung: Giai đoạn 2021 – 2030: Phát triển đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, sản lượng sản xuất vật liệu xây không nung chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng theo quy định.

Đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây không nung có kích thước lớn, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là chất thải công nghiệp (tro, xỉ than; xỉ luyện kim...); các sản phẩm nhẹ; các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Xây dựng.

Giai đoạn 2031 – 2050: Tỷ lệ vật liệu xây không nung chiếm khoảng 50 - 60% trong tổng sản lượng vật liệu xây. Sử dụng tối đa các chất thải công nghiệp (tro, xỉ than, xỉ luyện kim...) để sản xuất vật liệu xây không nung …

Link gốc:

Video liên quan

Chủ đề