Vạn thế sư biểu là gì

Trong buổi bình minh của nền giáo dục phong kiến Việt Nam, Chu Văn An xứng danh là người thầy mẫu mực, đức độ và tâm huyết với nghề dạy học, được các vua Trần rất trọng dụng. Tên tuổi của thầy Chu đã đi vào lịch sử giáo dục Việt Nam như một bậc danh sư, một nhà giáo dục đầy tài đức, luôn tận tụy với nghề dạy học.

Chu Văn An (1292 – 1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, quê ở làng Quang, thôn Văn, xấ Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, tỉnh Hà Đông (nay là Thanh Trì, Hà Nội). Ngay từ nhỏ, dù xuất thân trong một gia đinh bình thường, Chu Văn An đã được mẹ là bà Lê Chiêm lo cho ăn học chu đáo.

Là một người hiếu học, coi việc học làm đầu nhưng không cầu danh lợi, thú vui lớn nhất của thầy Chu ngay từ nhỏ là ở nhà đọc sách. Chu Văn An học rất giỏi, “học vấn tinh thuần, tiếng đồn gần xa” như sách Đại Việt sử ký toàn thư đã nêu. Khi đỗ Thái học sinh (học vị Tiến sĩ thời nhà Trần), thầy Chu không ra làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà, mong mỏi đào tạo nên những thế hệ học trò có đủ tài lẫn đức để đóng góp cho đất nước, truyền lại cho thế hệ mai sau.

Trường Huỳnh Cung, nơi khởi đầu sự nghiệp dạy học của thầy Chu.

Với tâm huyết với nghề dạy học, không màng công danh, Chu Văn An bắt đầu sự nghiệp với một mái tranh đơn sơ nứa lá ở làng Huỳnh Cung, giáp với làng Quang quê mẹ. Tuy là trường ở làng quê, nhưng cũng có thư viện, thầy Chu dạy học trò từ hạng ấu học, mộng học, trung tập và đại tập (tương đương với vỡ lòng, tiểu học, trung học và đại học), tùy theo mỗi hạng mà thầy Chu có cách dạy khác nhau, nhưng tài liệu giảng dạy cơ bản vẫn là những sách kinh điển của Nho gia (Tứ thư, Ngũ kinh).

Nổi tiếng về sự tài năng và đức độ, học trò của Chu Văn An theo học rất đông, danh tiếng vượt ra khỏi làng. Thầy Chu rất nghiêm khắc trong việc dạy bảo môn sinh, ngoài việc giảng dạy về kiến thức, Chu Văn An còn chú trọng rèn luyện học trò về đạo lý sống, nhân cách làm người và trách nhiệm đối với nhân dân, đất nước.

Thời của thầy Chu sống, cái hào khí Đông A đã qua đi, thời kỳ mà muôn dân không tiếc xương máu, của cải để cùng với vua quan nhà Trần đứng lên chống giặc Mông – Nguyên giữ nước. Sống trong cảnh hòa bình, người người chí thú làm ăn, vấn đề phát triển đất nước được đặt lên hàng đầu. Chính vì lẽ đó, thầy Chu Văn An đã xem giáo dục là vấn đề cốt lõi để đào tạo nhân tài cho đất nước, từng bài giảng của thầy trước môn sinh giống như hình ảnh con tằm đang nhả tơ, những sợi tơ vàng óng làm nên những tấm áo tri thức lớn cho học trò.

Trường Huỳnh Cung, nơi thầy Chu đứng lớp đã đào tạo nên rất nhiều trò giỏi. Khoa thi năm 1314, dưới thời vua Trần Minh Tông, trường Huỳnh Cung có hai học trò đỗ Thái học sinh là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh, cả hai đều làm quan tô dưới triều Trần (Lê Quát được thăng đến chức Thượng thư).

Đối với thầy Chu, muốn dạy bảo trò tốt thì thầy phải nghiêm, phải luôn là tấm gương đạo đức cho học trò, xem đây là nguyên tắc để cảm hóa học trò. Những môn sinh do thầy Chu Văn An đào tạo, dù làm quan to hay vinh hiển đến mức độ nào cũng dành cho thầy một sự kính trọng và lễ độ nhất định. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép lại việc các đại quan trong triều là học trò của thầy Chu vẫn giữ lễ, khi đến thăm thầy thì lạy, được tiếp chuyện với thầy thì lấy làm vui mừng.

Tư nghiệp Quốc Tử Giám và  “Thất trảm sớ” nổi tiếng.

Tài đức và danh tiếng của thầy Chu Văn An vang dội đến kinh đô Thăng Long, vua Trần Minh Tông (lên ngôi năm 1314) rất muốn mời ông ra kinh thành dạy học, nơi có thể thỏa được chí lớn của ông. Và có lẽ, trường Huỳnh Cung vẫn là một ngôi trường nhỏ ở làng quê, việc dạy học còn thiếu thốn; trong khi đó, Quốc Tử Giám là ngôi trường lâu đời, chuyên đào tạo các con em vua, quan lại, là nơi mà thầy Chu sẽ truyền đạt những giáo lý Nho giáo của mình cho họ, đó cũng chính là những người rất có thể sẽ trở thành những bậc đại quan trong triều đình sau này.

Thời kỳ thanh bình, việc có xu hướng hưởng nhàn và xuất hiện nịnh thần là điều không tránh khỏi. Việc tin tưởng vào giáo lý Nho giáo tức là thầy Chu vẫn mong mỏi đất nước luôn thanh bình và thịnh trị, muốn làm được điều này thì đất nước phải có những bậc minh quân, sáng suốt. Vua muốn trị quốc, bình thiên hạ thì điều cơ bản là phải có học thức. Với việc nhận lời vào dạy học ở trường Quốc Tử Giám là Chu Văn An đã chấp nhận đem tất cả tri thức và đức độ của mình vào việc giáo dục, đào tạo những bậc nhân tài cho đất nước về sau.

Vua Trần Minh Tông đã giao cho Chu Văn An làm chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám (tương đương chức Phó Hiệu trưởng) và dạy học cho Thái tử Trần Vượng (vua Trần Hiến Tông), đào tạo một vị vua mới cho nước Đại Việt. Người đứng đầu Quốc Tử Giám lúc này là quan Tể tướng Trần Nguyên Đán (ông ngoại của danh nhân Nguyễn Trãi, cũng là ông nội của danh tướng Trần Nguyên Hãn), ông rất quý mến tài đức của Chu Văn An, hay tin thầy Chu đồng ý về kinh thành Thăng Long dạy học nên đã hết lòng giúp đỡ.

Đồng thời với nhiệm vụ dạy học cho vua, thầy Chu Văn An còn ra sức phát triển trường Quốc Tử Giám. Thành tựu lớn nhất của thầy Chu khi dạy học tại đất Thăng Long chính là bộ Tứ thư thuyết ước ( sách tóm lược nội dung của 4 quyển sách của Nho gia là Đại học, Trung dung, Luận ngữ và Mạnh Tử), đây chính là giáo trình dạy học chính của Chu Văn An tại Quốc Tử Giám.

Đại Việt trong những năm trị vì của Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông rất thanh bình, chính sự tốt đẹp. Vua Hiến Tông ở ngôi được 12 năm thì mất (1329 – 1341), người em là Trần Hạo (Trần Dụ Tông) nối ngôi. Những năm đầu thời vua Trần Dụ Tông, chính sự tương đối yên ổn; nhưng sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất (1357), tình hình xã hội bắt đầu có những dấu hiệu đi xuống, trong triều thì bọn gian thần bắt đầu lộng hành, kéo bè đảng. Tuy là người đứng đầu triều chính nhưng Trần Dụ Tông luôn bỏ bê việc triều chính, Việt Nam sử lược có chép về vua Dụ Tông “suốt ngày lo rượu chè, chơi bời, xây cung điện, đào hồ, đắp núi, rồi lại cho người giàu vào cung đánh bạc”.

Trước tình cảnh triều chính đổ nát, với tư cách là người thầy của vua Dụ Tông, dù là một vị quan nhỏ nhưng Chu Văn An đã nhiều lần can ngăn vua và can đảm viết nên “Thất trảm sớ”, xin chép đầu bảy tên gian thần lộng hành triều chính. Sớ Thất trảm đã trở thành sự kiện chấn động cả Đại Việt, vì lúc bấy giờ, chỉ có những bậc đại quan mới có quyền can gián vua. “Thất trảm sớ” không được vua Dụ Tông chấp nhận, ông bèn treo ấn từ quan, về sống ẩn dật ở vùng núi Phụng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu Tiều ẩn.

Hành động của Chu Văn An đã nói lên hết phẩm chất chất của ông, làm quan phải mạnh dạn, phải nói ra sự thật, phải giúp ích cho dân. Làm quan nhỏ mà có ích cho đất nước thì càng đáng quý hơn với chức tước lớn nhưng không làm được gì có lợi.

Núi Chí Linh – nơi gởi gắm nỗi lòng của Chu Văn An.

Người dạy học một đời chỉ mong đào tạo được những người tài đức, cống hiến cho đất nước. Nhưng trong tình cảnh của thầy Chu thì lại rất xót xa, người học trò của mình và cũng là người đứng đầu của một nước lại không màng việc triều chính, không thể trở thành đấng minh quân thì càng làm cho người thầy giáo Chu Văn An càng thêm đau xót.

Những năm tháng sống ở Chí Linh, thầy Chu tiếp tục nghề dạy học, nghiên cứu y học, làm thơ… Tuy vui thú sống ẩn dật, nhưng thầy Chu vẫn chất chứa trong lòng một nỗi buồn vì niềm tin tan vỡ, một nỗi dằn vặt luôn làm ông phải suy nghĩ. Sống trong cảnh triều chính vỡ nát, vương triều mà ngày nào ông từng tôn thờ với “hào khí Đông A” bất diệt, Chu Văn An biết mình phải làm gì nhưng đành bất lực vì không đủ sức, đành để nó trối qua trước mắt trong sự tuyệt vọng. Chán ngán cảnh quan trường, Chu Văn An đành gởi nỗi niềm của mình vào chốn thiên nhiên.

Nhiều lần vua Dụ Tông và sau này là Trần Nghệ Tông đã mời Chu Văn An về kinh nhưng ông cương quyết từ chối, chỉ có những lúc Thăng Long có hội lớn ông mới về tham dự. Năm 1369, Trần Nghệ Tông lên ngôi, Chu Văn An trở về kinh chúc mừng rồi trở về với núi Chí Linh mà canh cánh trong lòng về triều chính, “tấc lòng chưa thể như tro nguội, nhắc đến vua xưa gạt lệ thầm”.

Thầy Chu Văn An mất vào năm 1370, suốt cuộc đời thầy Chu luôn là người thầy giáo lỗi lạc, ông xứng đáng là ngôi sao Bắc đẩu trên bầu trời Việt, là bậc “Vạn thế sư biểu” như cách gọi của các sử gia Việt Nam. Sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông truy tặng cho ông tước hiệu Văn Trinh và cho thờ tại Văn Miếu cùng với Khổng Tử, Tứ phối và Thất thập nhị hiền…

Nhà sử học Ngô sĩ Liên đã nhận định về Chu Văn An như sau: “Cụ rất đáng là ông tổ của nhà Nho Việt, để thờ trong Văn Miếu”. Còn học giả Phan Huy Chú viết về Chu Văn An “học nghiệp thâm thúy, tiết tháo, cao thượng, được đương thời suy tôn, thời sau ngưỡng mộ. Tìm trong làng nho nước Việt Nam ta, từ trước đến nay chỉ có mình ông, các ông khác thực không thể so sánh được”.

Suốt một đời luôn tận tụy với sự nghiệp giáo dục, Chu Văn An xứng đáng là người thầy mẫu mực bậc nhất trong Lịch sử Việt Nam. Hậu thế còn mãi khắc ghi nhân cách cao đẹp của thầy Chu Văn An.

Tham khảo: 

Nhiều tác giả. Đại Việt sử ký toàn thư.Trần Trọng Kim. Việt Nam sử lược.Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí. www.thanglongnhankiet.com

Mời các bạn nghe Bài hát "Chu Văn An"

Trí Hải – Khoa Sư phạm

Trí Hải – Khoa Sư phạm

Page 2

Trang 1 / 16

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Thứ Ba, 06 Tháng Mười Hai 2011 07:28

Những kí ức về cô tôi không còn nhớ nhiều nữa, vì đã tám năm rồi còn gì. Khi rảnh rỗi tôi hay ngồi trầm ngâm một mình, rồi lục đục tìm mớ kỉ niệm của thời áo trắng ra xem. Nào là cuốn cuốn lưu bút đã nhòe vàng, xấp hình dày cộm, hay mấy tấm thiệp chúc mừng sinh nhật, chúc Tết, Noel… do bạn bè tặng. Nhưng chẳng có bức ảnh nào có cô, cũng không có thứ gì đặc biệt liên quan đến khoảng thời gian của tám năm về trước, duy chỉ có cái băng rôn bé tí rất dễ thương mang dòng chữ “Congratulations” của nhỏ Huỳnh tặng tôi khi học kì đầu tôi được học sinh giỏi. Lúc xem, tôi cứ cười hoài, theo sau đó là những chuỗi ngày học lớp sáu ùa về với bao kỉ niệm thân thương, hình ảnh cô thấp thoáng lướt qua tâm trí tôi, tôi cố nhớ, nhớ gương mặt cô, nhớ bộ áo dài cô hay mặc khi đến lớp và tôi lặng người đi khi ngày hôm ấy, ngày biết tin cô không còn dạy nữa, nỗi xót xa bất chợt quay về.

Page 7

Page 8

Video liên quan

Chủ đề