Văn trì minh khai từ liêm hà nội

Nhập tên 3 con vật (bò, chim, chó, chuột, gà, heo, hổ, mèo, ngựa, thỏ, trâu, vịt, voi) theo thứ tự trên ảnh, không bao gồm con vật được khoanh màu xanh, viết liền, không dấu. (Ví dụ: chogavit | voibongua | vitgachim ,...)

Viết liền, không dấu

Đường Văn Trì thuộc địa phận phường Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đường Văn Trì khởi đầu từ đường Phú Minh và kết thúc khi giao nhau với ngõ 53 đường Ngọa Long.

Đường có chiều dài khoảng 400m.

Một số địa điểm nổi bật trên đường Văn Trì:

  • Cửa Hàng Bán và Giới Thiệu Sản Phẩm Ong
  • Trường THCS Minh Khai
  • My Coffee Tea - Sinh Tố
  • Nhà Văn Hóa Văn Trì 3
  • Chợ Tạm Văn Trì

Đường Văn Trì là một trục đường nhỏ nằm trong khu trung tâm của phường Minh Khai. Dân cư phân bố trên đường với mật độ khá đông đúc.

Nằm ở xa khu trung tâm nên trên xung quanh hầu hết là khu dân cư và một số cửa hàng nhỏ, xung quanh còn khá nhiều đất trống.

Căn cứ vào tấm bia còn lại đặt bên đình làng thì chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ nhất (1740), nhưng trong thực tế chùa cũng trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa mà đợt gần nhất là năm 1989.

Chùa toạ lạc trên một khu đất cao, quay về hướng nam. Trước chùa là một con ngòi chảy từ cánh đồng Ba La tới cửa sông Nhuệ. Trước đây chùa có Tam quan khá đẹp nhưng nay chỉ còn 1 cổng. Qua cổng ta thấy ngay hai toà Tam bảo và nhìn sang phải là nhà Tổ, sang trái là điện Mẫu.

Kiến trúc của chùa không có gì đặc sắc lắm như những ngôi chùa làng Bắc Bộ, nhưng có lẽ giá trị chủ yếu là còn giữ được một sưu tập tượng tròn khá phong phú, gồm hơn 40 pho với nhiều chất lượng khác nhau; đắp bằng đất, tạc bằng gỗ quý, đúc bằng đồng, có tượng chỉ là tấm phù điêu. Phần lớn tượng có phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX. Tượng thổ thần thì đường bệ, uy nghi, bụng phệ, béo tốt, còn pho Thánh Tăng thì tương phản lại: khắc khổ, gầy gò…; tượng A Di Đà bằng đồng thâm nghiêm, trầm lặng; tượng Tuyết Sơn ưu tư khổ hạnh; tượng ông Sét dữ tợn; tượng Hộ pháp oai phong; tượng Di Lặc vui cười thoải mái, tất cả như phản ánh mọi trạng thái tinh thần của nhiều lớp người trong xã hội.

Ngoài số lượng lớn tượng pháp của thế kỷ XIX kể trên, chùa còn có nhiều đồ thờ mang nghệ thuật thế kỷ XVIII như: Hương án chạm lộng yên ngựa, nhắc nhở ta sự kế thừa của nghệ thuật Lê sơ. Quả chuông của chùa cũng là hiện vật quý hiếm vì được đúc từ thời Tây Sơn mặc dù niên hiệu đã bị đục xoá đi do sợ nhà Nguyễn trả thù bắt phá. Chiếc khánh lớn bằng đồng đúc nổi dòng chữ “Bồ Đề thanh tự” cũng rất đẹp và quý phái. Núm khánh trang trí hình mặt nguyệt, xung quanh là đại lửa bốc cao. Thân khánh có ghi niên hiệu là: Minh Mệnh thập ngũ niên tuế Giáp Ngọ, thập nhị nguyệt, thập nhị nhật ký (nghĩa là viết ngày 22/12 năm Giáp Ngọ, đời vua Minh Mệnh thứ 15 (1834)). Ngoài ra chùa còn có các đồ sứ cổ, đồ đá... cũng làm cho kho di sản văn hoá chùa thêm giá trị đối với khách tham quan hoặc lễ bái.

  1. Việt Nam
  2. Hà Nội
  3. Quận Bắc Từ Liêm

Văn trì minh khai từ liêm hà nội

Văn trì minh khai từ liêm hà nội
Van Tri Hamlet
Văn trì minh khai từ liêm hà nội
Khánh thành Đình Đồn…
Văn trì minh khai từ liêm hà nội
Khánh thành Đình làn…
Văn trì minh khai từ liêm hà nội
ĐÌNH ĐỒNG CỔ-VĂN TRÌ
Văn trì minh khai từ liêm hà nội
ĐÌNH ĐỒNG CỔ-VĂN TRÌ
Văn trì minh khai từ liêm hà nội
XÓM TRỌ CỦA TÔI

Impressum

Năm 1956 xã Minh Khai được thành lập thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Ngày 31/5/1961, xã Minh Khai tách từ huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông chuyển về huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngày 20/4/1978 xã Minh Khai và xã Phú Diễn sáp nhận thành xã Phú Minh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngày 17/9/1990, Ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành quyết định số 383-TCCP tách xã Phú Minh tái lập hai xã: Phú Diễn và Minh Khai thuộc huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết số 132/ NQ- CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội được thành lập trên cơ sở xã Minh Khai cũ của huyện Từ Liêm; chính thức hoạt động từ ngày 01/4/2014. Phường Minh Khai có diện tích 512,8 ha, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 13km. Phía Tây và Tây Bắc giáp phường Tây Tựu; Phía Bắc giáp phường Liên Mạc; Phía Nam và Tây Nam giáp phường Phương Canh (Quận Nam Từ Liêm); Phía đông giáp phường Thụy Phương, Cổ Nhuế 2, Phú Diễn, Phúc Diễn. Tổng số hộ dân trên: 4.400 hộ; Dân số trên: 34.000 người. Thực hiện Quyết định số 7278/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội, phường Minh Khai được thành lập 13 tổ dân phố mới: Phúc Lý 1, Phúc Lý 2, Phúc Lý 3, Phúc Lý 4, Văn Trì 1, Văn Trì 2, Văn Trì 3, Văn Trì 4, Nguyên Xá 1, Nguyên Xá 2, Nguyên Xá 3, Ngọa Long 1, Ngọa Long 2.

Trên địa bàn phường có 11 di tích lịch sử đình, chùa, miếu, nhà thờ họ. Phường có đặc sản: Cam Canh, Bưởi Diễn được thực khách trong và nước chọn làm quà biếu và thưởng thức nhân dịp tết nguyên đán hằng năm.

Nhân dân phường Minh Khai có truyền thống cách mạng, hăng say lao động, sản xuất. Năm 2004 phường được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân thời kỳ chống Pháp"; Nhân dân và cán bộ phường nhiều năm liền được Chính phủ, Bộ Công an và UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, Quốc phòng an ninh.