Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Gián tiếp dẫn dắt vấn đề: dòng sông quê hương luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho mỗi nghệ sĩ.

– Đã có rất nhiều bài thơ xuất sắc viết về chủ đề này nhưng ở thể loại văn xuôi Thì không thể không nhắc đến hai tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và người lái đò sông Đà.

-Nguyễn Tuân và Hoăng Phủ Ngọc Tuông đều miêu tả dòng sông ở hai khía cạnh: hung bạo và trữ tình.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác của hai tác phẩm:

– Nguyễn Tuân viết người lái đò sông Đà nhân chuyến đi thực tế Tây Bắc

– Hoàng phủ Ngọc Tường vốn là nhà văn chuyên về thể loại tùy bút và sông Hương chính là dòng sông ông từ nhỏ đã gắn bó vậy nên bút kí ra đời như một điều tất yếu là kết tinh của tài năng cũng như tình yêu quê hương của tác giả.

* Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà:

– Về hình dáng dòng sông: tuôn dài như một áng tóc trữ tình .

– màu nước : thay đổi theo mùa, mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa hạ lừ lừ chín đỏ.

– Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử

– Vẻ đẹp trữ tình của dòng sông đã lay động cảm xúc của tác giả:

+ Trông con sông như một cố nhân khi xa là nhớ.

+ Gặp lại dòng sông vui mừng khôn xiết.

* Vẻ đẹp trữ tình của sông Hương:

– Là biểu tượng cho xứ Huế mộng mơ

– Từ thượng nguồn sông Hương như một cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại.

– Về đến lòng thành phố: dòng chảy nhẹ nhàng như một cô gái dịu dàng nữ tính.

– Ở đoạn đổ ra biển lớn: đổi dòng đột ngột như muốn níu lại không rời

* Nhận xét nghệ thuật miêu tả của hai nhà văn

– Sự liên tưởng độc đáo cả hai tác giả đều nhân hóa dòng sông coi nó như một người con gái với vẻ đẹp cuốn hút.

– Cả hai nhà văn đã sử dụng những kiến thức chuyên sâu về văn học, âm nhạc, hội họa… để khắc họa hình tượng dòng sông.

3. Kết bài

– Hai tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng sông Đà và sông Hương với vẻ đẹp trữ tình đằm thắm nhưng vẫn có những nét riêng vô cùng độc đáo.

– Đó là kết tinh của tài năng, tâm huyết và cả tình yêy quê hương đất nước của mỗi nhà văn.

Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương

Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà và Sông Hương

Bài văn tham khảo

“Quê hương tôi có con  sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh”

 (Tế Hanh)

 Phải chăng hình ảnh những con sông đều có một dấu ấn khó phai trong lòng mỗi nghệ sĩ? Con sông mềm mại với  vẻ đẹp riêng đã làm bao nhà văn nhà thơ dành cả trái tim mình để cảm nhận và cho ra đời những áng văn tuyệt đẹp. Người Lái Đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai tác phẩm văn xuôi xuất sắc viết về những dòng sông của quê hương. Hai nhà văn với phong cách nghệ thuật khác nhau nhưng đều khám phá ra vẻ dữ dội của con sông và đặc biệt là vẻ thơ mộng trữ tình của nó.

Xem thêm:  Kiến thức trọng tâm bài thơ Tỏ Lòng ngữ văn 10

 Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường đều là những nhà văn kiệt xuất của dân tộc với khả năng sử dụng ngôn ngữ vô cùng tài hoa, uyên bác. Nếu Nguyễn Tuân là người có ý thức cao về  cái tôi cá nhân ông đến với thể tùy bút như một điều tất yếu thì Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có sở trường về thể loại này. Tùy bút Người Lái Đò Sông Đà được Nguyễn Tuân viết sau chuyến đi thực tế ở Tây Bắc là kết quả của một hành trình trải nghiệm và khám phá. Ở nơi đây ông đã tìm thứ vàng mười và chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Còn sông Hương là nơi đã gắn bó với Hoàng Phủ Ngọc Tường vậy nên ông rất am hiểu và có một tình cảm tha thiết với nó. Bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” vì thế trở mà nên chân thực,dạt dào cảm xúc hơn bao giờ hết. Hai dòng sông được viết lên bởi hai nghệ sĩ tài hoa mang cùng vẻ đẹp trữ tình nhưng mỗi dòng sông lại hiện lên rất riêng và độc đáo.

 Sông Đà là con sông lớn trên vùng núi Tây Bắc. Trong chuyến đi của mình nhà văn Nguyễn Tuân đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả nó. Ẩn sau vẻ dữ dội, hung bạo “con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò sông Đà” là một vẻ đẹp rất trữ tình với những nét duyên dáng và đằm thắm. Vậy nên ngay từ lời đề đầu tiên tác giả đã sử dụng một câu thơ da diết “ Đẹp vậy thay tiếng hát dòng sông”. Sau khi nghẹt thở với cảnh người lái đò vượt thác nguy hiểm ta được nhìn ngắm dòng sông với vẻ dịu dàng, êm đềm. Nhìn từ trên cao xuống, sông Đà mềm mại thướt tha với vẻ đẹp xuân sắc: “ con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc  ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”. Vẻ đẹp thiên nhiên nơi núi rừng Tây Bắc đã điểm thêm cho dòng sông, trong bạt ngàn rừng núi dòng sông mang vẻ đẹp đẹp duyên dáng uyển chuyển mà hài hòa cùng đất trời. Sắc nước cũng biến đổi qua các mùa: “mùa xuân dòng xanh ngọc bích” rất đặc biệt không như màu nước của các dòng sông khác. Con khi đất trời vào thu nước sông lại chuyển sang màu mới: “ lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bẩm đi vì rượu bữa” đó là hình ảnh phản chiếu của mọi lá cây, một sắc vàng đỏ đặc trưng của mùa thu. Sông Đà có sắc nước thật đẹp màu sắc của sự tươi mới hiện lên như tính cách của một con người lúc dịu dàng nhưng cũng có lúc giận hờn cáu gắt.

 Vẻ đẹp của sông Đà đã gợi cho  con người một cảm xúc đặc biệt khó tả. Nhà văn nhìn sông Đà như một cố nhân khi xa thì nhớ và đến lúc gặp lại thì quấn quýt vui mừng đến mức tác giả bộc lộ trực tiếp lòng mình: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau khì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Cảnh hai bên bờ sông mang vẻ đẹp hoang dại trong trẻo, nguyên sơ: “ Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ” và “ bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”. Cảnh vật thật yên tĩnh mang đến cho con người những cảm giác bâng khuâng thật lạ, nhà văn đã nhân hóa con sông nó cũng như con một tâm hồn “con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn với những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

 Miêu tả sông Đà trữ tình ngòi bút Nguyễn Tuân đã biến hóa linh hoạt với những hình ảnh nhân hóa so sánh những liên tưởng độc đáo thú vị. Câu văn của Nguyễn Tuân có lúc nhịp nhàng, uyển chuyển đem đến cho người đọc những cảm giác cảm xúc không phân biệt đâu là ngoại giới đâu là tâm giới. Tiếng lòng của thiên nhiên hòa với tấm lòng yêu thương của người nghệ sĩ. Cùng với sông Đà trữ tình ta bắt gặp một sông Hương cũng mang một vẻ trữ tình rất đằm thắm, đó là dòng sông biểu tượng cho xứ Huế mộng mơ bởi nó chảy giữa lòng thành phố Huế như một phần không thể tách rời nơi đây. Từ rừng thượng nguồn “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại” Nhưng cũng  chính rừng già nơi đây đã chế những sức mạnh bản năng của sông Hương, tạo cho nó một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”. Tác giả đã nhấn mạnh đến hai đặc điểm quan trọng của sông Hương một con sông tạo nên bản sắc văn hóa của vùng Châu Hóa một thiếu nữ đẹp sống hết mình say đắm trong tình yêu.

 Nhà văn đã miêu tả dòng chảy của dòng sông trên đường đến thành phố Huế vô cùng sống động sống. Dòng chảy luôn chuyển động liên tục đột ngột như một cuộc tìm kiếm có ý thức. Tác giả lần lượt theo dòng chảyc của sông hương như một nhà địa lí như một chàng trai khám phá tính cách của người đẹp. sắc nước  dòng sông xanh thẳm, dòng sông mềm như tấm lụa màu sắc nhạy cảm với ánh sáng, vẻ kiêu sa âm u. Sông Hương như một người con gái đẹp làm duyên có vẻ đẹp dịu dàng trí tuệ  nay lại càng quyến rũ hơn với vẻ đẹp lịch lãm kiêu sa và trầm mặc.

 Về đến Huế sông Hương vui tươi hẳn lên giống như một người tìm được nơi mình hằng mong đợi.  Lúc này nó  chảy thật chậm đó là điệu slow tình cảm mà sông hương dành riêng cho Huế. sông Hương từ đây đẹp một cách hạnh phúc tươi tắn. Nó đang bị Huế chinh phục, ngả trọn vào vòng tay của xứ Huế với tình cảm da diết.  Tình yêu với Huế tạo nên bản sắc và văn hóa của dòng sông. Đến khi rời xa Huế như sực nhớ ra điều gì chưa kịp nói con sông đột ngột đổi dòng rẽ ngoặc sang hướng Đông Tây để gặp lại Huế lần cuối ở thị trấn Bao Vinh. Dòng sông  lúc này mang vẻ đẹp của người con gái lưu luyến với tinh tình nhân, hành động đột ngột quay trở lại Huế là một biểu hiện kín đáo của tình yêu.

  Dòng sông Hương thơ mộng là nơi gắn bó với cuộc đời tác giả vì vậy mà ông đã miêu tả nó một cách rất chi tiết, cụ thể mà vô cùng đẹp đẽ sống động. Được đặc tả sát với bản đồ địa hình gắn với từng phương hướng,từng địa danh cụ thể. Nó tạo nên không gian văn hóa đôi bờ với vẻ đẹp quyến rũ từ thực tế ấy nhà văn ví sông Hương như một thiếu nữ đẹp cùng với Huế làm nên một tình yêu nồng nàn, say đắm. Ngôn ngữ giàu hình ảnh mượt mà nhiều liên tưởng độc đáo tạo nên một dòng sông quyến rũ, say đắm lòng người.

 Người Lái Đò Sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông là những trang văn, trang hoa, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình dân tộc của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Từ hai thiên tùy bút ta thấy được điểm gặp gỡ trong phong cách của hai nhà văn lớn đó là một cái tôi uyên bác với những hiểu biết sâu sắc về những con sông lớn của đất nước. Hai nhà văn đã vận dụng các kiến thức lịch sử, địa lý, âm nhạc, hội họa, thi ca để miêu tả đối tượng ở nhiều góc độ khác nhau tạo nên những liên tưởng độc đáo. Một cái tôi tài hoa, tinh tế với trí tưởng tượng phong phú, huyền diệu và ngôn từ thì trau chuốt, gợi cảm đem đến cho người đọc cảm giác câu văn như những câu thơ trữ tình thấm vào tâm hồn người đọc một cách nhẹ nhàng và sâu lắng.

Hai nhà văn đã đưa ta đến và cảm nhận được vẻ đẹp của hai dòng sông quê hương, đó không chỉ là thứ gắn bó với con người mà ẩn trong những dòng sông vẫn luôn có một tâm hồn dịu dàng trữ tình. Vẻ đẹp của những dòng sông sẽ mãi là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, là chủ đề tuyệt vời để mỗi nghệ sĩ thể hiện tài năng tâm huyết cũng như niềm tự hào về quê hương, đất nước của mình.

Nguyễn Thị Thiếp