Ví dụ thực hiện nghĩa vụ liên đới

Khi một chủ thể có quyền được thụ hưởng việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới, họ sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ quyền của mình. 

Điều 288 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về việc nghĩa vụ dân sự liên đới như sau: 

"1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ

Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.

Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ."

Theo đó, Luật ghi nhận 1 đặc quyền của bên có quyền. Họ được quyền yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ liên đới với họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó. 

Đây là một quyền lợi thật sự được mong muốn của người được thụ hưởng. Cũng là một quy định thật sự hợp lý của luật. Bởi, nếu như có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ với một người. 

Việc thực hiện nghĩa vụ này được chia đều cho từng người mà người có quyền lại không có đặc quyền trên. Trường hợp này người có quyền sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi chờ đợi việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ từ những người có nghĩa vụ. 

Một minh họa cụ thể, nếu A, B và C do say xỉn nên lái xe đâm vào đầu ô tô của D làm xe bị hư hỏng và D bị thương. A, B, C có trách nhiệm liên đới bồi thường cho D 60 triệu. Nghĩa vụ được chia đều cho 3 người. D có quyền yêu cầu A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ này. 

Nhưng lưu ý, A có nghĩa vụ bồi thường cho D 60 triệu nhưng B, C phải có trách nhiệm trả lại cho A mỗi người 20 triệu.

                      

Ví dụ thực hiện nghĩa vụ liên đới

Lưu ý, việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới có thể được miễn. Việc miễn cho ai và miễn như thế nào là tùy thuộc vào ý chí của người có quyền. 

Theo quy định của pháp luật, nếu người có quyền đã chỉ định 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng sau đó miễn cho người này. Thì những người khác cũng hiển nhiên được miễn trách nhiệm. 

Trong ví dụ trên, nếu A được chỉ định bồi thường toàn bộ thiệt hại nhưng sau đó, D lại miễn trách nhiệm cho A. Thì A, B, C cũng được miễn trách nhiệm. 

Trường hợp, người có quyền chỉ miễn trách nhiệm cho một trong số những người có nghĩa vụ thì những người còn lại vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình. 

Nghĩa vụ dân sự liên đới là một chế định hay của Bộ Luật Dân Sự. Việc quy định nghĩa vụ này giúp cho người có quyền thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi hơn. 

Minh Trang. 

Tôi có liên đới với những người khác thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền, vậy nếu tôi đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có được những người còn lại hoàn trả tương ứng với phần nghĩa vụ tôi thực hiện thay họ không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư tôi có một câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp như sau. Tôi và em trai thỏa thuận góp 100 triệu để mua một chiếc tivi LCD 64 inch. Tôi trả 20 triệu và em trai tôi trả 10 triệu. Tôi có thể thay em trai tôi thanh toán toàn bộ 30 triệu cho người bán tivi sau đó yêu cầu em trai tôi hoàn trả không hay mỗi anh em phải tự trả đúng số tiền như đã chia?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ liên đới:

“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình

3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ

4.Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”

Ví dụ thực hiện nghĩa vụ liên đới

Khi thực hiện nghĩa vụ liên đới thay người khác thì có được hoàn trả không?

Theo quy định trên, chúng ta thấy nghĩa vụ liên đới được pháp luật quy định cũng là loại nghĩa vụ nhiều người như nghĩa vụ riêng rẽ. Tuy nhiên, tính chất của nghĩa vụ liên đới được xác định có những điểm khác biệt căn bản so với nghĩa vụ riêng rẽ như sau:

Bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người mang nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình và những người khác. Ví dụ, khi pháp luật quy định hoặc các bên chủ thể A, B, C thỏa thuận phát sinh nghĩa vụ liên đới với D thì D có quyền yêu cầu một trong số A, B, C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Mặc dù, phần nghĩa vụ của mỗi người đều được xác định cụ thể nhưng đã phát sinh nghĩa vụ liên đới nên pháp luật cho phép D quyền được yêu cầu bất cứ ai thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Đây là điểm khác biệt rõ nét so với nghĩa vụ riêng rẽ.

Mặc dù là nghĩa vụ liên đới, chủ thể nào đó đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ nhưng nghĩa vụ của mỗi người trong quan hệ nghĩa vụ đó đều phải được xác định cụ thể. Theo đó, khi một chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ thay cho những người khác, họ có quyền yêu cầu những người này phải hoàn trả lại cho mình phần nghĩa vụ mà đáng ra họ phải thực hiện với bên có quyền.

Khi chủ thể mang quyền chỉ định người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ sau đó lại miễn cho người này thì những người có nghĩa vụ còn lại cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trong trường hợp chưa chỉ định ai đó thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà người mang quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một chủ thể nào đó thì các chủ thể còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa vụ liên đới với người mang quyền. Ví dụ như trên, khi D miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho A thì B và C vẫn phải liên đổi thực hiện phần nghĩa vụ của mình trước bên có quyền là D.

Như vậy, theo quy định của pháp luật và phân tích ở trên chúng ta có thể thấy bạn và em trai đang có nghĩa vụ liên đới đối với bên bán tivi. Do đó, bạn có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ là trả 30 triệu sau đó yêu cầu em trai bạn hoàn trả phần nghĩa vụ của em bạn mà bạn đã thực hiện thay đó là 10 triệu đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Khi hai người cùng cho một người vay chung một số tiền thì hai người cho vay có phải là những người có quyền liên đới hay không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp. Có hai người hàng xóm cùng cho tôi vay một số tiền là 150 triệu đồng, tôi không phải trả tiền cho từng người mà đến hạn sẽ trả cả 150 triệu cho hai người hàng xóm còn mỗi người có phần cho tôi vay là bao nhiêu thì tôi không rõ. Vậy tôi xin hỏi là trong trường hợp của tôi hai người hàng xóm có được gọi là những người có quyền liên đới không, nếu họ có quyền liên đới thì việc thực hiện nghĩa vụ của tôi đối với hai người hàng xóm này như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Dân sự 2015 về Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới:

1. Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.

3.Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Căn cứ vào quy định trên thì những người có quyền liên đới là những người cùng có quyền đối với một nghĩa vụ nhất định do bên có nghĩa vụ thực hiện. Đối với trường hợp nhiều người có quyền liên đối thì thực hiện nghĩa vụ được tiến hành như sau:

Một trong số những chủ thể mang quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Pháp luật quy định, một trong số những người có quyền liên đới có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đối với mình. Nhưng không ghi nhận tiếp quyền hoàn trả lại giữa những người có quyền liên đới với nhau.

Khi phát sinh quan hệ loại này, bên có nghĩa vụ được pháp luật cho phép có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ của mình trước bất kỳ một bên có quyền nào nếu chưa phát sinh quyền yêu cầu từ một chủ thể nào đó.

Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.

Khi phát sinh nghĩa vụ liên đới hoặc quyền liên đới, pháp luật vẫn tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể. Một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ tương xứng với phần quyền của mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác. Tính chất của việc thực hiện nghĩa vụ sau khi xuất hiện vấn đề miễn nghĩa vụ của một trong số những người có quyền sẽ không thay đổi nếu trong quan hệ đó vẫn còn tồn tại quyền liên đới – tức là loại nghĩa vụ nhiều người.

Như vậy, hai người cho bạn vay tiền là hai người có quyền liên đới đối với nghĩa vụ trả tiền của bạn. Đối với trường hợp này thì một trong hai người đều có quyền yêu cầu bạn thanh toán toàn bộ tiền vay cho họ. Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện việc trả tiền đối với bất kì người nào trong hai người cho vay đó.

Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến quyền, nghĩa vụ liên đới như sau:

Tôi có thuê trọ một phòng ở Hà Nội cùng 2 bạn nữa. Vừa qua bạn cùng phòng tôi đã làm hỏng bồn cầu ở phòng. Chúng tôi muốn chuyển phòng trọ, tuy nhiên chủ nhà lại bắt cả 3 chúng tôi phải bồi thường. Xin hỏi luật sư như vậy có đúng không? Vì tôi và bạn còn lại không hề có lỗi.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Do 3 bạn cùng chung nhau thuê nhà và cùng được hưởng quyền của người thuê cũng như những nghĩa vụ mà bên thuê phải thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015  quy định trong phần Hợp đồng thuê nhà.

Theo đó tại Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên thuê nhà ở như sau:

Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.“

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn đã làm hỏng bồn cầu, do đó, bên thuê nhà phải thực hiện nghĩa vụ của mình là sửa chữa (nếu có thể sửa) hoặc bồi thường.

Vì ba bạn đều cùng nhau thuê nhà và thỏa thuận hợp đồng thuê nhà với chủ nhà. Do đó, trong trường hợp này ba bạn cùng phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bên cho thuê (tức chủ nhà). Sau đó, vì bạn và bạn còn lại không có lỗi thì các bạn có sẽ giải quyết với nhau theo hướng thỏa thuận.