Vì sao bị bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh vô cùng phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người bệnh lại âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” này. Vậy, bệnh trĩ là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như thế nào? Mời quý vị và các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ (tên gọi dân gian: lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Vì sao bị bệnh trĩ

Ảnh minh họa: Trĩ là bệnh gì?

Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chính sau:

Trĩ nội (Internal hemorrhoids)

Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ ngoại (External hemorrhoids)

Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ thường gây đau nhức, khó chịu, chảy máu khi đại tiện,… Tuy nhiên bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay đe dọa đến tính mạng. Điều trị bệnh lý này bắt buộc phải kết hợp với sử dụng thuốc, can thiệp thủ thuật xâm lấn và điều chỉnh lối sống.

Phân độ bệnh trĩ

Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

  • Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
  • Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Vì sao bị bệnh trĩ

Ảnh minh họa: Phân độ bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:

  • Rặn khi đi vệ sinh
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ

Dấu hiệu của bệnh trĩ

Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Theo quan niệm cổ điển, trĩ là tình trạng bị giãn tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng. Dưới đây là 4 triệu chứng bệnh trĩ thường gặp nhất:

  • Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Tuy nhiên, không phải ai bị trĩ cũng gặp triệu chứng này. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này. 
  • Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.
  • Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
  • Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Các triệu chứng của bệnh trĩ này đều xuất hiện vào giai đoạn sớm của bệnh trĩ nhưng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở hậu môn. Khi phát hiện ra các triệu chứng trên, bệnh nhân không nên chủ quan mà phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được khám và chẩn đoán bệnh kịp thời. 

Xem thêm video: Hiểu hơn về căn bệnh khó nói - bệnh trĩ qua những lời khuyên bổ ích từ GS.TS Đào Văn Long

Vì sao bị bệnh trĩ

Ảnh: Khám tiêu hóa  tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về tiêu hóa. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiên tiến, hiện đại, chính xác được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Phòng khám đã trang bị đầy đủ các loại dây soi từ tiêu chuẩn đến cao cấp ở cả 2 cơ sở, đáp ứng nhu cầu người bệnh cũng như phù hợp kinh phí với mọi người dân. Đáng chú ý nhất là dây soi 7000 phóng đại của hãng Fujifilm, là dòng dây soi cao cấp nhất trên thị trường hiện nay giúp các bác sĩ có thể quan sát các búi trĩ một cách rõ ràng nhất, để thực hiện thủ thuật thắt trĩ một cách chính xác nhất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi thăm khám và điều trị tại đây. 

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: CS1:Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

                CS2: Tầng 18, Tòa nhà CONINCO số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong/

Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện này có thể gặp phải ở độ tuổi từ 45 – 60 và có thể nhỏ hơn. Căn bệnh này nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến bệnh ung thư trực tràng.

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. 

Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng và nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 – 60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá bởi vì những người trẻ đang trong độ tuổi từ 25 – 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, bệnh trĩ được phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, cụ thể như sau:

Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Ở những thời gian đầu khởi phát thường không gây ra quá nhiều đau đớn cho người mắc phải và không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ nhận biết khi bệnh lý trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy nhẹ.
  • Cấp độ 2: Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn ở giai đoạn 1, đi cầu ra máu nhiều hơn. Đặc biệt là có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình khi đi cầu.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn có thể tăng cao, đặc biệt là khi đi cầu hoặc ngồi trên ghế.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không để đẩy vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh luôn phải hứng chịu những cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu luôn xảy ra ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi.
Vì sao bị bệnh trĩ
Các cấp độ bệnh trĩ nội

Đối với bệnh trĩ ngoại, thì người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bởi búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại tuy ít gây ra tình trạng chảy máu nhưng lại mang nhiều cảm giác đau đớn, rát đặc biệt khi ngồi.

Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần:

  • Cấp độ 1: Là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn khi ngồi, một ít máu có thể xuất hiện khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ phát triển thành một cục to hơn so với cấp độ 1. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hứng chịu nhiều cảm giác đau đớn hơn kèm theo đó là tình trạng rát, ngứa ngáy hậu môn. Búi trĩ to hơn và gây ra cảm giác vướng xíu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và làm tắc nghẽn. Do kích thước búi trĩ lớn nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra không ít cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng rất có khả năng mắc các bệnh đường hậu môn rất cao.

Nếu so sánh mức độ nguy hiểm thì bệnh trĩ nội được các chuyên môn đánh giá là loại trĩ nguy hiểm, khó nhận biết và cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh một số biến chứng có thể xảy ra.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, có những nguyên nhân có thể bạn sẽ không thể ngờ đến, đó có thể là chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chẳng hạn như:

Vì sao bị bệnh trĩ
Nhận biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh trĩ từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp.
  • Do tính chất công việc: Dân văn phòng hay các thợ may là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều, ít có thời gian vận động. Việc ngồi quá lâu tại mỗi chỗ đã dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phòng, từ đó hình thành búi trĩ.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt chất xơ. Đây là một trong những thành phần quan trọng khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể là thủ phạm khiến cho bệnh trĩ hình thành.
  • Do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong thời gian quá lâu khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây nên không ít áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
  • Do thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi: Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vấn đề cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi quá nhiều đã khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: do quá trình mang thai và sinh con, tuổi tác cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ, béo phì hoặc có thể là cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiền ẩn khác.

Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn;
  • Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
  • Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy;
  • Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.

Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Vì sao bị bệnh trĩ
Bạn cần nhận biết sớm dấu hiệu đi thăm khám và điều trị sớm

Bệnh trĩ là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải mà còn ảnh hưởng cả mặt tâm lý, khiến người bệnh luôn mất tự tin khi tiếp xúc với người khác. Mặt khác, căn bệnh này nếu không được tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể không ngờ tới. Đó có thể là:

  • Sa nghẹt búi trĩ: Đây là một trong những biến chứng không thể vắng mặt khi nhắc đến bệnh trĩ. Khi búi trĩ phát triển quá lớn đã gây chèn ép lên các cơ vòng, gây tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Khi đó, việc đi đại tiện cũng gặp không ít khó khăn. Người bệnh luôn cảm thấy đớn đau khi va chạm phải búi trĩ.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Việc búi trĩ ngày càng lớn dần ảnh hưởng không hề nhỏ đến việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. Búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép không hề nhỏ, việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn.
  • Nhiễm trùng máu: Khi bệnh trĩ phát triển ở giai đoạn nặng thì tình trạng máu có thể bắn thành tia khi đi đại tiện. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian lâu có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng.
  • Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ liên tục tiết dịch ra bên ngoài, cộng với đó là sự vận hành của ống hậu môn (đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể) đã gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí gây nên hoại tử và làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Hình thành một số bệnh phụ khoa ở nữ giới: Hậu môn và âm đạo khá gần nhau, do đó, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng rất cao lây lan sang âm đạo của nữ giới. Từ đó gây ra hàng loạt các bệnh phụ khoa.
Vì sao bị bệnh trĩ
Bệnh trĩ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được tiến hành điều trị kịp thời

Bên cạnh đó, bệnh trĩ nếu trở nặng rất có nhiều khả năng hình thành bệnh áp xe hậu môn, bệnh da liễu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng khá cao. Những biến chứng này tuy không phải ai cũng gặp nhưng khi đã gặp thì rất khó xử lý. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị kịp thời để phục hồi nhanh nhất, tránh để đến khi quá muộn mới tìm cách chữa, hiệu quả sẽ không cao.

Bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Hậu môn bị đau rát, cơn ngứa ngáy ngày càng tăng cao;
  • Cảm giác khó chịu tăng theo từng ngày;
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn;
  • Xuất hiện máu khi đi trên giấy vệ sinh khi đi cầu.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành một số bài test, xét nghiệm máu, nội soi, kiểm tra hậu môn hoặc một số chỉ định khác để phục vụ mục đích tìm rõ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp. 

Với nền y học ngày càng hiện đại, bệnh trĩ có thể chữa khỏi với những phương pháp khác nhau, đó có thể là:

Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây y là một trong những sự lựa chọn được nhiều bệnh nhân lựa chọn để cải thiện bệnh lý. Đây là một trong những phương pháp vô cùng đơn giản và tiện lợi, người bệnh không cần tốn quá nhiều thời gian để bào chế.

Vì sao bị bệnh trĩ
Sử dụng thuốc tây điều trị người bệnh cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) hoặc bệnh trĩ đang ở giai đoạn khởi phát. Mặt khác, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi để trị bệnh trĩ mà chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Bởi thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bên cạnh đó, những thuốc này đa số chỉ có công dụng giảm đau, kháng viêm, điều trị cầm chừng tại chỗ nên hiệu quả không thực sự bền vững. Bệnh rất dễ tái lại với mức độ nặng và phức tạp hơn. Người bệnh cần cân nhắc cẩn trọng nếu đã sử dụng Tây y trong thời gian dài mà không có kết quả.

Đối với các bệnh trĩ ở giai đoạn nặng (cấp độ 3 và cấp độ 4) thì việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi không đem lại hiệu quả như mong muốn, thay vào đó là các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Và đây cũng chính là biện pháp điều trị cuối cùng để cải thiện bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa bao gồm các phương pháp sau:

  • Thắt búi trĩ bằng dây thun
  • Chích xơ mạch máu
  • Phương pháp cắt trĩ bằng công nghệ Laser
  • Phương pháp Longo
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD
  • Phương pháp Milligan Morgan
  • Phương pháp Ferguson
  • Phương pháp White Head

* Những lưu ý khi lựa chọn điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa: Phương pháp cắt bỏ búi trĩ chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đối với các đối tượng suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị viêm đại tràng thể hoạt động thường không được chỉ định điều trị. Bởi những đối tượng này khi tiến hành phẫu thuật thường đi kèm với những biến chứng khá cao.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần cẩn thận với những phát sinh không mong muốn như: Nhiễm trùng, xuất huyết, sưng đau sau phẫu thuật,… Thực tế, đã có không ít trường hợp gặp phải biến chứng không mong muốn như vậy. Việc khắc phục sau phẫu thuật còn tốn công, tốn thời gian, tốn chi phí hơn rất nhiều mà đôi khi còn không thể phục hồi được.

Vì sao bị bệnh trĩ
Những biến chứng sau khi thực hiện mổ trĩ

Theo các chuyên gia, bác sĩ, người bệnh chỉ nên áp dụng phương pháp này nếu bệnh trước đó đã xảy ra biến chứng, hoặc không còn cách giải quyết nào khác đem lại hiệu quả. Can thiệp ngoại khoa được coi là phương pháp “đường cùng” cho bệnh nhân bệnh trĩ.

Khi Tây y và phẫu thuật vẫn tồn tại những bất cập không mong muốn trong điều trị bệnh trĩ thì YHCT lại được đánh giá cao hơn cả. Tuy thời gian dùng thuốc có thể hơi lâu nhưng dường như đây là cách điều trị đem đến hiệu quả tối ưu nhất với cơ chế loại bỏ bệnh từ gốc. Đồng thời, thuốc sẽ đảm bảo an toàn, lành tính, khắc phục nhược điểm của Tây y để không gây hại cho sức khỏe người bệnh.

YHCT có rất nhiều vị thuốc hoạt huyết, sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau, phục hồi thể trạng rất mạnh như: Địa du, Thăng ma, Tam thất, Đương quy, Nghệ vàng, Hoàng đằng, Khổ sâm, Phèn phi,…

Người bệnh có thể sử dụng các vị thuốc này kết hợp cùng đun sắc theo đơn kê của thầy thuốc rồi uống hàng ngày. Hoặc áp dụng các bài thuốc đã được bào chế sẵn để tiết kiệm thời gian đun sắc, thuận tiện, dễ sử dụng hơn.

Một trong những bài thuốc được đánh giá cao nhất về hiệu quả và chất lượng điều trị mà người bệnh có thể tham khảo lựa chọn là bài thuốc chữa bệnh trĩ của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Thăng trĩ dưỡng huyết thang.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về bài thuốc để bạn đọc tìm hiểu thêm.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT dựa trên bài thuốc cổ phương bí truyền của người dân tộc H’mông trên vùng núi Tây Bắc. Đồng thời kết hợp với sự gia giảm, điều chỉnh hiện đại và công nghệ khoa học để làm nên giải pháp thuận tiện nhất cho người bệnh.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc xử lý bệnh trên nguyên lý chung của YHCT với 3 bài thuốc chính là thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm. Tổng thể liệu trình tác động loại bỏ bệnh từ trong ra ngoài, vừa giảm thiểu triệu chứng, vừa ngăn chặn căn nguyên. 

3 “MŨI NHỌN” tấn công giúp chấm dứt bệnh:

  • Giảm đau, tiêu viêm, cầm máu, sát trùng, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
  • Bổ tỳ, lợi vị, tăng cường chức năng phủ tạng liên quan, làm bền thành tĩnh mạch, săn se bề mặt búi trĩ; hoạt huyết, dưỡng khí để đẩy lùi bệnh từ bên trong.
  • Kích hoạt cơ chế tự làm lành tổn thương của cơ thể, tái tạo mô cơ để nâng búi trĩ, giúp làm mềm và co teo búi trĩ. Đồng thời làm lành vết viêm loét. Từ đó giúp thành tĩnh mạch khỏe mạnh, hoạt động ổn định trở lại.

Với ưu điểm về thành phần dược liệu, cơ chế tác động, Bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc đã đem lại hiệu quả tác động vượt trội, điều trị thành công nhiều cấp độ bệnh trĩ khác nhau.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc đã được chia sẻ trên nhiều trang báo chí uy tín, chương trình truyền hình về sức khỏe. Trong đó có cả VTV2 Chất lượng cuộc sống và VTC2 Góc nhìn người tiêu dùng. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm để có thông tin khách quan nhất.

Vì sao bị bệnh trĩ

Vì thế, nếu đang gặp phải các vấn đề về bệnh trĩ mà các phương pháp đang sử dụng không có hiệu quả cao, người bệnh có thể tham khảo để lựa chọn bài thuốc này. Bạn đọc quan tâm hãy chủ động liên hệ đến Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn.

Nguồn: tapchiyhoccotruyen.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị