Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

You're Reading a Free Preview
Pages 7 to 8 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 12 to 18 are not shown in this preview.

You're Reading a Free Preview
Pages 22 to 35 are not shown in this preview.

Xây dựng và chuẩn hóa quy trình làm việc cho doanh nghiệp là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để thực hiện. Tuy nhiên, đây là yêu cầu gần như bắt buộc phải thực hiện nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và tiến xa hơn.

Quy trình – Procedure là một phương pháp cụ thể để thực hiện một quá trình hay công việc (cách thức thực hiện công việc theo một tuần tự có sẵn nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra kỳ vọng). Đây là một loại công cụ quản lý được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Quy trình thường được thể hiện bằng văn bản. Thông thường, các đơn vị phát triển các quy trình nhằm thực hiện và kiểm soát các quá trình của mình. Một quy trình có thể nhằm kiểm soát nhiều quá trình, và ngược lại, một quá trình có thể được kiểm soát bằng nhiều quy trình. 

Hiểu một cách đơn giản, quy trình làm việc là một bộ tiêu chuẩn các quy tắc, các công việc mẫu và thứ tự cần thực hiện để đạt được một kết quả nhất định. Ví dụ, về quy trình xây dựng video animation thì yếu tố đầu vào là các yêu cầu của khách hàng/ cấp trên, sau đó, chúng sẽ được xử lý để biến đổi phù hợp tạo thành sản phẩm video thông qua các bước tiêu chuẩn như lên ý tưởng, viết kịch bản, xây dựng storyboard/ vẽ hình ảnh, thu âm, làm chuyển động, chèn âm thanh…

Mục đích của quy trình làm việc là bảo đảm chất lượng, tiến độ và tính hiệu quả trong công việc (loại bỏ nút thắt trong quy trình làm việc và phòng ngừa các rủi ro). Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm việc còn là cơ sở cho việc dự báo đúng năng suất làm việc và cải tiến đổi mới liên tục cách làm việc sao cho hiệu quả hơn trong doanh nghiệp. Cụ thể, quy trình làm việc chuẩn sẽ đem lại 4 lợi ích cụ thể dưới đây:

  1. Tạo ra chất lượng sản phẩm đồng đều, trải nghiệm khách hàng nhất quán

Sản phẩm (ngành sản xuất)/ trải nghiệm khách hàng (ngành dịch vụ) là một trong những kết quả đầu ra cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều coi trọng vì nó là nguồn duy trì và phát triển khách hàng trung thành, cùng lợi nhuận và doanh số cao cho doanh nghiệp. Nhờ có quy trình rõ ràng, cùng một yêu cầu đầu vào sẽ cho những kết quả đầu ra tương đồng, nhất quán. 

Đối với sản phẩm thì khá dễ hiểu, nhưng còn với trải nghiệm khách hàng, nhiều người thường cho rằng quy trình quản lý có vẻ như là một vấn đề nội bộ và không mấy liên quan gì đến khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nó cũng có liên quan mật thiết đến sự hài lòng của khách hàng, đặc biệt là trong chăm sóc khách hàng. Việc tuân thủ theo một quy trình chuẩn giúp nhân viên bám sát khách hàng theo từng giai đoạn và hành trình trải nghiệm, từ đó chiếm được cảm tình và sự hài lòng của họ nhờ hỗ trợ và chăm sóc đúng, kịp thời.

  1. Giúp nhân viên dễ dàng xác định rõ các công việc cần làm và thứ tự thực hiện

Mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng, tính cách khác nhau dẫn đến phong cách làm việc khác nhau, từ đó có thể cho kết quả và năng suất không đồng đều. Về cơ bản, quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành theo thứ tự nào, làm ra sao và cần phải đạt kết quả gì. 

Đối với nhiều đơn vị, tình trạng nhân viên nhận chỉ thị của cấp trên nhưng bị lúng túng vì không biết phải làm thế nào, làm đi làm lại mà vẫn không đảm bảo yêu cầu có thể thường xuyên xảy ra. Điều này chỉ có thể được giải quyết nếu công ty có một quy trình rõ ràng. Khi đó, dù là nhân viên mới cũng sẽ bắt kịp được rất nhanh.

Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

Quy trình giúp nhân viên xác định rõ cần phải làm gì, làm như thế nào, làm với ai… để hoàn thành công việc

Đối với những công việc đòi hỏi làm việc nhóm (teamwork) thì quy trình giúp cho các thành viên phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng và đúng trình tự, không phải thắc mắc rằng việc này do ai làm, cần làm chung với ai, cũng không lo làm trùng việc của người khác hoặc bỏ sót đầu việc.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện sai lỗi, làm việc theo quy trình sẽ giúp dễ phát hiện vấn đề xuất phát từ bộ phận nào, do ai phụ trách, khi đó mọi người không thể đổ lỗi cho nhau bởi nhiệm vụ của ai cũng đều đã được quy định rõ ràng. 

  1. Giúp nhà quản lý kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc của cấp dưới thông qua phân công lao động rõ ràng

Làm việc theo quy trình giúp cấp trên dễ dàng giao việc cho cấp dưới vì vai trò, nhiệm vụ của từng nhân sự đã được quy định rõ ràng. Khi quản lý theo quy trình, người quản lý sẽ nắm được tiến độ công việc, đo lường được hiệu quả, nhìn thấy rõ những điểm cần điều chỉnh và đánh giá hiệu suất công việc (dựa theo khối lượng công việc xử lý tại các bước đã được chỉ dẫn), kịp thời hỗ trợ những bộ phận gặp khó khăn. Hơn nữa, quy trình làm việc cũng giúp cho người quản lý có thể chủ động thực hiện kế hoạch tuyển dụng và sắp xếp nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của bộ phận/ công ty, từ đó đảm bảo năng suất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành.

Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

Việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều với nhà quản lý nếu doanh nghiệp có một quy trình chuẩn

  1. Tối ưu nguồn lực, cắt giảm chi phí, tăng năng suất nhờ cải tiến các hoạt động vận hành

Nhân viên biết rõ mình cần làm gì, làm như thế nào, đảm bảo chất lượng ra sao theo quy trình sẽ giúp giảm tối đa thời gian chờ đợi, từ đó có thêm thời gian để tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng.

Bên cạnh đó, hệ thống quy trình chuẩn, chỉ dẫn rõ ràng công việc cần phải làm cũng sẽ giúp rút ngắn thời gian đào tạo nhân sự, đảm bảo nhận thức đúng và đồng đều. Nhân sự dễ bắt nhịp hơn với công việc mà không phụ thuộc vào sự đào tạo chủ quan, đôi khi không nhất quán của người hướng dẫn.

Trong thời đại mà các doanh nghiệp “mọc lên như nấm sau mưa”, việc xây dựng cho mình một quy trình chuẩn giúp bộ máy hoạt động nhịp nhàng chính là việc làm vô cùng cần thiết để tạo lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ. Càng thực hiện sớm bao nhiêu, doanh nghiệp càng tiết kiệm được nhiều nguồn lực lãng phí và càng đi nhanh, đi xa bấy nhiêu.

Xuân Quang.

Ban tư vấn.

Lean Manufacturing có rất nhiều công cụ hỗ trợ để loại bỏ những lãng phí, nâng cao chất lượng và năng suất trong quá trình sản xuất. Một trong những công cụ quan trọng là chuẩn hóa công việc (Standardized Work). Trước khi đi quá xa, nếu bạn vẫn chưa biết Lean là gì thì mời bạn tham khảo tại link sau đây.

Chuẩn hóa công việc là gì?

Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

Chuẩn hóa công việc (hay chuẩn hóa quy trình) là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được quy định, truyền đạt rõ ràng và chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quántự suy diễn về cách thực hiện công việc. Ví dụ như bạn thực hiện quy trình luộc rau chẳng hạn, bạn cần nhặt rau, rửa sạch rau 3 lần, cho rau vào nước đã sôi 5 phút thì rau vừa chín rồi vớt ra. Nếu quy trình này không được quy định chi tiết và truyền đạt rõ ràng, có người sẽ sẽ để rau trong nước sôi 10 phút hoặc 3 phút. Dẫn đến, có lúc rau quá nhừ hoặc chưa chín.

Chuẩn hóa công việc là cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả nhất để thực hiện công việc . Tại Toyota mọi người luôn hiểu rằng:

  • Không có cách nào là tốt nhất để thực hiện công việc.
  • Công nhân nên thiết kế công việc của họ.
  • Mục đích của chuẩn hóa công việc là cung cấp một cơ sở để cải tiến.

Ngay cả quá trình được cho là tốt nhất cũng đầy rẫy lãng phí chủ yếu là Muda, vì vậy chuẩn hóa công việc phải thay đổi, cải tiến liên tục.

Chuẩn hóa công việc tập trung vào sử dụng máy móc hay con người?

Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

Nhiều người cho rằng để cải thiện hiệu quả, chúng ta phải cải thiện việc sử dụng máy móc. Chúng ta phải xem xét lại. Để tối đa hóa việc sử dụng máy, chúng ta phải:

  • Chạy máy liên tục và nhanh nhất có thể, điều này tạo ra lãng phí về sản xuất thừa.
  • Thêm người để giữ cho máy chạy.
  • Tăng quá trình làm việc để khắc phục sự cố và giữ cho máy hoạt động.

Nói cách khác, chúng ta đã tham gia vào các hoạt động lãng phí.

Ngược lại, Toyota tìm cách tối đa hóa việc sử dụng con người. Sự linh hoạt của con người sẽ tạo ra những lợi ích bằng cách sử dụng máy. Ví dụ:

  • Di chuyển từ máy này sang máy khác để làm theo các yêu cầu.
  • Tải máy và di chuyển các bộ phận dễ dàng. Trong khi chi phí máy móc tăng theo cấp số nhân với tải và chuyển tự động.
  • Dễ dàng điều chỉnh chu kỳ làm việc để đáp ứng với sự thay đổi nhu cầu.

Vì vậy, trong hệ thống Lean, chuẩn hóa công việc được tập trung vào chuyển động của con người. Và tìm cách phát triển các quy trình lấy con người làm trung tâm, để tạo ra một dòng chảy  trôi chảy và an toàn.

Lợi ích của chuẩn hóa công việc

Ví dụ về tiêu chuẩn hóa công việc

Khi các thủ tục quy trình chưa được chuẩn hóa tốt, người thức hiện có thể suy diễn, sáng tạo ra các cách làm khác nhau, dẫn đến các kết quả sai so với mong đợi.

Chuẩn hóa công việc nhằm thống nhất các hoạt động sản xuất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất cần được điều chỉnh một cách có chủ ý. Chuẩn hóa quy trình giúp tổ chức ổn định được quá trình, nghĩa là ổn định về năng suất, chất lượng, chi phí, thời gian, an toàn và môi trường. Đồng thời loại bỏ được các thao tác dư thừa, công việc không cần thiết.

Chuẩn hóa công việc cho phép đánh giá tình trạng hiện tại và xác định các vấn đề, những bước quan trọng trong quy trình sẽ dễ dàng được theo dõi. Tiêu chuẩn hóa công việc còn là nên tảng cho quá trình cải tiến liên tục. Và giúp cho quá trình đào tạo, hướng dẫn công việc cho người mới bắt đầu dễ dàng hơn.

Chuẩn hóa công việc là một trong những công cụ quan trọng, giúp mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, chúng ta không thể làm việc theo tiêu chuẩn khi một quá trình liên tục có những điểm dừng, tắc nghẽn hay bị chậm lại. Một vài nguyên nhân gây nên là: vấn đề chất lượng với các nguyên vật liệu, các vấn đề với máy móc hoặc công cụ, thiếu thành phần, phụ tùng, chưa có điều kiện đầy đủ và phải chờ đợi để làm việc tiếp, các vấn đề an toàn như bố trí kém, trơn trượt và nguy hiểm,…

ThuHuong