Ví dụ về trung thực trong công việc

Từ trước tới nay, chữ tín luôn được ông cha ta coi trọng trong làm ăn. Ngày nay, chữ tín vẫn được phánhât huy và không hề thay đổi. Tuy nhiên, bên cạnh chữ tín là sự bất tín, không trung thực. Với môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay, không ít doanh nghiệp, nhân viên làm việc thiếu trung thực, vi phạm đạo đức kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu tầm quan trọng của văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp ngay nhé!

Ví dụ về văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp

Trước khi đi tìm hiểu văn hóa trung thực, tôi sẽ kể cho bạn câu chuyện về chìa khóa thành công của ông chủ Thế giới di động. 

Ví dụ về trung thực trong công việc

Chủ tịch Nguyễn Đức Tài của Thế giới di động

Thế giới di động là một chuỗi hơn 2000 cửa hàng bán lẻ đặt rải rác tại 63 tỉnh thành. Ông Nguyễn Đức Tài, chủ tịch HĐQT của Thế giới di động khẳng định rằng, giá trị cốt lõi để doanh nghiệp phát triển chính là văn hóa trung thực. Nếu không có giá trị này tồn tại, hệ thống bán lẻ của Thế giới di động sẽ không bao giờ phát triển được.

Sự trung thực của Thế giới di động không cho phép bất cứ nhân viên nào tham lam ở lại. Ông từng buộc lòng sa thải 25 nhân viên trong 1 ngày, đóng cửa 1 tuần để tuyển nhân sự mới bởi nhân viên thông đầu với bảo vệ lấy trộm đồ của cửa hàng để bỏ túi riêng.

Như vậy ta có thể thấy, văn hóa trung thực là một trong những yếu tố hàng đầu trong sự phát triển của doanh nghiệp.

>> Những quý nhân nơi công sở mà bạn cần trân trọng

>> Những kỹ năng cần thiết khi học quản lý doanh nghiệp ngắn hạn

Những nguyên nhân của sự không trung thực nơi làm việc

Văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp là sự tự điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp mà không cần áp dụng bất cứ chế tài nào. Chính vì thế, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân của sự không trung thực nơi làm việc.

Lòng tham

Tham lam là một trong những biểu hiện của sự không trung thực. Nhân viên trộm cắp, quản lý bao che cho nhân sự để chia chác tài sản, nhân sự làm sai bảng chấm công, dây chuyền sản xuất bị làm sai quy trình… Tất cả những biểu hiện đó thể hiện một nhân viên  có bản tính tham lam khi làm việc.

Ví dụ về trung thực trong công việc

Lòng tham là một biểu hiện của sự không trung thực

Do lãnh đạo quá hời hợt

Văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp là cần lên án mạnh mẽ người quản lý nếu họ mắc sai lầm. Cụ thể, một công ty không có hệ thống kiểm tra và cân đối trên sổ sách kế toán hoặc lãnh đạo quá tin tưởng bộ phận nhân sự cũng chính là nguyên nhân kiến cho sự không trung thực diễn ra tại nơi làm việc.

Để loại bỏ được tình trạng này, là nhà quản lý, thầu công trình bạn cần kiểm kê các mục kế toán, biên lai tiền mặt một cách chặt chẽ.

Nhân viên không hài lòng

Những nhân viên được trả lương thấp so với năng lực của bản thân thường có xu hướng ăn cắp thông tin từ công hoặc làm làm sai thông tin về giờ tăng ca của mình để cải thiện thu nhập. Sự không trung thực này sẽ là con dao giết chết sự phát triển và thành công của họ trong tương lai. Nếu bạn đang là một trong những nhân viên như vậy, chúng tôi khuyên bạn hãy sửa sai và thú nhận với cấp trên của mình để được thông cảm và bỏ qua.

Chính sách công ty 

Chính sách của ban lãnh đạo công ty cũng là một trong những nguyên nhân khiên nhân viên không trung thực. Để hạn chế sự không trung thực, đề cao văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp thì các tổ chức cần phải có một chính sách toàn diện nêu rõ sự không thực là gì và hậu quả, hình thức phạt nếu như nhân viên cố tình vi phạm.

Tầm quan trọng của văn hóa trung thực

Lòng tin

Khi bạn trung thực, bạn sẽ có sự tin tưởng giữa từ đồng nghiệp và nhà quản trị. Mọi lời nói của bạn sẽ được mọi người lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối. Những nhân viên trung thực sẽ được tin tưởng giao cho giữ “tay hòm chìa khóa”, thực hiện những công việc quan trọng trong các giao dịch lớn.

Thành công

Trung thực còn là đòn bẩy tạo nên sự thành công của cá nhân cũng như tập thể. Nếu văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp luôn được duy trì và phát huy tốt thì kết quả của công việc sẽ cao hơn. Nếu như một nhân viên nào đó sử dụng các phương pháp bất hợp pháp, lách luật để thành công thì họ sẽ luôn luôn sống trong sợ hãi vì sợ bị phát hiện. 

Ví dụ về trung thực trong công việc

Trung thực là một yếu tố quan trọng trong thành công

Một người không trung thực trong công việc, trong môi trường công sở sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi xây dựng hình ảnh của mình. Ngay cả khi họ đã cố gắng thay đổi tư duy, cách làm việc của mình nhưng sẽ vẫn thất bại vì không có ai tin tưởng.

Văn hóa trung thực nơi doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian để xây dựng và nhận được sự công nhận từ mọi người, nhưng chỉ cần 1 vết dầu sẽ khiến nó biến mất. Chính vì vậy, bạn cần nhìn nhận, thấy được tầm quan trọng của sự trung thực nơi làm việc.

Trung thực là gì? có phải lúc nào trung thực cũng tốt cho công việc, cuộc sống?

06/04/2022 16:30

Từ nhỏ, hầu hết những đứa trẻ đều được dạy rằng phải trung thực với bố mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. Cũng vì thế mà khi lớn dần lên, hầu hết chúng ta đều nhận định rằng trung thực là biểu hiện của đạo đức. Chính xác thì trung thực là gì và có phải lúc nào bạn cũng nên "có gì nói nấy"?

Với quan điểm của nhà tuyển dụng, những ứng viên trung thực bao giờ cũng đáng tin cậy hơn. Với một công ty hay cơ sở kinh doanh, nhân viên trung thực không chỉ đảm bảo môi trường làm việc lành mạnh, tích cực mà còn tránh được các nguy cơ thất thoát, xung đột. Với đa số mọi người thì trung thực nghĩa là không nói dối. Thế nhưng, liệu điều đó có chính xác? Để biết trung thực là gì và cả cách làm sao để điều chỉnh, sống trung thực nhưng khéo léo và tinh tế trong cuộc sống, công việc, hãy tìm hiểu qua bài viết sau của JobOKO nhé.

Ví dụ về trung thực trong công việc

Hiểu thế nào về đức tính trung thực?

1. Trung thực là gì?

Trung thực là gì? Như đã đề cập từ trước đó, đa số mọi người nhận định trung thực là không nói dối. Dĩ nhiên, đó cũng là một phần chính, một biểu hiện quan trọng của sự trung thực. Tuy nhiên, trung thực còn có nhiều ý nghĩa hơn là chỉ không nói dối. Sự trung thực không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động: Nói thật, hành động trung thực không màu mè. Nếu bạn phải che giấu những gì mình đang làm vì cố gắng lừa dối hoặc qua mặt ai đó thì có lẽ bạn đang không thành thật.
Để hiểu rõ trung thực là gì, bạn có thể định nghĩa một cách đơn giản là: Không che giấu sự thật (lừa dối); không vi phạm các quy tắc để đạt được lợi thế (gian lận); không lấy thứ gì đó không phải của mình (ăn cắp) và bất kỳ hành động nào khác mà bạn cố tình che giấu, đi ngược lại các giá trị về mặt đạo đức.
Thái độ sống, cách cư xử trung thực được thể hiện qua:

  • Hoàn toàn trung thực: Chỉ có trung thực hoặc không trung thực, không có "một nửa" của sự trung thực.
  • Trung thành: Trung thành với tổ chức, thật thà thẳng thắn với những người xung quanh, chung thủy với người yêu hoặc vợ chồng... đều cho thấy tính cách trung thực của một người.
  • Đáng tin cậy: Một người trung thực là người mà mọi người có thể tin tưởng để tâm sự, chia sẻ và nhờ giúp đỡ mà không lo ngại bị tiết lộ thông tin hoặc gặp phải những vấn đề khác liên quan tới nói dối, gian lận...

2. Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng sự trung thực của ứng viên?

Doanh nghiệp, các nhà quản lý hay nhà tuyển dụng đều sẽ đánh giá cao sự trung thực của nhân viên, ứng viên. Nguyên nhân hàng đầu vì những người trung thực thì đáng tin cậy, có uy tín cá nhân, thường nghiêm túc trong công việc, có trách nhiệm và làm việc nhóm tốt với mọi người. Để đảm bảo xây dựng được một môi trường làm việc tích cực, văn hóa công ty theo ý muốn, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành đánh giá, sàng lọc ứng viên ngay từ đầu, nhất là với các vai trò đặc thù như nhân viên kế toán, kiểm toán, việc làm ngành ngân hàng,...
Ứng viên trung thực sẽ:

  • Không nói dối trong CV xin việc.
  • Không nói dối trong cuộc phỏng vấn.
  • Chia sẻ thẳng thắn và khéo léo về lý do nghỉ việc ở công ty cũ, các kỳ vọng với môi trường mới, mức lương; nói đúng về bằng cấp, kinh nghiệm...

Trung thực là gì? Là sự tin tưởng và thẳng thắn cả trong hành động và lời nói, vì thế nên sự trung thực nên đến từ hai phía. Sẽ là không công bằng hoặc thậm chí là không thể hợp tác lâu dài nếu ứng viên hoặc chính nhà tuyển dụng không trung thực, chẳng hạn như mang đến những lời hứa hẹn không thể thực hiện, nói quá về các điều kiện phúc lợi ở công ty... Nhìn chung, trung thực sẽ là tiền đề để hợp tác lâu dài giữa 2 bên.

3. Một người trung thực có lợi thế gì trong công việc?

Trung thực sẽ giúp bạn được ghi nhận, xây dựng mối quan hệ tốt với những người xung quanh và có thể có được những lợi thế trong công việc, sự nghiệp như:

  • Tự tin và thoải mái nhờ sự chính trực, biết trân trọng bản thân: Những người trung thực có thể cảm thấy dễ chịu khi họ nhìn vào gương biết rằng bản thân là người tử tế, được người khác tin tưởng, ngưỡng mộ. Chính trực sẽ là giá trị cốt lõi mà người khác không thể lấy đi từ bạn.
  • Xây dựng uy tín và danh tiếng tích cực: Sự trung thực cũng củng cố danh tiếng nghề nghiệp, giúp xây dựng tập khách hàng trung thành cho bạn cũng như giúp bạn có được nhiều mối quan hệ tốt trong ngành, nhận được sự trợ giúp trong nhiều tình huống.
  • Có được sự ủng hộ của sếp, đồng nghiệp và lòng trung thành của khách hàng: Trung thực sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và được ủng hộ.
  • Nhiều triển vọng nghề nghiệp: Danh tiếng tốt, được đánh giá cao, bạn có thể được giới thiệu các cơ hội việc làm tốt, dễ hợp tác, hòa đồng và thăng tiến.

Ví dụ về trung thực trong công việc

Trung thực trong công việc mang đến những lợi ích gì?

4. Có nên trung thực trong mọi tình huống?

Không thể phủ nhận mặt tích cực của sự trung thực. Ai cũng hiểu rằng trung thực là tốt và nó phản ánh phẩm chất đạo đức của một người. Những người trung thực thường được yêu quý, tôn trọng, được đánh giá cao cả trong cuộc sống và công việc. Dù vậy, có phải lúc nào bạn cũng cần trung thực?
Câu trả lời là bạn nên cân nhắc để đảm bảo trung thực nhưng khéo léo, đúng tình huống. Có đôi khi, lời nói hoặc hành động theo đúng sự thật bạn biết được lại vô tình làm tổn thương người khác. Ví dụ, bạn biết rằng đồng nghiệp của mình gặp vấn đề riêng tư và khi đồng nghiệp khác hỏi thì bạn nên nói đúng những gì bạn biết hay nói giảm nói tránh hoặc từ chối chia sẻ thông tin? Nếu như bạn đảm bảo sự trung thực trong tình huống này, bạn lại trở thành một kẻ "ngồi lê đôi mách".
Một trường hợp phổ biến khác mà sự trung thực khiến bạn trở nên "vô duyên", thậm chí là thành một người cư xử tệ ở nơi làm việc, đó là khi dùng sự trung thực để hạ bệ người khác (vô tình hay cố ý): Chỉ ra kết quả công việc của đồng nghiệp ngày càng tệ trong khi khoe khoang về kỷ lục doanh số bán hàng bạn vừa thiết lập - cho dù tuyên bố đó hoàn toàn là sự thật.
Do đó, trung thực không có nghĩa là có gì nói nấy mà sẽ cần cân nhắc rất nhiều trước khi nói và hành động. Bạn có thể thẳng thắn nhưng tùy tình huống và tránh trung thực đối với các câu chuyện, vấn đề của đồng nghiệp hay những người xung quanh. Đồng thời, hãy luôn cân nhắc để những gì bạn trình bày, thể hiện không ảnh hưởng tới hình ảnh hay mối quan hệ của người khác.

MỤC LỤC:
1. Trung thực là gì?
2. Vì sao nhà tuyển dụng coi trọng sự trung thực của ứng viên?​
3. Một người trung thực có lợi thế gì trong công việc?
4. Có nên trung thực trong mọi tình huống?

Đọc thêm: Tại sao cần phải trung thực trong công việc?

Đọc thêm: Rèn luyện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc