Theo em vì sao bạn hóa lại vẽ đời bàn tay cô giáo

Bài soạn Tập đọc Bàn tay cô giáo sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về bài tập đọc, hướng dẫn cách tiếp cận nội dung bài thơ, trả lời các câu hỏi trong SGK làm sao cho hợp lý và dành được điểm cao trong các kì thi trên lớp

Nội dung bài Bàn tay cô giáo lớp 3

Bài tập đọc bàn tay cô giáo

Một tờ giấy trắng

Cô gấp cong cong

Thoắt cái đã xong

Chiếc thuyền xinh quá!

Một tờ giấy đỏ

Mềm mại tay cô

Mặt trời đã phô

Nhiều tia nắng toả.

Thêm tờ xanh nữa

Cô cắt rất nhanh

Mặt nước dập dềnh

Quanh thuyền sóng lượn.

Như phép mầu nhiệm

Hiện trước mắt em:

Biển biếc bình minh

Rì rào sóng vỗ...

Biết bao điều lạ

Từ bàn tay cô.

Nguyễn Trọng Hoàn

Hướng dẫn soạn bài Tập đọc Bàn tay cô giáo lớp 3 Tập 2

Mời phụ huynh và các em học sinh tham khảo ngay nội dung trả lời các câu hỏi trong trang 26 sách giáo khoa Tiếng Việt Lớp 3 Tập 2 về nội dung bài thơ Bàn tay cô giáo của Nguyễn Trọng Hoàn chi tiết và dễ hiểu dưới đây:

Soạn bài Bàn tay cô giáo câu 1 trang 26 sgk Tiếng Việt 3

Câu hỏi: Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm những gì?

Trả lời:

Từ mỗi tờ giấy có màu khác nhau, cô giáo đã làm ra chiếc thuyền, mặt trời, mặt nước, biển biếc.

Câu 2 trang 26 sgk Tiếng Việt 3 Tập đọc lớp 3 Bàn tay cô giáo

Câu hỏi: Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.

Trả lời:

Cô giáo đã cắt dán bức tranh mô tả cảnh biển lúc bình minh có mặt trời hồng mới mọc toả ra nhiều tia nắng mới, có mặt nước biển xanh đang dập dềnh vỗ sóng và có một chiếc thuyền đang lướt sóng ra khơi.

Trả lời Câu 3 trang 26 sgk Tiếng Việt 3 bài Bàn tay cô giáo

Câu hỏi: Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào?

Trả lời:

Em hiểu hai dòng thơ cuối bài.

Biết bao điều lạ từ bàn tay cô

Hai câu thơ trên trong tiếng việt lớp 3 bài bàn tay cô giáo có ý nghĩa như sau: Cô giáo là người rất khéo tay, có khả năng sáng tạo. Hai bàn tay cô đã làm ra nhiều dụng cụ học tập, đã vẽ nên nhiều bức tranh minh hoạ làm cho học sinh rất thích thú, rất say mê. Hai bàn tay khéo léo như có phép màu của cô đã giúp các em cảm nhận được cảnh tượng bát ngát của trời xanh, biển biếc. Nội dung: Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo của mình.

Tải bài soạn tập đọc lớp 3 bài Bàn tay cô giáo file pdf, word miễn phí

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải hướng dẫn soạn bài tiếng việt lớp 3 Bàn tay cô giáo hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi

Ngoài nội dung soạn bài tập đọc lớp 3 tập 2 trang 25 bài thơ Bàn tay cô giáo trên, các em có thể tham khảo thêm các môn học khác chia theo từng khối lớp được cập nhật liên tục mới nhất tại chuyên trang của chúng tôi

Đánh giá bài viết

Đề 16 – Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5: Hãy tả một người mà em thấy thực sự biết ơn.

Theo em vì sao bạn hóa lại vẽ đời bàn tay cô giáo

I. ĐỌC HIỂU

BÀN TAY

Trong ngày Lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp Một nọ đã yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về những gì mà các em thấy biết ơn. Cô muốn biết những đứa trẻ nghèo khổ này thật sự biết ơn những gì. Cô đoán phần lớn học sinh của cô sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hoặc những chiếc bàn đầy ắp thức ăn. Thế nhưng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy bức tranh của cậu bé Đu-glát với hình một bàn tay được vẽ một cách ngây ngô đơn giản.

Tại sao Đu-glát vẽ bàn tay ? Và đây là bàn tay của ai ? Cả lớp đều bị thu hút bởi bức tranh của Đu-glát.

– Tớ nghĩ đó chắc hẳn là bàn tay của Thượng Đế, người đã mang thức ăn đến cho chúng ta. – Một cậu bé nói.

– Đó là bàn tay của một ngưòi nông dân. – Cậu bé khác lên tiếng. – Bởi vì ông ta nuôi gà tây.

Cuối cùng, khi những học sinh khác đã tập trung làm bài, cô giáo cúi xuống bàn của Đu-glát và hỏi cậu bé bàn tay đó là của ai. – Đó chính là bàn tay của cô, thưa cô. – Cậu bé thì thầm.

Điều này gợi cô nhớ lại rằng trong những giờ giải lao, cô vẫn thưòng nắm tay Đu-glát. Cô thưòng làm như thế với những học sinh khác. Nhưng với Đu-glát, một đứa bé cô độc và ít nói, điều này lại có ý nghĩa vô cùng. Có lẽ đây chính là lễ Tạ ơn dành cho tất cả mọi người, không phải cho những vật chất chúng ta nhận được, mà cho những điều, dù rất nhỏ nhoi, khi chúng ta trao tặng cho người khác.

(Khuyết danh)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

1.Các em học sinh lớp Một được cô giáo yêu cầu vẽ bức tranh theo chủ đề gì ?

a. Những gì các em gắn bó thân thiết.

b. Những gì các em yêu mến.

c. Những gì các em thật sự biết ơn.

2.Vì sao cô giáo yêu cầu các em vẽ tranh ?

a. Để xem các em thật sự biết ơn những gì.

b. Để mang những bức tranh ấy đi thi.

c. Để dạy vẽ cho các em.

3.Cô giáo đã đoán các em vẽ gì ?

a. Cha mẹ.

b. Những ngôi nhà ấm cúng.

c. Gà tây, những chiếc bàn đầy ắp thức ăn.

4.Vì sao cả lớp bị thu hút bởi bức vẽ của Đu-glát ?

a. Vì bức vẽ rất đẹp.

b. Vì em đã vẽ một bàn tay mà không vẽ những gì mà người ta thường biết ơn.

c. Vì em vẽ quá ngây ngô đơn giản.

5.Điều gì bất ngờ nhất trong câu chuyện này ?

a. Đu-glát vẽ bàn tay.

b. Điều Đu-glát biết ơn nhất không phải là những vật chất đã nhận được mà là tình cảm yêu thương, sự dạy dỗ của cô giáo dành cho em.

c. Đu-glát là một cậu bé ít nói, cô độc.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1.Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ biết ơn.

2.Trong những đại từ xưng hô sau, những từ nào đã được sử dụng trong bài ?

các em, họ, cô, nó, tớ, ông ta, chúng ta

3.Chia các từ sau thành 3 nhóm : danh từ, động từ, tính từ.

biết ơn, lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, giải lao, hỏi, câu hỏi, điều, trao tặng, sự trao tặng, ngây ngô, nhỏ nhoi.

4.Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống trong 2 câu sau :

Chúng ta… phải biết ơn những vật chất mà mình nhận được… phải biết ơn những tình cảm, dù rất nhỏ nhoi, của người khác dành cho mình.

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Nếu là một em nhỏ trong câu chuyện, em sẽ vẽ gì ? Vì sao ?

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề 1. Em hãy đặt mình vào vai Đu-glát, một em bé cô độc, ít nói, tả lại hình ảnh cô giáo trong giờ giải lao đã đến động viên, nắm tay em và nêu cảm xúc của em trước sự chăm sóc của cô.

Đề 2. Hãy tả một người mà em thấy thực sự biết ơn.

Theo em vì sao bạn hóa lại vẽ đời bàn tay cô giáo

I. ĐỌC HIỂU

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. mang ơn (hoặc nhớ ơn), vô ơn (hoặc bội bạc).

2. các em, cô, tớ, ông ta, chúng ta.

3.

– Danh từ: lòng biết ơn, ý nghĩa, vật chất, câu hỏi, sự trao tặng, điều.

– Động từ: biết ơn, giải lao, hỏi, trao tặng.

– Tính từ: ngây ngô, nhỏ nhoi.

4. vừa… vừa…

III. CẢM THỤ VĂN HỌC

Tham khảo : Nếu vẽ một bức tranh về những gì mình thực sự biết ơn, em sẽ vẽ mẹ em. Bởi vì người em biết ơn nhất là mẹ. Công ơn của mẹ thật to lớn. Mẹ thương em bằng tấm lòng hiền hậu bao dung. Từ thuở lọt lòng, em đã lớn lên bằng dòng sữa mẹ. Mỗi khi trái gió trở trời em bị ốm, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho em từng miếng ăn, từng giấc ngủ. Em lớn dần trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Tình yêu của mẹ với em đúng như câu hát : “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”. Công ơn của mẹ sánh ngang với sông sâu biển rộng. Em sẽ vẽ thật đẹp chân dung người mẹ hiền để tỏ lòng biết ơn mẹ yêu.

(Theo Nguyễn Thị Tuyết)

IV. TẬP LÀM VĂN

Đề bài 1

Tham khảo : Giờ ra chơi hôm ấy cũng như mọi hôm, tôi đang ngồi bên cửa sổ lớp nhìn đám bạn nô đùa, nét mặt đứa nào cũng rạng rỡ. Nhưng chẳng đứa nào muốn chơi với tôi – một đứa trẻ gầy gò, đen nhẻm và nhút nhát. Bỗng một bàn tay ấm áp dịu dàng nắm lấy tay tôi. Đó là bàn tay cô giáo. Thật là kì diệu, mỗi khi tôi cảm thấy cô đơn, cô đã động viên, an ủi tôi. Cô nhìn tôi âu yếm, đôi môi nở nụ cười, bàn tay vẫn giữ lấy tay tôi. Tôi cảm thấy ánh mắt cô đầy trìu mến và cảm thông. Cô nghiêng người xuống bên tôi, dáng người thanh mảnh, khuôn mặt tròn và mái tóc dài phủ kín bờ vai. Những khi ấy tôi thấy cô chẳng khác nào cô tiên trong truyện cổ tích, đẹp và luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.

Đề bài 2

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

Năm nay, mẹ ba sáu tuổi. Dáng người thon thả. Mái tóc dài mượt mà và óng ả. Khuôn mặt trái xoan. Đôi mắt mẹ sáng long lanh như ngọn đuốc dõi theo từng bước đi của em. Môi mẹ đỏ tươi, luôn in lại những nụ cười rạng rỡ. Làn da của mẹ trắng mịn như được thoa một lớp phấn. Mẹ ăn mặc rất giản dị nhưng lại toát lên vẻ sang trọng. Hằng ngày, ngoài những công việc giảng dạy ở trường và tham gia các công tác đoàn thể mẹ còn phải lo chăm sóc chu đáo cho gia đình. Tối đến, dù bận soạn bài nhưng mẹ vẫn dành thời gian giảng bài cho em. Những hôm em ốm, nhờ có bàn tay mẹ chăm sóc mà em đã nhanh khỏi để đến trường. Hằng ngày, mẹ phải dậy sớm để lo bữa sáng cho gia đình. Công việc bận rộn như vậy nhưng lúc nào mẹ cũng rất vui. Mẹ không những là người mẹ dịu dàng, đảm đang mà mẹ vừa là người chị, người bạn của em những lúc vui buồn. Có mẹ, em thấy ấm lòng. Em rất kính trọng mẹ em, mẹ xứng đáng là người “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” mà nhà trường đã trao tặng danh hiệu cho mẹ trong công tác.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.

(Quỳnh Hương)