Vi phạm hợp đồng thương mại điện tử là gì

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ nên việc ký kết hợp đồng cũng trở nên nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi hơn, đặc biệt là sự xuất hiện của hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì?  Hợp đồng điện tử có gì giống và khác so với hợp đồng giấy ? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Quốc tế DSP sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề này. 

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

1. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?

Hợp đồng điện tử là gì?

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định :

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Căn cứ tại Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

Từ những căn cứ trên có thể hiểu hợp đồng điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, được thiết lập dưới dạng các thông điệp dữ liệu là các thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ:

Phân loại theo phương tiện sử dụng:

– Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên website

Đây là loại hợp đồng mà được soạn sẵn trên giấy sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký kết.

Các hợp đồng sẽ được đưa lên website  thường sẽ ở dạng file PDF, có nút chọn xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và 2 nút lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký hợp đồng.

– Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Nội dung của loại hợp đồng này là không được soạn sẵn mà được hình thành trong giao dịch tự động. Máy tính tự động tổng hợp nội dung và xử lý trong quá trình giao dịch dựa trên các thông tin được khách hàng nhập vào.

Kết thúc quá trình giao dịch, hợp đồng điện tử được tổng hợp và hiển thị để khách hàng xác nhận sự đồng ý hoặc không đồng ý với các nội dung hợp đồng. Sau đó, bên bán sẽ được thông báo về hợp đồng và gửi xác nhận những thay đổi với hợp đồng đến người mua qua nhiều hình thức có thể bằng email hoặc các phương thức khác như fax, số điện thoại,…

– Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Đây là hình thức sử dụng thư điện tử để ký kết hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng có điểm khác biệt đó là phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email,…

Một số lợi ích của loại hợp đồng điện tử này là mang lại tốc độ nhanh, thông tin chi tiết, tiết kiệm thời gian, chi phí,… Bên cạnh đó, có một số mặt xấu đó là tính bảo mật thấp, dễ dàng bị lộ thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên còn kém.

Phân loại theo chủ thể, nội dung, mục đích:

– Hợp đồng lao động điện tử

Hợp động lao động điện tử cũng giống các loại hợp đồng lao động truyền thống khác đó là giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,… những thông tin này được lưu dưới dạng thông tin được tử và có giá trị như hợp đồng lao động giấy.

Đặc điểm của loại hợp đồng này là chủ thể là gồm người lao động và người sử dụng lao động. Một số loại hình hợp đồng lao động điện tử có thể kể đến như:

+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

– Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự thông qua phương tiện điện tử là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Các loại hợp đồng dân sự điện tử:

+ Hợp đồng song vụ: hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

+ Hợp đồng đơn vụ: hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ thực hiện.

+ Hợp đồng chính: hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

+ Hợp đồng phụ: hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

+ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Hợp đồng có điều kiện: hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

– Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân và 1 bên chủ thể còn lại cần phải có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần thỏa các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ:

– Thông tin được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử: hợp đồng điện tử phải được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật giao dịch điện tử 2005. Trong giao kết hợp đồng điện tử, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

– Tiết kiệm chi phí và thời gian: Mọi quá trình của hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng hay có thể giảm thiểu tối đa thời gian khi không phải cần chuyển hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.

– Lưu trữ và tìm kiếm nhanh chóng: Với sự phát triển hiện đại của công nghệ thì việc lưu trữ và tra cứu thông tin của hợp đồng điện tử được thực hiện một cách tiện lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều so với hợp đồng bằng giấy.

II. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG?

Căn cứ tại Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005 có quy định thì: Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Như vậy một hợp đồng điện tử vẫn được pháp luật công nhận về giá trị pháp lý.Nhưng để được chấp nhận giá trị pháp lý thì hợp đồng điện tử cần phải đảm bảo tuân theo những nguyên tắc quy định tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005:

– Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.

– Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.

III. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ GÌ GIỐNG VÀ KHÁC VỚI HỢP ĐỒNG BẰNG GIẤY?

So sánh Hợp đồng điện tử và Hợp đồng bằng giấy.

Giống nhau:

– Được pháp luật Việt Nam công nhận về giá trị pháp lý.

– Khi giao kết và thực hiện chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và tuân thủ những quy định liên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh nếu có.

– Không được xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Khác nhau:

Phương thức giao kết hợp đồng:

Hợp đồng điện tử: giao kết dựa trên phương tiện điện tử như: công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Ký kết bằng chương trình ký điện tử.

Hợp đồng bằng giấy: Giao kết bằng việc các bên gặp trực tiếp, trao đổi với nhau và ký bằng chữ ký tay. Với các hình thức giao kết: bằng văn bản; bằng lời nói; bằng hành động cụ thể

Lĩnh vực áp dụng:

Hợp đồng điện tử: Một số lĩnh vực nhất định,trừ các lĩnh vực về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Hợp đồng giấy: Áp dụng cho đa số ngành nghề, lĩnh vực của  đời sống xã hội.

Nội dung hợp đồng:

Hợp đồng điện tử: Ngoài những nội dung như hợp đồng giấy, nội dung hợp đồng điện tử còn có một số quy định về: Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu. Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác như mật khẩu, mã số, … để xác định được các thông tin có giá trị về các chủ thể giao kết hợp đồng.

IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

– Luât giao dịch điện tử 2005

– Bộ luật dân sự 2015

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Quốc tế DSP. 

Mọi thông tin chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Quốc tế DSP chúng tôi theo:

Điện thoại: 0236 222 55 88

Hotline: 089 661 6767 hoặc  089 661 7728

Email: 

Fanpage: facebook.com/dsplawfirm.vn

Miền Trung: 87 Phạm Tứ, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam 

Miền Nam: Tầng 2, Toà nhà GP Bank, 83 Đinh Tiên Hoàng, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Hoa Kỳ: 9869 Coronado Lake Drive, Boynton Beach City, Florida 33437, USA

Rất mong được hợp tác cùng Quý Khách!

Video liên quan

Chủ đề