Vì sao bị ung thư tuyến giáp

          Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở trước cổ, có chức năng sản xuất hormone (nội tiết tố) tuyến giáp. Những chất nội tiết này điều hòa thân nhiệt, huyết áp, nhịp tim và chuyển hóa, giúp cơ thể chúng ta hoạt động một cách bình thường. Tuyến giáp sử dụng iốt có trong khẩu phần ăn hàng ngày để sản xuất hormone tuyến giáp.

          Trong thời gian gần đây, bệnh lý về tuyến giáp ngày càng trở nên phổ biến, trong đó phải kể tới ung thư tuyến giáp.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp

          Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy vậy, có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Những bệnh nhân đã từng điều trị tia xạ vùng cổ, hoặc những người tiếp xúc với lượng phóng xạ lớn sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Một yếu tố khác phải kể đến là tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có người bị ung thư tuyến giáp, hoặc một số hội chứng có liên quan, nguy cơ mắc bệnh của chúng ta cũng cao hơn. Dù vậy, chỉ một lượng nhỏ bệnh nhân ung thư tuyến giáp có liên quan tới yếu tố di truyền.

Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

          Đa phần ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu không biểu hiện triệu chứng. Bệnh thường được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe, được làm siêu âm vùng cổ. Một số nhân tuyến giáp kích thước lớn hơn có thể dẫn đến:

- Tự nhìn thấy hoặc tự sờ thấy u vùng cổ, phía trước, dưới yết hầu, di chuyển khi bạn nuốt.

- Khàn tiếng: khi nhân tuyến giáp phát triển có thể gây xâm lấn các dây thần kinh chi phối dây thanh âm, hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới thanh quản gây khàn giọng.

- Khó thở, nuốt vướng do u chèn ép vào thực quản, khí quản.

- Có thể đau tức vùng cổ trước.

Điều trị ung thư tuyến giáp

          Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng bậc nhất trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trên người bệnh tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thể giải phẫu bệnh lý và một số yếu tố nguy cơ khác. Một số cách thức phẫu thuật bao gồm cắt tuyến giáp toàn bộ kết hợp vét hạch cổ, cắt tuyến giáp gần toàn bộ, cắt một thùy tuyến giáp và eo giáp v.v.

          Điều trị i-ốt phóng xạ là phương pháp giúp tiêu diệt nốt những tế bào tuyến giáp còn sót lại sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, được chỉ định dựa trên kích thước u, mức độ xâm lấn, tình trạng di căn hạch, nồng độ các chất chỉ điểm ung thư tuyến giáp sau mổ v.v.

          Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp: sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ, bệnh nhân sẽ cần được bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp, được sử dụng phổ biến nhất là levothyroxine. Một bộ phận trong số các bệnh nhân cắt một thùy tuyến giáp cũng cần bổ sung hormone này, chiếm tỉ lệ khoảng 20%.

          Xạ trị ngoài và hóa trị có hiệu quả không cao trong điều trị phần lớn ung thư tuyến giáp. Hóa trị có thể được chỉ định khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, bệnh ở giai đoạn di căn xa, hoặc trên các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

(Nguồn: nccn.org)

ThS.BS. Nguyễn Việt Cường – Khoa Khám bệnh

Nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân ung thư tuyến giáp có thể là do sự biến đổi ADN trong các tế bào tuyến giáp, khiến chúng phát triển không kiểm soát và tạo ra khối u ác tính. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn chưa tìm thấy cơ chế rõ ràng trong cơ chế sinh bệnh ung thư tuyến giáp.

Nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp của một người phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể là gì, liệu bạn có đang mang yếu tố nguy cơ nào làm tăng khả năng mắc bệnh không, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp do đột biến gen

Nguyên nhân ung thư tuyến giáp chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học thấy rằng những đột biến gen sẽ làm kích hoạt các gen sinh ung thư và/hoặc đè nén các gen ức chế khối u. Điều này có thể khiến các tế bào tuyến giáp phát triển và nhân lên nhanh chóng nhưng lại không chết theo lập trình giống như những tế bào bình thường khác.

Các tế bào tuyến giáp bất thường tích tụ và trở thành khối u ác tính. Chúng xâm lấn các mô lân cận và có thể di căn đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, quá trình tiến triển của ung thư tuyến giáp là rất chậm (ngoại trừ ung thư biểu mô tuyến giáp dạng tủy và dạng không biệt hóa).

Mỗi người có thể thừa hưởng ADN bị hỏng từ một hoặc cả hai bố và mẹ. Tuy nhiên, đa số trường hợp ung thư tuyến giáp không phải do gen bị lỗi từ di truyền mà vì ADN bị hư hỏng do tác nhân từ môi trường, chẳng hạn như bức xạ, các bệnh lý,…. Cũng có đôi khi, ADN biến đổi ngẫu nhiên trong tế bào mà không do bất kỳ yếu tố tác động nào cả.

Có 4 thể ung thư tuyến giáp phổ biến. Ở từng thể, nguyên nhân ung thư tuyến giáp do biến đổi gen là không giống nhau. Cụ thể như sau:

1. Ung thư tuyến giáp thể nhú

Đột biến trong một số phần cụ thể của gen RET đã được tìm thấy là nguyên nhân ung thư tuyến giáp thể nhú. Nó góp mặt trong khoảng 10% đến 30% các trường hợp ung thư tuyến giáp thể nhú. Ở trẻ em, nhiều trường hợp mắc bệnh này có liên quan đến việc tiếp xúc với bức xạ.

Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân ung thư tuyến giáp thể nhú khác, là do đột biến gen BRAF. Tuy nhiên, đột biến gen này ít khi do bức xạ và ít gây ung thư tuyến giáp cho trẻ em hơn. Tuy nhiên, nó lại có xu hướng phát triển và di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nhanh chóng hơn.

Rất hiếm gặp ung thư tuyến giáp thể nhú là do thay đổi ở cả gen BRAF và RET.

Nhiều bác sĩ khuyên nên xét nghiệm mẫu sinh thiết tuyến giáp để tìm các đột biến này, vì chúng không chỉ giúp chẩn đoán ung thư mà còn có thể ảnh hưởng đến triển vọng điều trị của người bệnh.

Ngoài ra, những thay đổi trong một số gen khác hiếm gặp hơn cũng có thể là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp thể nhú.

2. Ung thư tuyến giáp thể nang

Những thay đổi xảy ra trong gen sinh ung thư RAS và sự sắp xếp lại PAX8 – PPAR-γ gây ra một số bệnh ung thư tuyến giáp thể nang.

3. Nguyên nhân ung thư tuyến giáp không tăng sinh

Ung thư tuyến giáp không tăng sinh có khả năng do một số đột biến gen đã được mô tả ở trên hoặc do những thay đổi trong gen ức chế khối u TP53 .

4. Ung thư tuyến giáp thể tủy

Những người bị ung thư tuyến giáp thể tủy cũng có đột biến trên gen RET, nhưng ở vị trí khác so với thể nhú.

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể tủy do di truyền từ bố mẹ, nhận mỗi bên một gen bất thường. Chỉ khoảng 1/10 bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạng này là do đột biến gen RET mắc phải trong cuộc đời.

Không chỉ là ung thư tuyến giáp, những đột biến này có thể xuất hiện trong mọi tế bào của cơ thể và được phát hiện bằng xét nghiệm ADN.

Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

Ngoài đột biến ADN – nguyên nhân ung thư tuyến giáp trực tiếp nhất thì còn có một số yếu tố nguy cơ làm cho một người có nhiều khả năng mắc bệnh hơn những người khác. Bao gồm:

1. Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

Giới tính

Chưa rõ vì sao nhưng ung thư tuyến giáp và hầu hết các bệnh về tuyến giáp khác thường xảy ra ở phụ nữ hơn, gấp 3 lần so với nam giới.

Tuổi tác

Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phụ nữ có xu hướng xảy ra sớm hơn. Những người bệnh nữ tại thời điểm chẩn đoán chủ yếu ở độ tuổi từ 40 đến 50, còn nam giới trong độ tuổi từ 60 đến 70.

Hội chứng di truyền

Một số hội chứng di truyền có thể là nguyên nhân ung thư tuyến giáp ở nhiều thể khác nhau. Bao gồm: ung thư tuyến giáp thể tủy có tính chất gia đình, đa u tuyến nội tiết, hội chứng Cowden bệnh đa polyp gia đình.

Dù vậy, phần lớn những người được phát hiện bị ung thư tuyến giáp lại không hề có tình trạng di truyền và trong gia đình cũng không có ai mắc bệnh này.

Lịch sử gia đình

Nếu bạn có người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em mắc các bệnh về tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp, ngay cả khi không có hội chứng di truyền trong gia đình, thì cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn bình thường.

Một số vấn đề về tuyến giáp

Một số vấn đề về tuyến giáp không phải ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp, bao gồm:

  • Bệnh viêm giáp Hashimoto
  • Từng mắc bệnh u đơn nhân hoặc đa nhân

2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

Tiếp xúc với bức xạ

Tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh đối với bệnh ung thư tuyến giáp. Các nguồn bức xạ có thể đến từ một số phương pháp điều trị y tế như xạ trị, các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, hoặc bụi phóng xạ do tai nạn nhà máy điện hay vũ khí hạt nhân.

Việc điều trị bằng tia xạ lên đầu và cổ khi còn trẻ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nguy cơ tăng lên khi liều bức xạ tăng lên và khi tuổi càng nhỏ.

Để đảm bảo an toàn thì bác sĩ chỉ thực hiện điều trị bằng bức xạ hoặc các xét nghiệm hình ảnh khi thực sự cần thiết và với liều bức xạ thấp nhất có thể.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề