Vì sao cá heo boi với tốc độ cao

TT - Loài cá heo chỉ ngủ với một nửa bộ não và nửa còn lại sẽ điều khiển các hoạt động với điều minh chứng là trong trạng thái ấy chúng vẫn có thể bơi vòng tròn theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Nhiều người cho rằng cá heo bơi như vậy là do tính không đối xứng trong não, song nhà khoa học Thụy Điển Paul Manger thuộc Trường đại học Stockholm lại cho rằng loài cá heo ở Bắc bán cầu bơi ngược chiều kim đồng hồ trong khi cá heo ở Nam bán cầu lại bơi theo hướng ngược lại.

Trong những ngày theo dõi loài cá heo ở Nam Phi, ông và đồng nghiệp còn phát hiện những con cá heo ở Nam bán cầu đã sử dụng ít nhất 86% thời gian bơi di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Điều này cho thấy phương hướng bơi của chúng có thể còn tùy thuộc khu vực bán cầu nào và chịu sự chi phối của các lực tác động của Trái đất.

Một khả năng khác của loài cá heo là trong quá trình nửa tỉnh nửa mê như thế, những con cá heo trong đàn vẫn có thể bơi theo cùng một hướng để bảo vệ lẫn nhau vì đây cũng là lúc chúng dễ bị tấn công nhất. Khả năng này - cũng theo các nhà chuyên môn - có thể do các con cá heo trong đàn đã được huấn luyện trước hoặc chúng đã được lập trình sẵn bẩm sinh trong gen để cùng bơi theo một hướng đi của bầy đàn.

NGUYỄN SINH (Nature)

Những chi cá voi và cá heo nào hay bị mắc cạn và ở đâu?

Cá voi hoa tiêu, cá nhà táng, cá voi mõm khoằm và cá heo biển sâu là những thú có vú dưới biển dễ bị mắc cạn cả đàn. Cá voi tấm sừng, gồm tất cả các bộ cá voi lớn trừ cá nhà táng, rất hiếm khi mắc cạn.

Nếu những con thú này bị mắc cạn, chúng bị khô đi rất nhanh, cơ thể nóng lên, ngạt thở hoặc tổn thương nghiêm trọng trong nội tạng.

Người ta gặp các cá thể thú này mắc cạn ở rất nhiều nơi, nhưng mắc cạn tập thể thì gặp ở Tây Úc, New Zealand (mỗi năm khoảng 300 con) và bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ và Patagonia của Chile. Tuy vậy, thỉnh thoảng chúng cũng mắc cạn tập thể ở biển Bắc.

Khi lên cạn, những con thú này có thể bị mất nước, ngạt thở hoặc tổn thương nội tạng.

Cá voi và cá heo định hướng bằng cách nào?

Giống như chim di cư, một số loài cá voi di chuyển hàng năm với những khoảng cách rất xa. Vào mùa đông, cá voi di cư từ các vùng biển lạnh ở phía Bắc đến vùng biển ấm hơn ở phía Nam, còn cá voi ở phía Nam lại di chuyển lên phía Bắc. Sau mùa đông, chúng lại di cư ngược lại. 

Những loài cá voi có răng nhỏ hơn, như là cá heo, có khả năng định vị dưới nước rất tốt. Trong các hành trình của mình, chúng tự biết định hướng bằng cách phát ra các sóng âm thanh dưới dạng tiếng ồn lách cách. Khi những sóng âm thanh này va vào một vật thể, chúng sẽ phản xạ lại dưới dạng tiếng vọng đến tai của cá heo. Âm thanh dội lại càng nhanh tức là con mồi, vật cản hoặc bờ biển càng gần.

Tuy nhiên, ở các loài cá voi tấm sừng to lớn, do chúng có tấm sừng thay cho răng ở hàm trên để lọc nhuyễn thể, tức là các sinh vật phù du và cá nhỏ trong nước, nên hệ thống định vị dưới nước của chúng không phát triển lắm.

Cách định vị bằng tiếng vang này hoạt động cực kỳ tốt. Tuy vậy, trong một số hoàn cảnh, phản xạ âm thanh trở nên không đáng tin cậy, cụ thể là khi ở các vịnh nước nông hoặc vịnh hình bán nguyệt, nơi có kè dưới nước đầy cát hoặc bờ phù sa. Những kiểu bờ biển và những vật cản như vậy không tạo ra tiếng vọng rõ ràng từ bất kì phương hướng cụ thể nào, vì thế hệ thống báo động của cá voi bị mất tác dụng.

Ngay cả ơ vùng biển Wadden của Đức, những con cá voi như con cá nhà táng chưa trưởng thành này cũng thỉnh thoảng được tắm rửa.

Từ trường của Trái Đất có ảnh hưởng như thế nào?

Các loài cá voi như là cá voi hoa tiêu không chỉ sử dụng khả năng định vị dưới nước để tự định hướng mà cũng giống như chim di cư, dường như chúng còn dựa vào các đường từ trường của Trái Đất, bởi vì tuyến đường di cư của chúng thường chạy song song với các đường từ trường này. Những dao động nhỏ của từ trường Trái Đất cũng có tác dụng như một loại bản đồ.

Người ta đã tìm thấy nhiều tinh thể sắt khoáng vật trong hộp sọ của những con vật này. Cá voi có thể bị nhầm lẫn khi gặp phải nhiễu loạn địa từ gần bờ biển. Các từ trường chạy vuông góc với đất liền cũng được cho là góp phần gây ra những vụ mắc cạn tập thể của cá voi ở một số khu vực bờ biển nhất định.

Cứ vài năm, những cơn bão mặt trời và các điểm đen mặt trời xuất hiện giữa đợt hoạt động tăng cường trên bề mặt Mặt Trời cũng gây ra những biến đổi khá lớn cho từ trường Trái Đất. Vào những thời điểm này, cá nhà táng, một loài cá cũng dùng địa từ học như một hệ thống định vị tự nhiên, lại bị lạc đường và mắc cạn ở Biển Bắc.

Các thiết bị định vị dưới nước của quân đội hoạt động mạnh làm sai lệch rất nhiều khả năng định hướng của thú có vú dưới nước.

Vì sao cá voi và cá heo bị mắc cạn?

Các lỗi định vị được cho là nguyên nhân chính khiến cá voi mắc cạn, nhưng toàn bộ các lý do khác vẫn chưa được điều tra để kết luận đầy đủ.

Một trong những lý do dẫn đến lỗi định vị là hành vi sinh hoạt tập thể của nhiều loài cá heo có lối sống theo đàn và có con đầu đàn. Ví dụ: trong trường hợp của cá nhà táng, một con đực dẫn đường từ biển Bắc Cực trở về vùng biển ấm hơn; ngược lại, trong đàn cá voi sát thủ thì con đầu đàn lại là một con cá mẹ hoặc cá bà.

Nếu con đầu đàn mất định hướng, mà có lẽ là do chúng nhầm lẫn hoặc bị các loài ký sinh tấn công tai, thì khả năng nghe chính xác các tiếng vọng của âm thanh mà chúng phát ra sẽ không còn, kết quả là cả đàn đều đi nhầm đường. Nếu con đầu đàn bị mắc cạn ở vùng nước nông, những con khác sẽ ở lại với nó, thậm chí kể cả việc đó dẫn đến cả đàn cùng chết. 

Như các nhà nghiên cứu đã quan sát được, đôi khi cá voi sát thủ ở bờ biển Nam Phi có sự gắn kết bầy đàn chặt chẽ đến mức những con được cứu sau khi bị mắc cạn vẫn quay lại vùng bờ biển đó nếu một con khác vẫn còn mắc cạn và kêu cứu.

Nhưng mắc cạn cũng có những nguyên nhân tự nhiên khác. Đôi khi, những con cá heo dạt vào bờ biển vì chúng chạy trốn khỏi cá voi sát thủ và những kẻ săn mồi khác ở các vùng nước nông hơn hoặc vì chúng đã đi quá xa vào vùng nước nông trong lúc mải săn những đàn cá khác.

Có lúc, những cá thể thú có vú này dạt vào bãi biển trong tình trạng đã chết do bị thương trong khi va đập vào tàu thuyền, mắc lưới đánh cá, bị cá mập tấn công hoặc bị ốm do ký sinh trùng tấn công và gây bệnh.

Những tác động nào của con người càng làm cho chúng mắc cạn nhiều hơn?

Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, tiếng ồn dưới nước do các con tàu, các dàn khoan hay thiết bị định vị dưới nước của quân đội cũng tác động rất xấu đến việc xác định phương hướng và giao tiếp của các loài thú có vú dưới nước. Chúng chạy trốn khỏi những đợt sóng âm thanh trong tình trạng hoảng loạn. Và do mật độ sóng âm thanh dưới nước cao hơn nhiều so với trong không khí nên âm thanh truyền dưới nước nhanh gấp 5 lần so với trong không khí.

Các hoạt động định vị dưới nước của quân đội bằng những âm thanh rất to có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ, sau các cuộc điều quân của NATO, cá voi mõm khoằm đã chết dạt vào bờ biển của Síp, quần đảo Canary và quần đảo Bahamas. Những âm thanh này có độ ồn trên 200 decibel, tạo ra những bọt khí trong mạch máu và các cơ quan bên trong cơ thể của thú có vú dưới nước (tương tự như bệnh thợ lặn), cản trở lưu thông máu, gây tắc nguồn cung cấp máu làm cho chúng chết.

Những ai có thiện chí giúp đỡ đều được hoan nghênh, vì những con thú này cần được làm mát và giữ ẩm.

Bạn có thể làm gì để giúp những con cá voi và cá heo bị mắc cạn?

Khi một con cá voi được phát hiện mắc cạn thì thường không còn mấy thời gian để có thể cứu được nó. Các đội cứu hộ thường chỉ cố gắng làm mát cơ thể cho chúng, giữ cho chúng không bị khô và phối hợp với các đơn vị chức năng để đưa những con vật to lớn này trở về biển nhanh và nhẹ nhàng nhất có thể. 

Ở một số nước, người ta thiết lập các đường dây nóng để huy động được nhiều người hỗ trợ một cách nhanh nhất. Tuy vậy, với nhiều con vật đã kiệt sức thì ngay cả những biện pháp khẩn cấp này cũng vẫn là quá muộn.

Phạm Hường 

Theo DW

Cá voi bơi nhanh như thế nào?

Cá voi là một số loài động vật biển lớn nhất nhưng chúng có nhanh nhất? Quan trọng hơn, cá voi bơi nhanh đến mức nào?

Cá voi chắc chắn nằm trong top 10 loài cá bơi nhanh nhất. Cá voi và cá heo (tất cả thuộc nhóm Cetacean) có cơ thể thuôn dài, hầu hết không có lông và có vây đuôi khỏe. Một số có hình dạng của một quả ngư lôi! Nhóm cá voi được chia thành 2 phân nhóm, cá voi tấm sừng hàm (những loài cá voi lớn hơn như cá voi xanh, cá voi vây và cá voi xám) và cá voi có răng (cá voi nhỏ hơn như cá heo). Hãy cùng điểm qua một số loài cá voi nhanh nhất và xem chúng so với một số loài bơi nhanh nhất khác như thế nào.

Lưu ý, chúng tôi tính cả cá heo vào trong bài viết. Vì tài liệu khoa học, cá heo cũng là nhóm cá voi (Cùng nhóm Cetacean).

Cá mập voi là một trong những loài cá dài nhất thế giới

Cá voi có thể đạt tốc độ hơn 20 dặm một giờ trong thời gian dài. Tuy nhiên, trong thời gian bùng nổ cực kỳ ngắn, một số loài có thể di chuyển hơn 30 dặm một giờ! Một lý do khiến cá heo và các loài giáp xác nhỏ hơn không thể bơi nhanh hơn? Các nhà khoa học đã nghiên cứu tốc độ của chúng và phát hiện ra rằng một hiện tượng khoa học – được gọi là cavitation – khiến cá heo cực kỳ đau đớn khi di chuyển với tốc độ hơn 34 dặm một giờ. Điều này đặt ra một “giới hạn trên” tự nhiên cho tốc độ của cá heo và các loài cá voi khác.

Để khám phá thêm về tốc độ của cá voi, chúng ta sẽ chia chúng thành cá voi có răng (thường nhỏ hơn) và cá voi tấm sừng hàm.

Cá voi có răng nhanh nhất là gì?

Cá heo

Nếu bạn phải chọn 3 con cá voi để bơi trong 800m tự do, bạn có thể muốn đi cùng những con cá voi có răng này. Tương tự như những vận động viên bơi lội của con người, những con cá voi này phải hít thở không khí và chúng bay lên cao 2-3 lần một phút trong khi bơi nhanh. Chúng có thể nín thở lâu hơn để lặn sâu nhưng khi bơi từ xa với tốc độ nhanh, chúng cần bổ sung oxy cho tim. Ba trong số những loài cá voi có răng nhanh nhất là:

  1. Cá voi phi công: Những con cá voi này là một phần của họ cá heo, giống như cá belugas hoặc cá voi sát thủ. Chúng có màu xám đen, nâu hoặc xám và có đầu tròn với quả dưa lớn. Cơ thể của chúng kém gọn gàng hơn cá heo nhưng chúng có những chiếc đuôi mạnh mẽ cho phép chúng đẩy chúng trong những lần tăng tốc rất ngắn với vận tốc lên đến 47 dặm / giờ ! Trong khoảng thời gian dài hơn, cá voi phi công có thể di chuyển với tốc độ 20 dặm một giờ, vẫn đủ nhanh để đuổi theo con mồi thần tốc! Chúng sống thành từng bầy gồm 15-30 con trong cùng một gia đình và rất thông minh cũng như xã hội.
  2. Cá heo Common: Loài cá heo common đã được nhìn thấy đạt tốc độ khoảng 35 dặm một giờ. Như chúng tôi đã lưu ý ở trên, cá heo thực sự là những vận động viên bơi lội đủ mạnh để đi nhanh hơn tốc độ tối đa của chúng. Tuy nhiên, cơn đau do bong bóng nhỏ hình thành ở tốc độ cao dưới nước (cavitation) ngăn cá heo đi nhanh hơn nhiều so với 35 dặm / giờ.
  3. Orca (Cá voi sát thủ): Cá voi sát thủ cũng là một phần của họ cá heo và có thể dài tới 32 ft và nặng 6 tấn. Chúng là những con cá voi đen và trắng mà bạn có thể quen thuộc tại các thủy cung và Sea World. Orcas có hàng răng trắng lớn và chúng săn mồi cùng nhau, đôi khi theo những cách rất tiên tiến. Chúng được biết đến là thường xuyên rình bắt những con hải cẩu trôi nổi trên tảng băng và tạo ra một làn sóng để đánh bay chúng, khiến chúng dễ bị tổn thương trong đại dương. Orcas và cá heo có tốc độ tương tự nhau. Cá heo có xu hướng di chuyển với tốc độ nhanh hơn 3-7mph và tốc độ orcas sẽ thấp hơn một chút, nhưng nếu chúng cần đuổi theo con mồi nhanh chóng hoặc trốn thoát, chúng có thể có tốc độ bùng nổ lên đến 32mph!
  4. Cá heo mũi chai: Cá heo có thân hình thuôn dài trông giống như chúng sẽ nhanh nhẹn. Chúng có thể duy trì tốc độ nhanh trong thời gian dài. Chúng có thể tiết kiệm năng lượng và bơi lâu hơn với tốc độ nhanh hơn bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là “porpoising”, trong đó chúng bơi gần bề mặt nước và bơi lên xuống theo kiểu giống như sóng. Orcas và cá heo cũng sử dụng kỹ thuật này. Cá heo đã được ghi nhận tốc độ di chuyển 20 dặm / giờ trong những đoạn đường dài nhưng có thể đạt tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là khi chúng cưỡi trên làn sóng tàu đi qua mà chúng thường làm trong các bầy lớn (hoặc nhóm cá heo).

Những con cá voi tấm sừng nhanh nhất là gì?

Trong bộ phận cá voi tấm sừng hàm, bạn sẽ gặp khó khăn khi chọn chỉ một loài, nhưng ba loài này sẽ là một số loài nhanh nhất. Nhìn chung, chúng chậm hơn một chút so với cá voi có răng, nhưng với kích thước khổng lồ của chúng, việc nhìn thấy một con cá voi cao 80ft đi 25 dặm / giờ vượt qua thuyền của bạn là điều rất dễ hiểu!

Cá voi bay khỏi mặt nước
  1. Cá voi vây: Nó là một trong những loài cá voi tấm sừng nhanh nhất và hình ảnh nhìn từ trên không về cơ thể dài sắp xếp hợp lý của nó cho thấy nó trông giống như một quả ngư lôi. Nó có một cái đầu dẹt và làn da mịn màng không giống như loài cá voi lưng gù được bao phủ bởi gai. Một trong những yếu tố quan trọng khiến cá voi vây nhanh như vậy là vây đuôi của nó có các cơ khỏe, có tác dụng tương tự khi nó kéo lên khi nó đẩy xuống, tạo ra lực đẩy ổn định từ phía sau. Chúng có thể duy trì tốc độ 20-25mph và nếu cần tìm một loạt tốc độ lên đến 29mph.
  2. Cá voi xanh: Cá voi xanh là động vật lớn nhất trên hành tinh và có thể đạt chiều dài 100ft! Cá voi xanh có thể duy trì tốc độ tương tự như cá voi vây và có thể có tốc độ bùng nổ lên đến 28mph. Cá voi xanh sàng lọc đại dương để tìm hàng nghìn con nhuyễn thể nhỏ. Tốc độ ăn của chúng là khoảng 5-10mph.
  3. Cá voi Sei: Chúng có thể dài 40-60ft và là một trong số loài cá voi nhanh nhất. Chúng cũng có thể duy trì tốc độ 20-25mph và có thể di chuyển quãng đường dài. Hầu hết các loài cá voi tấm sừng hàm đều di cư theo cùng một lộ trình từ các khu vực mùa hè sang mùa đông. Tốc độ tối đa của chúng có thể đạt 50kmh (hoặc 31mph)!

Khám phám thêm về cá voi: Cá voi ăn gì?

Video liên quan

Chủ đề