Vì sao cafe có vị chua

Robusta là dòng cà phê đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Hơn nữa đây là dòng cà phê được xuất khẩu sang các nước.  Và đây là dòng cà phê có hàm lượng caffeine cao, đậm đà với hậu vị ngọt. Vì thế mà robusta được sử dụng rất nhiều trong đồ uống,  làm bánh, kẹo, cà phê hòa tan…

Tuy nhiên có bao giờ bạn đã gặp trường hợp cà phê robusta có vị chua chưa ? và những minh chứng xác thực nhất là khách hàng mới của tôi gần đây, trước khi họ đặt cà phê, họ đã rất cân nhắc cũng như e ngại và hỏi rằng cà phê bên em làm có vị chua không ? và chỉ vì vấn đề chua mà họ đã có ý định đổi cà phê ở một chỗ khác. Vì vị chua của cà phê làm cho cảm giác uống cà phê không ngon và nhàm chán .

Đối với dòng Arabica cũng có vị chua, nhưng vị chua này là vị chua thanh của trái cây, còn vị chua kia là vị chua bị biến tướng so với bản chất của dòng robusta.

Nguyên nhân nào khiến cho cà phê robusta có vị chua

  • Cà phê trong quá trình rang chưa tới độ chín
  • Cà phê để lâu ngày gây biến tướng
  • Do nguồn gốc cà phê
  • Cà phê lên men có vị chua nhẹ
  • Cà phê mới hái, sau đó đem phơi khô và rang liền

Cách lựa chọn như thế nào để cà phê Robusta không có vị chua

  • Nên hỏi bên người bán trước khi mua
  • Mua cà phê ở những cơ sở rang uy tín

Nhờ đổi trả nếu cà phê có vị chua

SỰ KHÁC NHAU GIỮA ROBUSTA VÀ ARABICA
LY CÀ PHÊ ROBUSTA

Nhiều người khi uống cà phê cảm thấy có vị chua thường e ngại rằng cà phê hỏng, kém chất lượng hay gặp các vấn đề trong quá trình pha chế và bảo quản. Tuy nhiên, điều này chưa chính xác. Cả hương vị của Arabica hay Robusta nguyên chất, trải qua quá trình chế biến, rang xay đều có vị chua nhẹ. Vậy nên, cà phê có vị chua chua, vẫn giữ được hương thơm đặc trưng vốn có của nó thì bạn có thể yên tâm đó không phải là cà phê hỏng. The Coffee House sẽ chỉ ra những lý do khiến cà phê có vị chua tự nhiên. 

Vị chua từ quy trình sơ chế

Trong mỗi loại cà phê đều có độ chua (pH), và độ chua này khác nhau tùy loại. Ở nước ta, đối với hạt cà phê Arabica thường được sơ chế ướt (fully washed) nhằm đảm bảo tối đa hương vị và chất lượng thượng hạng của giống cà phê này. Và đặc trưng của phương pháp sơ chế ướt sẽ cho vị chua hơn là phương pháp sơ chế khô. 

(Ảnh: Sưu tầm)

Lý do là trong quy trình sơ chế ướt, những trái cà phê được đem đi xay xát, cho qua bồn nước để lọc lớp vỏ nhớt bên ngoài, sau đó đem cà phê đi ủ lên men trong khoảng 12 – 36 tiếng. Chính lượng axit còn lại trên hạt cà phê sau khi rửa sẽ mang lại vị chua. Tuy nhiên, đây là phương pháp sơ chế lý tưởng nhất đối với hạt Arabica nên nó có vị chua thanh một cách thú vị, chứ không chua nhiều. 

Đối với hạt Robusta khi sử dụng phương pháp sơ chế ướt cũng sẽ tạo nên vị chua rất gắt, vì hạt Robusta có hàm lượng axit cao hơn so với hạt Arabica. Vậy nên, để làm giảm độ chua của cà phê Robusta, người ta sẽ ưu tiên chọn phương pháp sơ chế khô. Lúc này vị của hạt Robusta cũng có vị chua nhưng nhẹ hơn nhiều.

Vị chua từ quá trình rang

Ngoài việc sơ chế sẽ làm thay đổi đến độ chua của cà phê thì quá trình rang cũng sẽ có sự tác động. Vì khi rang sẽ làm thay đổi thành phần axit trong hạt cà phê. 

Khi uống cà phê 100% Arabica rang nhạt (light roast hay medium roast), bạn sẽ cảm nhận vị chua nhiều. Tuy nhiên, nếu hạt Arabica này rang đậm (medium dark ro hay dark roast) bạn sẽ cảm nhận độ chua giảm dần. 

Đối với hạt Robusta cũng vậy, màu cà phê rang nhạt sẽ cho vị chua nhiều hơn nếu rang đậm. Nhiều người Việt thường không thích vị chua của cà phê, vậy nên nếu dựa theo sở thích của khách hàng, hạt Robusta rang ở mức vừa đậm hoặc đậm hơn thì sẽ tạo ra vị đắng nhiều hơn và không có vị chua. 

(Ảnh: Sưu tầm)

Như vậy, trên thực tế cà phê nguyên chất, cà phê ngon được rang mộc thường có một chút vị chua. Bên cạnh vị chua thanh tinh tế là vị đắng dịu nhẹ, mùi thơm nồng nàn quyến rũ, khác với vị đắng gắt và mùi hăng hắc của các loại cà phê pha tạp bởi đậu nành hay bắp rang cháy. 

Với những chia sẻ của The Coffee House chắc hẳn bạn đã bớt bỡ ngỡ vì cà phê lại có vị chua. Đó là vị chua tự nhiên của cà phê, ngoài ra, vị chua từ việc thu hoạch nhiều trái xanh, chua do quá trình pha chế hay cà phê để lâu làm giảm chất lượng của cà phê là một câu chuyện khác. Vậy nên để thưởng thức cà phê là cả một nghệ thuật. Từ khi bạn cảm nhận được vị đắng dịu, vị chua thanh, hương thơm đặc trưng, đến hậu vị ngọt nơi cổ họng và cả những cung bậc cảm xúc để lại. Và đấy là khi bạn cảm nhận trọn vẹn hương vị cà phê bằng cả sự tinh tế của các giác quan. 

Để thưởng thức những hương vị cà phê nguyên chất, hảo hạng, gói trọn đầy đủ vị chua, đắng, ngọt và cả hương thơm khác biệt đầy hấp dẫn ấy, mời bạn cùng đến với The Coffee House.

Nhiều khách hàng khi thường thức cà phê rang xay nguyên chất của MaYaCa Coffee có hỏi rằng: “tại sao cà phê lại có vị chua thanh?”. Khẳng định với bạn là không phải do cà phê kém chất lượng hay để lâu ngày nên có mùi chua mà đó là mùi vị đặc trưng của dòng cà phê Arabica nguyên chất là như vậy.

Vì sao cà phê nguyên chất lại có vị chua thanh?

Cà phê nguyên chất Arabica là cà phê gì ?

Cà phê Arabica là một trong những loại cà phê được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam còn có tên là cà phê chè. Là loại cà phê đưa lại nhiều lợi ích kinh tế nhất trong các loại cà phê hiện nay. Thông thường cà phê Arabica sau khi thu hoạch sẽ được mang ngâm nước cho nở ra rồi sau đó mang đi sấy khô và rang xay, đó là nguyên nhân mà vị của Arabica có vị chua.

Hạt cà phê Arabica nguyên chất

Nếu tinh tý một chút bạn sẽ thấy cà phê Arabica nguyên chất sẽ có màu nâu nhạt như hổ phách. Khi vừa uống vào miệng sẽ có vị thanh chua, một lúc sau là vị đắng nhẹ rồi chuyển sang ngọt. Không phải ai cũng nhận ra điều này nhưng với người sành cà phê thì rất dễ vì đây là đặc trưng riêng của loại cà phê này.

Nhưng hiện nay ở Việt Nam loại cà phê này chưa được sử dụng phổ biến vì người Việt Nam từ lâu đã có gu uống cà phê đắng vì thế vị chua đặc trưng của cà phê Arabica người Việt vẫn còn thấy mới lạ và chưa thích ứng với mùi vị này.

Tuy nhiên, Trong thời gian gần đây sự xuất hiện tràn lan của các loại cà phê tạp, cà phê pha trộn tẩm hương vị hóa chất đã dấy nên một nỗi lo sợ về các sản phẩm cà phê đối với người tiêu dùng việt. Chính vì thế mà người tiêu dùng đã nhanh chóng nhận thức được lợi ích thiết thực của việc uống cà phê nguyên chất sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của họ mà vẫn không lo ngại về thói quen uống cà phê hàng ngày.

Với cà phê nguyên chất, không phải chỉ cần uống không mà khi uống bạn cần phải cảm nhận. Cảm nhận các hương vị khác nhau của từng loại cà phê, từng chủng loại khác nhau sẽ cho bạn cảm nhận khác nhau. Và đó chính là đặc điểm chung của các dòng cà phê nguyên chất từ hạt.

Vui lòng ghi nguồn: Vì sao cà phê nguyên chất có vị chuaMaYaCa Coffee

Mỗi quốc gia có gu cà phê khác nhau, thói quen dùng cà phê người Việt Nam chúng ta thích vị đắng đậm mạnh. Cà phê phin mặc định phải đen và đắng thì mới là cà phê chuẩn, còn với cà phê sữa thì yêu cầu phải sánh, đậm vị đắng và hơi béo sau khi thưởng thức. Không thích uống cà phê có vị chua, không có thói quen uống cà phê vị chua, cảm thấy không ngon? Một vài ý kiến còn cho rằng cà phê chua là bị hư, vậy vì sao cà phê lại có vị chua? Nhưng trên thực tế hạt cà phê Arabica nguyên chất lại có vị chua thanh. Trong bài viết dưới đây Amino.vn sẽ giải thích về vị các loại cà phê, nguyên nhân vị chua trong cà phê nhé.

Hiện nay trên thế giới có nhiều phiên bản cấy ghép của cà phê, tuy nhiên có 2 loại cà phê chính là Arabica ( cà phê chè) và Robusta ( cà phê vối). 

2 loại cà phê chính là Arabica ( cà phê chè) và Robusta ( cà phê vối).

Cà phê Robusta đang được trồng nhiều nhất ở các tỉnh Tây Nguyên – Việt Nam chiếm khoảng ¾ sản lượng cà phê của cả nước.  So với Arabica thì Robusta thích hợp với khí hậu Việt Nam hơn, chỉ với độ cao hơn 800m so với mực nước biển cà phê Robusta đã phát triển tốt. Vị cà phê Robusta thường đắng và nhiều caffeine hơn so với Arabica.

Cà phê Arabica được xem là cà phê chất lượng cao có vị đặc trưng và quyến rũ được nhiều nước ưa chuộng. Chính vì vậy giá cà phê Arabica đắt hơn hẳn so với Robusta.

Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở Braxin, ở Việt Nam số lượng cà phê loại này chỉ chiếm ¼ sản lượng cà phê cả nước. Một phần nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này vì khí hậu Việt Nam chỉ một số vùng cao mới thích hợp trồng cho năng suất tốt nhất.

Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở Braxin, ở Việt Nam số lượng cà phê loại này chỉ chiếm ¼ sản lượng cà phê cả nước

Tại sao cà phê lại có vị chua?

Như chúng ta đã biết cà phê là một loại quả, quả thì sẽ luôn có vị ngọt, chua, đắng, chát. Khi uống cà phê của một số cửa hàng cà phê như Starbuck, bạn sẽ thấy cà phê có vị chua sau khi thưởng thức. 

Bởi gu cà phê đậm đắng nên khi thưởng thức cà phê có vị chua thì nhiều khách hàng nhầm lẫn cà phê giả, cà phê không ngon, cà phê bị hư. Nhưng trên thực tế hạt cà có độ PH khác nhau tùy vào mỗi loại.

Điểm mạnh của cà phê Robusta là đắng đậm nhưng mùi hương nhẹ. Còn vị của cà phê Arabica lại là chua thanh, đắng nhẹ nhàng và mang một mùi hương đậm đà, nồng nàn.

Vị chua và đắng trong Arabica được ví như vị socola, ban đầu là hơi chua nhẹ, sau đó là vị đắng đọng lại sau khi nuốt.

Cà phê Arabica có vị chua nhẹ đặc trưng, chính điều này làm nên sự khác biệt trong chế biến cà phê. 

Để chế biến Arabica, người ta phải cho hạt cà phê ngâm trong nước, đây được gọi là quá trình lên men để giúp cho cà phê có mùi vị đặc trưng như chúng ta vẫn thường thưởng thức. Quá trình này khá đơn giản, chỉ cần ngâm hạt cà phê trong nước cho nở ra rồi rửa sạch và đem sấy khô là ta đã có thành phẩm hạt cà phê Arabica.

Để chế biến Arabica, người ta phải cho hạt cà phê ngâm trong nước

Cà phê ngon và nguyên chất thường có chút vị chua chứ không phải đắng gắt như một số loại cà phê bị pha tạp, kém chất lượng. Ngoài vị chua thanh là vị đắng dịu nhẹ, hương nồng nàn quyên rũ, không chua gắt, không đắng đậm, dậy mùi thơm chứ không phải mùi hắc. Thưởng thức cà phê cần có sự tinh tế và tỉ mỉ, đây không chỉ là thưởng thức một loại thức uống thông thường mà nó là cảm nhận, là nghệ thuật.

Video liên quan

Chủ đề