Vì sao chưa có tổ chức tín dụng nào phá sản trên thực tế

(HNMO) - Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, phá sản ngân hàng chưa thể xảy ra một sớm một chiều bởi cần nhiều bước chuẩn bị để sẵn sàng cho việc này. Quốc hội Khóa XIV vừa chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD). Dự thảo luật tập trung vào năm phương án để cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát đặc biệt, gồm các phương án: Phục hồi; sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; giải thể; chuyển giao bắt buộc và phá sản. Thông tin cho phép phá sản ngân hàng đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Chúng tôi đã phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng xung quanh vấn đề này.

-Thưa ông, Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, trong đó cho phép ngân hàng được kiểm soát đặc biệt phá sản, ông đón nhận thông tin này như thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng.

- Trước hết, trong Luật Phá sản đã có hẳn một chương riêng về phá sản các TCTD nhưng chưa bao giờ chúng ta thực hiện. Vì vậy, Quốc hội thông qua Luật này chỉ là xác định lại quy định đã có nhưng mới là bây giờ Quốc hội quyết tâm thực hiện quy định đó, tức không chỉ trên văn bản giấy trắng mực đen mà phải đưa vào trên thực tế. Ngành ngân hàng đã trưởng thành trong những năm qua và bây giờ là lúc đã có thể thực hiện việc phá sản nếu có ngân hàng quá yếu kém. Tuy nhiên, tại thời điểm này, theo tôi, phá sản ngân hàng chưa thể xảy ra một sớm một chiều bởi còn cần nhiều bước chuẩn bị sẵn sàng cho việc này.


-Vậy, cần chuẩn bị những gì, thưa ông?

-Thứ nhất, cần để các ngân hàng tự cơ cấu lại theo đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, phải để ngân hàng có thời gian họ tự điều chỉnh, cơ cấu lại và đi vào quỹ đạo lành mạnh. Thứ hai, cả hệ thống có lẽ chưa chuẩn bị đủ để thực hiện phá sản, vì phá sản không chỉ đơn thuần là đưa ra tòa và tuyên bố phá sản mà phải có nhiều cơ quan chức năng, từ tòa án, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra, giám sát vào cuộc, cuối cùng là thanh lý tài sản qua quản tài viên. Cho đến thời điểm này chúng ta chưa có quản tài viên nào. Chưa kể phải có quy định cụ thể, con người, năng lực tiếp quản ngân hàng sau khi tòa tuyên bố ngân hàng phá sản, vấn đề thanh lý tài sản như thế nào, vấn đề chi trả… Tóm lại là cần thời gian để chuẩn bị các khâu từ quy định, kỹ thuật, năng lực, con người đến tâm lý người dân để sẵn sàng tiếp nhận việc ngân hàng phá sản.

-Theo ông, cần bao nhiêu lâu để chuẩn bị?

-Có lẽ ít nhất là hai năm.

-Lợi ích lớn nhất khi cho phép ngân hàng phá sản là gì, thưa ông?

-Khi cho phép ngân hàng phá sản, lợi ích lớn nhất là đi vào quỹ đạo kinh tế thị trường. Đó là, một thành phần của thị trường nếu không hoạt động hiệu quả thì chính thị trường sẽ loại bỏ. Nếu đi vào kinh tế thị trường mà các ngân hàng, doanh nghiệp vẫn được Nhà nước bảo hộ thì không thể đi vào kinh tế thị trường một cách thực thụ. Vì thế, đã đi vào kinh tế thị trường thì phải chấp nhận vấn đề anh nào khỏe thì tồn tại, anh nào yếu có thể bị loại bỏ. Với ngân hàng cũng vậy, nếu anh yếu thì thị trường sẽ loại bỏ anh. Thứ hai, Chính phủ không phải làm bà đỡ cho những ngân hàng quá yếu kém nữa. Hiện nay Chính phủ đang làm bà đỡ cho 3 ngân hàng được mua với giá 0 đồng, chi phí là rất lớn. Thứ ba, người dân thường không quan tâm đến ngân hàng nào yếu kém, ngân hàng nào mạnh bởi các ngân hàng đều được NHNN bảo trợ nên cứ ngân hàng nào trả lãi suất cao thì người dân đến gửi tiền, không lo đến vấn đề ngân hàng nào bị phá sản. Tuy nhiên, trong tương lai thì người dân sẽ phải lựa chọn, sẽ phải “chọn mặt gửi vàng” khi gửi tiết kiệm.

-Khi phá sản ngân hàng, quyền lợi người gửi tiền được bảo đảm như thế nào, đặc biệt khi mà mức bảo hiểm tiền gửi chỉ là 75 triệu đồng vẫn còn gây tranh cãi?


-Trước hết, người gửi tiền sẽ được Bảo hiểm tiền gửi bồi thường đến 75 triệu đồng. Tuy nhiên, đây không có nghĩa là họ chỉ được trả 75 triệu đồng mà sau khi Bảo hiểm tiền gửi trả, tài sản của ngân hàng bị phá sản được thanh lý thì số tiền còn lại đó sẽ tiếp tục được trả cho người gửi tiền.

Khi việc phá sản ngân hàng được thực hiện, người dân sẽ phải "chọn mặt gửi vàng" khi gửi tiết kiệm. (ảnh minh họa, nguồn: Internet)


-Cho phép phá sản ngân hàng, chắc chắn tâm lý người dân sẽ bị ảnh hưởng, lời khuyên của ông với người gửi tiền vào lúc này là gì?

-Có lẽ một số người sẽ cảm thấy lo lắng khi Quốc hội thông qua Luật này nhưng chúng ta phải hiểu vấn đề đó không phải là vấn đề mới mà đã được quy định trong pháp luật từ lâu rồi, chỉ có điều bây giờ Quốc hội sẽ quyết tâm trong xử lý các ngân hàng yếu kém, đó là vấn đề của tương lai. Vì vậy tại thời điểm này người dân cứ yên tâm, gửi tiền ở đâu vẫn cứ nên để đó, không nên chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.

-Đánh giá của ông về nguy cơ phá sản của ngân hàng Việt Nam hiện nay?

- Sau khi một số ngân hàng quá yếu kém được mua lại, nhiều ngân hàng đã có sự điều chỉnh rất tốt trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà các ngân hàng đang cố gắng xử lý. Với đề án cơ cấu lại TCTD gắn với xử lý nợ xấu, các ngân hàng đang ráo riết cải tổ, cơ cấu lại, điều chỉnh lại để có thể đứng vững trên thị trường. Tôi nghĩ lạc quan là, thời điểm này có lẽ mọi người chưa phải lo lắng về phá sản ngân hàng bởi các ngân hàng vẫn đang cố gắng để duy trì tồn tại, sự phát triển của mình.

Xin cảm ơn ông!


 

Tại phiên trả lời chất vấn vừa qua, trả lời chất vấn của đại biểu về quyền lợi người gửi tiền khi tái cơ cấu ngân hàng, đặc biệt khi cho phép ngân hàng quá yếu kém không thể tái cơ cấu phá sản, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong bất cứ trường hợp nào xử lý các phương án đối với các TCTD thì mục tiêu đầu tiên phải đảm bảo là an ninh kinh tế, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, cùng giữ được lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành là luôn phải đảm bảo an toàn, quyền và lợi ích của người gửi tiền.

Chụp lại hình ảnh,

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từng mua giá 0 đồng các Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)

Một chuyên gia nói tin Việt Nam chính thức cho phá sản ngân hàng từ ngày 15/1 "hợp xu hướng quốc tế" trong lúc người khác cảnh báo "nguy cơ hiệu ứng dây chuyền."

VN: Quy định phá sản ngân hàng 'đã có từ lâu'

Việt Nam: 'Lãnh đạo ngân hàng dễ bị khép tội'

'Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà'

Vụ bắt Trầm Bê 'thể hiện quyết tâm Tổng Bí thư'

Vụ bắt ông Trầm Bê: Sẽ còn ai nữa?

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1, lần đầu tiên đưa ra phương án phá sản một ngân hàng để tái cấu trúc hệ thống.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Luật này.

Hôm 16/1, trả lời BBC, ông Nguyễn Việt Khoa, giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, nói: "Việc cho phá sản ngân hàng là phù hợp với xu hướng quốc tế, nhưng quan trọng hiện là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong một thời gian dài bị lợi ích nhóm chi phối."

"Một số ngân hàng không đủ chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc kinh doanh không hiệu quả buộc phải hợp nhất, sáp nhập hoặc buộc phải phá sản bắt buộc."

"Về lâu dài, tôi cho rằng quy định này mang lại tín hiệu tốt cho nền kinh tế, xoá bỏ mục đích lập ngân hàng để phục vụ lợi ích riêng và làm sân sau cũng cấp vốn cho các ông chủ công ty, tập đoàn kinh tế."

Đề cập về những quan ngại của người đang gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam, ông Việt Khoa cho biết: "Ban đầu, tin quy định này có hiệu lực ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Tuy nhiên, hoạt động gửi tiền cũng được xem là một hoạt động kinh doanh, và ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên việc chịu rủi ro trong kinh doanh cũng là tất yếu."

"Vì vậy, người gửi tiền buộc phải lựa chọn hoặc phân tán số tiền gửi vào những ngân hàng thương mại làm sao để được an toàn nhất, đó cũng là động lực buộc các ngân hàng thương mại cải tiến đặc biệt là hệ thống quản lý rủi ro để tạo niềm tin cho khách hàng."

"Tôi cho rằng, với tình hình hiện nay tại Việt Nam, quy định cho phá sản ngân hàng thương mại chẳng ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế. Nền kinh tế không lo thiếu vốn khi đã có những ngân hàng nước ngoài và các quỹ đầu tư đã quen với thị trường Việt Nam."

"Trong hàng chục năm qua, có thể nói đây là giai đoạn khởi đầu cho việc điều hành hệ thống ngân hàng mà tôi cho là tốt nhất, đi đúng quỹ đạo của nền kinh tế, và là mạch máu đúng nghĩa của nền kinh tế."

Hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê: có dấu hiệu lạ?

Từ Trịnh Xuân Thanh đến Trầm Bê, Hồ Thị Kim Thoa

'Luật sư có tiếng' bào chữa cho ông Đinh La Thăng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’

Thêm lãnh đạo ngân hàng bị khởi tố

Nguồn hình ảnh, BLOOMBERG

Chụp lại hình ảnh,

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng từng nói phương án xử lý tổ chức tín dụng đặt mục tiêu an toàn hệ thống, lòng tin người dân, đảm bảo quyền và lợi ích người gửi tiền

Trái ngược ý kiến trên, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú nói với Ben Ngô của BBC Tiếng Việt từ Đại học Strasbourg, Pháp:

"Việc một tổ chức tín dụng (ngân hàng) bị thua lỗ đi đến phá sản là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp khác được lập ra, lớn mạnh lên, và phá sản hoặc biến mất đi vào một thời điểm nào đó."

"Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng lại có nhiều vai trò khác. Nó không chỉ là nơi nhận tiền gởi của khách hàng, mà có vai trò cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo hiểm."

"Nếu một tổ chức tín dụng bị phá sản, mà là một ngân hàng lớn thì sẽ có nguy cơ gây hiệu ứng dây chuyền, có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế."

"Theo Luật Các tổ chức tín dụng, khi một ngân hàng bị phá sản, người dân sẽ chỉ được đền bù tối đa là 75 triệu đồng. Đó là về phía người dân. Tuy nhiên, việc phá sản này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ký gởi tiền hoặc là chủ sở hữu/cổ đông ở đây. Ngoài ra, khi một ngân hàng bị phá sản, nguy cơ là các ngân hàng khác cũng bị liên đới, chẳng hạn vì có sở hữu chéo. Những điều này sẽ gây hiệu ứng dây chuyền và ảnh hưởng rộng lên các hoạt động kinh tế."

Ông Nguyễn Văn Phú nói thêm: "Tất nhiên, có luật về phá sản của các ngân hàng là tốt, nhưng cho phép một ngân hàng phá sản trên thực tế sẽ là vấn đề lớn trong tình hình hiện nay."

"Việt Nam nên nghiên cứu kỹ các kinh nghiệm trên thế giới. Ví dụ như qua cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua, bắt đầu từ việc phá sản của ngân hàng Lehman Brothers năm 2008 ở Hoa Kỳ. Nền kinh tế Iceland bị khủng hoảng trầm trọng khi ba ngân hàng lớn bị phá sản và phải bị quốc hữu hóa, dẫn đến việc nước này nằm trên bờ vực phá sản."

"Trường hợp của Hy Lạp và Tây Ban Nha trong đợt khủng hoảng vừa qua cũng gần như vậy."

Nguồn hình ảnh, BLOOMBERG

Chụp lại hình ảnh,

Ngân hàng Nhà nước có thể trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng được kiểm soát đặc biệt

Theo ông Phú, "Trong trường hợp của Việt Nam, trong khi thông tin thiếu minh bạch, hay nói cách khác là thông tin bất đối xứng, tin đồn có ảnh hưởng rất lớn, việc cho một ngân hàng phá sản là việc phải rất cẩn thận. Cần phải xem xét quy mô của việc này, xem xét ảnh hưởng có thể có lên người dân và doanh nghiệp, nhất là trong môi trường thông tin thiếu minh bạch."

"Ngoài ra, cũng cần lưu ý là việc cho phá sản một ngân hàng nhiều khi không thực hiện được vì những lý do nêu trên, nên nhà nước phải can thiệp, như là quốc hữu hóa. Đã có tiền lệ là Ngân hàng Nhà nước mua ba ngân hàng GPBank, OceanBank và CBBank với giá 0 đồng. Do đó cần đánh giá hệ lụy có thể có lên ngân sách nhà nước và nợ công của việc quốc hữu hóa các ngân hàng này."

Liệu việc cho phá sản ngân hàng có thể giúp ngăn ngừa cuộc khủng hoảng ngành tài chính Việt Nam trong tương lai?

Ông Nguyễn Việt Khoa chia sẻ thêm với BBC: "Giá như, quy định cho phá sản ngân hàng có hiệu lực sớm hơn, nghĩa là nếu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cầu thị trước các ý kiến của các chuyên gia và không bị lợi ích nhóm chi phối thì hàng ngàn tổ chức, cá nhân đã không bị mất tiền oan trước quyết định mua ngân hàng thương mại không đồng, hay việc yêu cầu cổ đông phải ủy quyền không hủy ngang tất cả các cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước."

"Có thể nói hai quyết định trước đây của Ngân hàng Nhà nước nằm ngoài khía cạnh luật pháp để lại hậu quả là hàng nghìn cán bộ, nhân viên ngân hàng thương mại phải đứng trước vành móng ngựa và ít nhiều góp phần làm quá tải nhà tù hiện nay."

"Và đây có thể nói là một bài học đắt giá trong việc điều hành chính sách, nhưng về lâu dài, Luật Các tổ chức tín dụng cần sửa đổi theo hướng đặt vị trí Ngân hàng Nhà nước độc lập với cơ quan hành pháp, nghĩa là thống đốc trực thuộc Quốc hội và không bị chi phối bởi việc điều hành kinh tế của Chính phủ."

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 11/2017.

Luật này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ 15/01/2018.

Video liên quan

Chủ đề