Vì sao đây là ngành kinh tế quan trọng Nhật của Nhật Bản

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao ngoại thương là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về Nhật Bản là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Tại sao ngoại thương là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

- Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do nền kinh tế Nhật Bản gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới. Nhật Bản vừa phải nhập nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất từ nước ngoài, vừa xuất khẩu hàng hóa tiêu thụ ở nước ngoài, bạn hàng của Nhật Bản bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển chính vì thế hoạt động ngoại thương có vai trò to lớn trong nền kinh tế

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về Nhật Bản nhé!

Kiến thức tham khảo về Nhật Bản

1. Điều kiện tự nhiên

- Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcu, Hôccaiđô.

- Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn, nhiều loài cá.

- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

- Thay đổi theo chiều Bắc Nam:

+ Bắc: ôn đới, mùa đông dài lạnh, có tuyết rơi.

+ Nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, có mưa to và bão.

- Nghèo khoáng sản, ngoài than, đồng các loại khác không đáng kể.

- Nhiều thiên tai: trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ; sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

2. Dân cư Nhật Bản

- Là nước đông dân.

- Tóc độ gia tăng thấp và giảm dẫn Dân số già.

- Dân cư tập trung tại các thành phố ven biển.

- Người lao động cản cù, làm việc tích cực, tự giác và trách nhiệm cao.

- Giáo dục được chú ý đầu tư.

3. Kinh tế Nhật Bản

- Nhật Bản là cường quốc thứ 2 của kinh tế thế giới.

a. Trước 1973

- Tình hình:

+ Sau chiến tranh thế giới II, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.

+ 1952 khôi phục ngang mức trước chiến tranh.

+ 1955-1973: phát triển tốc độ cao.

- Nguyên nhân:

+ Hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn, kĩ thuật.

+ Tập trung vào các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn.

+ Duy trì kinh tế 2 tầng: xí nghiệp lớn xí nghiệp nhỏ, thủ công.

b. Sau 1973

- Tình hình: tốc độ tăng kinh tế chậm.

- Nguyên nhân: khủng hoảng dầu mỏ.

4. Các ngành kinh tế.

a. Công nghiệp

- Đặc điểm:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành đứng hàng đầu thế giới.

+ Một số ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp.

- Phân bố:

+ Mức độ tập trung cao.

+ Nhiều nhất trên đảo Hôn-su và duyên hải Thái Bình Dương.

+ Một số sản phẩm nỗi bật: Tàu biển, sản phẩm tin học, rôbôt...

b. Dịch vụ

- Đặc điểm:

+ Là khu vực kinh tế quan trọng.

+ Thương mại, tài chính có vai trò to lớn.

+ Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng.

* Một số ngành dịch vụ phát triển hàng đầu thế giới:

- Ngành thương mại (đứng thứ 4 TG).

- Ngành giao thông vận tải biển (đứng thứ 3 TG).

- Ngành tài chính, ngân hàng (đứng hàng đầu TG)

c. Nông nghiệp

- Đặc điểm:

+ Có vi trí thứ yếu trong nền kinh tế (1% GDP).

+ Diện tích đất nông nghiệp ít.

+ Phát triển theo hướng thâm canh.

+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản được chú trọng.

- Phân loại:

+ Trồng trọt (lúa gao, chè, dâu tằm...).

+ Chăn nuôi (bò, lợn, gà...).

+ Đánh bắt hải sản (cá thu, tôm...).

+ Nuôi trồng hải sản (tôm, rau câu, trai lấy ngọc...) được chú trọng.

5. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn

a. Hôn-xu

- Diện tích rộng nhất, dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo.

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.

b. Kiuxiu

- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phucuôca, Nagaxaki.

- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

c. Xi-cô-cư

- Khai thác quặng đồng.

- Nông nghiệp đóng vai trò chính.

d. Hô-cai-đô

- Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.

- Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.

- Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.

6. Hoạt động ngoại thương

a. Đường lối của kinh tế đối ngoại.

- Tích cực nhập khẩu công nghệ, kĩ thuật nước ngoài.

- Khai thác triệt để những thành tựu khoa học kĩ thuật, nguồn vốn đầu tư của Hoa Kì với các nước khác.

b. Hàng nhập khẩu:

- Nông sản (lúa mì, lúa gạo, đỗ tương, hoa quả, đường,thịt, thủy sản...)

- Nhiên liệu (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên...)

- Nguyên liệu thô (quặng các loại,gỗ, cao su,bông...)

c. Hàng xuất khẩu:

- Sản phẩm công nghiệp (tàu bến, ô tô, xe máy,sản phẩm tin học...) chiếm 99% giá trị xuất khẩu

d. Bạn hàng chủ yếu

- Các nước phát triển: chiếm 52% tổng giá trị thương mại, chủ yếu Hoa Kì, EU, Ổ xtrây lia.

- Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thưong mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.

e. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức

- Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA).

- Nhật Bản hiện chiếm vị trí quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. Giai đoạn 1995 - 2001, đầu tư của Nhật Bản chiếm 15,7% tổng đầu tư nước ngoài vào ASEAN với 22, 1 tỉ USD. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN. Từ năm 1991 đến năm 2004, ODA của Nhật Bản vào Việt Nam là gần 1 tỉ USD, chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam.

f. Thành tựu

- Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt gần 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.

- Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ USD.

Ngành đánh bắt hải sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản

Trong những năm vừa qua, ngành đánh bắt thủy hải sản chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, đó là do Nhật Bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi. 

Nhật Bản có đường bờ biển dài, 4 mặt đều giáp biển, có bờ biển dài 37.000 km với nhiều dạng địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.  Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu và quần đảo Izu-Ogasawara. 

Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Vị trí địa lý là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản ở Nhật Bản

Vị trí địa lý xung quanh Nhật Bản đều là biển


Có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu dẫn đến việc hình thành ngư trường lớn Sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu Kuroshio từ phía Nam và Oyashio từ phía Bắc xuống hình thành ngư trường đánh bắt hải sản lớn ở Nhật Bản.

>> Bản đồ Nhật Bản và những điều bạn chưa biết

Cá là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu của người dân Nhật Bản. Cá đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật. Đây là món ăn thiết yếu trong các bữa ăn của người Nhật. Bởi người Nhật cho rằng cá chính là sản phẩm tốt nhất đối với sức khỏe con người.

Cá là món ăn không thể thiếu trong bửa ăn của người dân đất nước mặt trời mọc


Hàng năm, ngành ngư nghiệp của Nhật Bản khai thác được khoảng 10 triệu tấn thủy hải sản. Đây là một con số khổng lồ nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho nhu cầu cho thị trường trong nước, thậm chí năm 2022, Nhật Bản cũng phải nhập khẩu tới 3,8 triệu tấn thủy hải sản từ những quốc gia lân cận. 

Tính đến nay, Nhật Bản có 500 tàu cá lớn và hơn 2000 tàu cá vừa và nhỏ đang hoạt động mỗi ngày trên biển. Các phương tiện tàu thuyền đánh bắt cá đều rất hiện đại, tiên tiến.
 

Các phương tiện đánh bắt cá ở Nhật Bản đều rất hiện đại, tiên tiến


Hệ thống cảng biển xây dựng hiện đại với nhiều máy móc hỗ trợ tàu thuyền đậu bến và ra khơi.

Ngành chế biến hải sản là một trong những ngành rất được đầu tư phát triển ở Nhật Bản, tại Nhật Bản có hơn 1000 xưởng sản xuất chế biến thủy hải sản lớn nhất châu Á. Đó là do nhu cầu rất lớn về thủy sản của người dân đất nước này. 

Thủy sản sau khi được đánh bắt về đất liền, được bảo quản và phân phát đến các xưởng chế biến thủy sản. Tại xưởng chế biến thủy sản, tất cả thủy sản được phân loại và sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm


 

Ngành chế biến hải sản ở Nhật Bản rất phát triển


Chính vì ngành chế biến thủy hải sản phát triển tại Nhật Bản, nên nhu cầu lao động trong ngành này rất lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực trong nước lại không đáp ứng đủ, nên nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tăng. Hàng năm các xí nghiệp chế biến thủy sản tại Nhật Bản đều tuyển dụng rất nhiều lao động Việt Nam sang làm chế biến thủy sản. Các bạn có thể xem thêm:

>> Các đơn hàng chế biến thủy hải sản tại Nhật Bản hot tại xuatkhaulaodong.com.vn

Video liên quan

Chủ đề