Vì sao hay mất ị lúc hành kinh

Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể sẽ trải qua nhiều thay đổi và trong đó có cả chức năng của hệ tiêu hóa. Nếu bạn nhận thấy rằng thói quen “đi nặng” của mình khi đến kỳ không giống với những ngày bình thường thì cũng đừng lo lắng. Không có mình bạn đâu mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng gặp những vấn đề tương tự.

Nội dung chính của bài viết:

  • Sự thay đổi về tần suất, cảm giác hay lượng và mùi chất thải trong những ngày có kinh nguyệt là điều rất bình thường.
  • Những sự thay đổi phổ biến về thói quen đại tiện khi đến kỳ kinh nguyệt, đó là: buồn đi ngoài nhiều hơn; đi nặng có mùi nặng hơn bình thường; hay bị táo bón; có người lại bị tiêu chảy khi đến kỳ; bị đau khi đi ngoài.
  • Nếu những vấn đề của thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ không cải thiện hoặc tiếp diễn cả khi không có kinh nguyệt thì có khả năng là do một vấn đề ở hệ tiêu hóa hoặc bệnh phụ khoa tiềm ẩn.
  • Cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn và nếu bạn gặp hiện tượng như: đau bụng dữ dội, ra máu nhiều khi đến kỳ, chảy máu trực tràng, có chất nhầy trong phân. 

Dưới đây là 10 thắc mắc phổ biến về thói quen đại tiện khi đến kỳ kèm theo lời giải đáp.

1. Tại sao tôi lại buồn đi ngoài thường xuyên hơn?

Nguyên nhân là do prostaglandin – một loại axit béo giống như hormone. Ngay trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu diễn ra, các tế bào tạo nên niêm mạc tử cung bắt đầu sản xuất ra nhiều prostaglandin hơn. Những chất này kích thích các cơ trơn trong tử cung co thắt để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra ngoài.

Nếu cơ thể sản sinh ra nhiều prostaglandin hơn mức cần thiết thì lượng prostaglandin thừa sẽ xâm nhập vào đường máu và gây ra tác động tương tự đến các cơ trơn khác trong cơ thể, bao gồm cả trong đường ruột. Kết quả là bạn sẽ buồn đi ngoài thường xuyên hơn.

Tương tự như triệu chứng đau bụng, đau đầu và buồn nôn, tăng tần suất vào nhà vệ sinh cũng là điều bình thường trong những ngày đèn đỏ.

2. Tại sao lại có mùi nặng hơn bình thường?

Nguyên nhân khiến chất thải khi đi ngoài có mùi nặng hơn bình thường có thể là vì sự thay đổi trong thói quen ăn uống trước khi có kinh nguyệt mà thủ phạm cũng là progesterone. Progesterone giúp điều hòa kinh nguyệt. Mức hormone này tăng lên trước khi có kinh để giúp chuẩn bị cho sự thụ thai và mang thai.

Nồng độ progesterone cao trong giai đoạn ngay trước khi có kinh nguyệt cũng khiến nhiều người thèm ăn nhiều hơn bình thường.

Sự thay đổi trong thói quen ăn uống có thể khiến phân có mùi nặng hơn và còn gây hiện tượng xì hơi nhiều.

Để cải thiện vấn đề này thì nên tránh ăn quá nhiều và hạn chế đường tinh chế cũng như là những loại thực phẩm chế biến sẵn khi sắp đến ngày đèn đỏ.

3. Tại sao tôi lại bị táo bón khi đến kỳ?

Nguyên nhân lại một lần nữa là do sự dao động nồng độ hormone. Nồng độ prostaglandin thấp và nồng độ progesterone cao sẽ vừa làm chậm tốc độ tiêu hóa và vừa khiến phân trở nên cứng hơn.

Nếu chỉ bị táo bón khi đến kỳ thì có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, kết hợp tập thể dục và uống nhiều nước để có thể đi ngoài dễ hơn. Nếu như bị táo bón mãn tính thì có thể dùng các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân không kê đơn.

4. Tại sao lại bị tiêu chảy khi có kinh nguyệt?

Lượng prostaglandin dư thừa không chỉ làm tăng tần suất đại tiện mà còn có thể gây tiêu chảy.

Và nếu bạn là người thường xuyên uống cà phê thì điều này sẽ còn khiến cho tình trạng tiêu chảy càng thêm nặng hơn vì cà phê có tác dụng nhuận tràng.

Kể cả khi uống các loại cà phê khử caffeine thì cũng không thể cải thiện được vấn đề vì các sản phẩm này cũng vẫn có tác dụng nhuận tràng. Nếu bạn có thói quen uống cà phê mỗi ngày để tỉnh táo và bị tiêu chảy mỗi khi đến kỳ thì nên cắt giảm hoặc tạm thời dừng uống cà phê cho đến khi hết kinh nguyệt.

Nếu vẫn bị tiêu chảy thì phải uống nhiều nước và dung dịch bù điện giải để tránh bị mất nước.

5. Tại sao tôi lại bị đau khi đi ngoài trong thời gian hành kinh?

Một số nguyên nhân gây đau khi đi ngoài trong thời gian hành kinh gồm có:

  • Táo bón, do phân cứng nên sẽ gây đau khi đi qua hậu môn
  • Đau bụng kinh, triệu chứng này có thể càng trở nên nặng hơn khi phải rặn mạnh
  • Tiêu chảy, thường đi kèm với hiện tượng đau bụng
  • Một số bệnh phụ khoa, ví dụ như lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng
  • Bệnh trĩ, có thể xảy ra do táo bón, tiêu chảy hoặc ngồi trên bồn cầu quá lâu

6. Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng đi ngoài

Nhiều người không phân biệt được đau bụng kinh và đau bụng đi ngoài khi đến kỳ. Điều này là hết sức bình thường. Vì các cơn co bóp tử cung và co bóp ruột đều là do prostaglandin gây ra nên hai cảm giác này dễ bị nhầm với nhau.

Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng kinh thường đi kèm với cảm giác tức ở khoang chậu, đau mỏi thắt lưng và thậm chí là mông còn đau bụng đi ngoài thì đa phần chỉ xảy ra ở vùng bụng.

7. Làm thế nào để tampon không bị tuột ra ngoài mỗi lần đại tiện?

Trong ngày đèn đỏ, nhiều phụ nữ gặp phải một rắc rối là tampon luôn bị đẩy ra ngoài mỗi khi đại tiện. Điều này thường xảy ra khi phải rặn mạnh do phân cứng.

Có thể khắc phục vấn đề này bằng những cách như sau:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón và không phải rặn mạnh
  • Tránh rặn nếu không cần thiết trong khi đi ngoài
  • Thử các lựa chọn thay thế cho tampon, chẳng hạn như cốc nguyệt san hay băng vệ sinh

8. Có phải thay băng vệ sinh sau mỗi lần đi ngoài không?

Không cần thiết phải thay băng vệ sinh hay tampon sau mỗi lần đi ngoài. Nhưng nếu dây của tampon bị dính vào hậu môn thì cần phải thay. Phân chứa rất nhiều vi khuẩn có hại và có thể gây nhiễm trùng âm đạo nếu sợi dây này chạm vào hậu môn và tiếp xúc với âm đạo.

Nếu bạn muốn thay băng vệ sinh hay tampon sau mỗi khi dùng nhà vệ sinh cho sạch thì cũng không sao cả. Còn nếu dùng tampon và không muốn thay thì chỉ cần giữ lấy sợi dây ở phía trước để tránh bị chạm vào vùng hậu môn.

9. Lưu ý về việc vệ sinh sau khi đại tiện trong kỳ kinh

Việc lau dọn sau khi đại tiện trong kỳ kinh sẽ hơi “đáng sợ” hơn bình thường.

Khi lau xong thì nên xả xuống bồn cầu thay vì vứt vào sọt rác để tránh gây hoảng sợ cho người vào sau. Nên chọn những loại giấy vệ sinh không mùi và hóa chất để tránh làm khô hoặc kích ứng vùng kín. Ngoài ra, trong kỳ kinh thì cũng nên lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn quanh hậu môn lây lan vào âm đạo.

10. Các vấn đề vẫn không cải thiện, tôi phải làm sao?

Nếu đã thử các cách nêu trên mà những vấn đề trong thói quen đại tiện trong ngày đèn đỏ vẫn không cải thiện hoặc tiếp diễn cả khi không có kinh nguyệt thì có khả năng là do một vấn đề ở hệ tiêu hóa hoặc bệnh phụ khoa tiềm ẩn.

Một số vấn đề phổ biến mà các triệu chứng có thể tăng nặng trong kỳ kinh nguyệt gồm có:

Cần đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài dai dẳng hoặc trở nên nặng hơn và nếu bạn gặp hiện tượng như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Ra máu nhiều khi đến kỳ
  • Chảy máu trực tràng hoặc giấy vệ sinh có thấm máu khi lau
  • Có chất nhầy trong phân

Tùy thuộc vào vấn đề cụ thể mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời. Hành kinh vốn đã gây khó chịu, đừng để những vấn đề này khiến bạn càng phải chịu khổ sở nhiều hơn trong những ngày ấy.

Cảm giác chóng mặt xuất hiện quanh những ngày đèn đỏ là một hiện tượng khá phổ biến ở nữ giới, thường gặp ở người dưới 20 tuổi và từ 40 tuổi trở lên.

Chóng mặt liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt mặc dù có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố nữ, nhưng không chỉ dừng ở đó, nó còn có sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau đi kèm, tạo nên sự khác biệt về kiểu chóng mặt giữa hai nhóm tuổi (các cô gái trẻ và những người phụ nữ trung niên).

Chóng mặt có thể là triệu chứng lành tính, nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo động của bệnh lý nguy hiểm cần can thiệp sớm.

Chóng mặt là gì?

"Chóng mặt thật sự" là cảm giác cơ thể mình bị dịch chuyển, mọi vật xung quanh xoay tròn, hoặc chính bản thân mình xoay tròn so với những vật xung quanh. Trong những trường hợp rõ ràng, cảm giác bị dịch chuyển rất rõ, có thể xảy ra trên mặt phẳng đứng dọc hoặc mặt phẳng đứng ngang.

Các dấu hiệu đi kèm với chóng mặt thật sự thường hằng định, đó là cảm giác mất thăng bằng, rối loạn dáng đi, buồn nôn, nôn và thường đi kèm các rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi. Chóng mặt thật sự là triệu chứng của tổn thương tiền đình (trung ương hoặc ngoại biên).  

Vì sao hay mất ị lúc hành kinh

Chóng mặt trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ khiến các chị em mệt mỏi, khó chịu hơn gấp bội (Ảnh minh họa)

Đại đa số chúng ta lại có cảm giác chóng mặt hay triệu chứng giống với chóng mặt, và sử dụng chung một danh từ là "chóng mặt", thường gặp là các dạng sau:

Cảm giác chóng mặt: Là cảm giác bị dịch chuyển trong không gian, tuy không rõ nét như chóng mặt thật sự nhưng nếu nó xảy ra chỉ khi quay đầu hoặc nặng lên rõ rệt khi quay đầu thì tổn thương thường cũng có nguồn gốc từ tiền đình.

Cảm giác mất thăng bằng: Cảm giác này không kèm theo bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong đầu. Nó có thể có nguồn gốc từ tiền đình, nhưng cũng có thể có nguồn gốc từ tiểu não, từ cảm giác sâu (cảm giác bản thể), từ hệ thị giác.

Cảm giác choáng váng, cảm giác hoa mắt thường tương ứng với tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý tim mạch.

Vì sao cơn chóng mặt thường tìm đến chị em khi đến kỳ kinh nguyệt?

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt là những biểu hiện khó chịu gặp ở phụ nữ trước mỗi kỳ kinh nguyệt (trung bình là 7 ngày), bao gồm chóng mặt, suyễn, đau nửa đầu, nổi mề đay, nổi mụn, đau lưng, bón, tiêu chảy, nhiệt miệng.

Các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện do sự biến đổi hàm lượng hormone trong cơ thể vào những ngày này. Trong số những phụ nữ trong tuổi sinh đẻ chỉ có chưa đến 10% là không bị ảnh hưởng của chu kỳ hoạt động của các tuyến nội tiết.

Hơn 50% cảm thấy có những thay đổi nhỏ về tính khí hoặc những cảm giác khó chịu cho cơ thể, vài ngày trước khi thấy kinh. Nhưng khoảng 25% phụ nữ bị những rối loạn tiền kinh nguyệt rõ rệt, từ căng đau ở ngực, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, nổi mụn, đau bụng kinh, buồn nôn, ói mửa cho đến những bực bội thay đổi tính tình…

Chóng mặt do hội chứng tiền kinh nguyệt thường gặp ở các bé gái mới bước vào tuổi dậy thì với căng thẳng tâm lý về chuyện hành kinh, nội tiết tố chưa ổn định.

Ngược lại, chóng mặt do hội chứng tiền kinh nguyệt cũng hay xảy ra ở nhóm phụ nữ sau 30 tuổi đã có gia đình, nhưng chủ yếu là do căng thẳng tâm lý về áp lực công việc, áp lực tiền bạc, áp lực việc nhà, cũng với những lo lắng - phiền muộn về chồng con, lo lắng về chuyện trễ kinh vì cấn thai hay không hoặc những vấn đề tâm lý sâu xa hơn bắt nguồn từ nhận thức đối với kinh nguyệt và “thân phận đàn bà” cũng có thể là những yếu tố bồi thêm.

Chóng mặt do hội chứng tiền kinh nguyệt sẽ giảm dần khi "ra kinh".

Vì sao hay mất ị lúc hành kinh

Chóng mặt do hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở nhóm phụ nữ sau 30 tuổi đã có gia đình, chủ yếu là do căng thẳng tâm lý, áp lực cuộc sống (Ảnh minh họa)

Thiếu máu thiếu sắt

Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Nhưng mà lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

Do đó, với một chu kỳ kinh bình thường thì sẽ không gây ra thiếu máu được, do cơ thể sẽ tạo ra lượng máu bù vào lượng mất đi. Chỉ trừ khi lượng máu mất đi nhiều hoặc kéo dài làm cơ thể không tạo máu kịp, như trong trường hợp rong kinh, cường kinh thì mới gây ra thiếu máu mạn.

Ngoài ra, nguyên nhân gây thiếu máu ở phụ nữ còn gặp trong thiếu sắt (ăn uống không đủ chất, đặc biệt là chế độ ăn kiêng, nghiện uống trà làm giảm hấp thu sắt...), do bệnh lý viêm mạn tính cũng gây thiếu hụt sắt, do bệnh máu di truyền (như Thalassemia)...

Khi có thiếu máu mạn, người phụ nữ thường có triệu chứng chóng mặt xuất hiện khi hành kinh, và kéo dài sau hành kinh. Triệu chứng chóng mặt thường đi kèm với nhịp tim nhanh, nhịp thở tăng, da vẻ xanh xao, hoa mắt khi thay đổi tư thế, giảm tập trung, giảm trí nhớ, giảm khả năng gắng sức.

Huyết áp thấp

Huyết áp có thể giảm thấp khi nồng độ estrogen tăng cao vào tuần cuối trước khi có kinh, điều này có thể khởi kích cơn chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não cung cấp máu cho tai trong.

Hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở người có huyết áp nền thấp tầm 85-90/55-60 mmHg.

Lượng đường trong máu thấp

Không chỉ ảnh hưởng đến mức huyết áp, estrogen còn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Gần đến ngày hành kinh, cơ thể sẽ tăng tiêu thụ đường, nên người nữ thường có cảm giác thèm ăn trong những ngày này. Nếu bạn không lắng nghe cơ thể mình (do quá bận rộn với công việc), hay cố tình kiềm chế cảm giác thèm ăn do đang trong chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, lượng đường huyết trong máu sẽ có xu hướng thấp trong những ngày này. Và lượng đường huyết thấp có thể khởi kích lên cơn chóng mặt.

Migraine

Migraine là bệnh đau nửa đầu. Thay đổi nội tiết tố trong những ngày hành kinh có thể khởi kích cơn đau nửa đầu.

Mặc dù tên bệnh là "đau nửa đầu", nhưng có đến 30-50% người bị đau đầu migraine có thêm triệu chứng hoa mắt hay chóng mặt liên quan đến migraine. Mối liên hệ giữa Migraine và chóng mặt được thể hiện qua thuật ngữ "Migraine tiền đình". Đây là một bệnh lý đau đầu có thể kèm chóng mặt hoặc các triệu chứng thần kinh khác, có thể liên quan đến kinh nguyệt, do rối loạn vận mạch - thần kinh và hầu như lành tính.

Nếu bạn bị chóng mặt đi trước triệu chứng đau đầu hoặc cùng với cơn đau đầu, buồn nôn, cơn kéo dài khoảng vài tiếng đến 2-3 ngày, liên quan đến kinh nguyệt thì nhiều khả năng bạn bị Migraine tiền đình.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm chóng mặt. Theo một số nghiên cứu, có khoảng 20-30% người bị chóng mặt do chịu tác dụng phụ của thuốc.

Các loại thuốc gây chóng mặt bao gồm kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống viêm… Nếu dùng các loại thuốc này trong những ngày có kinh nguyệt, bạn có thể dễ bị chóng mặt hơn.

Chóng mặt do bệnh lý khác

Một số tình trạng sức khỏe khác không do kinh nguyệt gây ra nhưng lại có thể khiến bạn bị chóng mặt, như: Chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV), các bệnh nhiễm trùng (viêm mê đạo tai), cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua...

Do đó, bạn cần chú ý đến những kiểu chóng mặt nguy hiểm vì hướng đến nguyên nhân bệnh lý từ tiền đình trung ương, dây thần kinh số 8, tai biến mạch máu não... Chúng thường đi kèm với các triệu chứng sau:

- Chóng mặt nặng không thể đi lại

- Chóng mặt kèm nôn ói dữ dội, nôn ra mật xanh mật vàng không cầm được, không uống thuốc được

- Chóng mặt tái phát thường xuyên và chóng mặt kéo dài (trên 4 tuần)

- Chóng mặt kèm dấu hiệu thần kinh: Nhìn mờ /nhìn đôi; Nói đớ; Yếu và tê tay chân; Mất định hướng không gian và thời gian

- Chóng mặt kèm cơn ngất kèm theo

- Chóng mặt kèm biểu hiện của tai: Giảm thính lực; Đau tai

- Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội

- Sốt

- Tiền sử chấn thương đầu, chấn thương vùng tai với lực mạnh

- Đau ngực hoặc tim đập nhanh/chậm bất thường và kéo dài

Khi có các triệu chứng nguy hiểm, bạn cần thiết đến các cơ sở y tế với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

Vì sao hay mất ị lúc hành kinh

Nếu chóng mặt kèm theo nôn ói dữ dội hãy đến bệnh viện khám ngay (Ảnh minh họa)

Điều trị chóng mặt trong chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Nếu hoa mắt, đau đầu chóng mặt trong kỳ kinh nguyệt xảy ra do thay đổi nội tiết tố, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng này bằng những biện pháp đơn giản sau:

- Uống nhiều nước

- Ngủ đủ giấc

- Tập thể dục thường xuyên

 Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng

- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

- Giảm tốc độ làm việc lại vào những ngày gần có kinh và trong khi hành kinh

- Tránh thay đổi tư thế đầu đột ngột

Một số thuốc đơn giản có thể xử lý cơn chóng mặt mà chúng ta có thể lưu trữ sẵn tại nhà, công sở: thuốc ức chế hoạt động tiền đình, thuốc chống nôn, thuốc thúc đẩy quá trình thăng bằng. Nếu bạn có điều kiện nghỉ ngơi thì nên lựa chọn các nhóm thuốc có tính chất an thần; ngược lại, nếu bạn cần duy trì tốc độ làm việc thì ưu tiên các nhóm thuốc không gây buồn ngủ. Thời gian sử dụng thuốc trung bình là 3-7 ngày.

Vì sao hay mất ị lúc hành kinh

Một số thuốc đơn giản có thể xử lý cơn chóng mặt mà các chị em có thể lưu trữ sẵn tại nhà, công sở (Ảnh minh họa)

Nếu nghi ngờ mình có thiếu máu thiếu sắt, bạn nên đến bệnh viện xét nghiệm máu kiểm tra. Tùy mức độ thiếu máu, nguyên nhân thiếu máu mà bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị dùng thuốc phù hợp. Bạn đừng tự ý bổ sung thuốc bổ máu khi chưa biết rõ mình có thật sự thiếu máu hay không, và thiếu máu có phải do thiếu sắt hay không. Đây là sai lầm phổ biến của các bạn nữ bị chóng mặt khi hành kinh, vì tự chẩn đoán là mình chóng mặt do thiếu máu thiếu sắt.

Nếu nghi ngờ mình bị đau nửa đầu, chóng mặt kéo dài sau hành kinh không cải thiện với các biện pháp nghỉ ngơi - dùng thuốc ổn định tiền đình thông thường, hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần khám chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán xác định và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng chóng mặt của bạn.

Vì sao hay mất ị lúc hành kinh