Vì sao hồ thị kim thoa bị kiểm tra

Bà Hồ Thị Kim Thoa - cựu thứ trưởng Bộ Công thương - Ảnh: TT

Bà Thoa, người vừa bị khởi tố bị can về hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, hiện đã bỏ trốn, vì thế Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, chờ bắt giữ được sẽ xử lý theo quy định.

Trong bản kết luận điều tra vừa hoàn tất, ngoài việc truy tố cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng về các tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm các quy định về quản lý đất đai, thì kết luận điều tra cũng chỉ ra các sai phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa.

Theo kết luận điều tra, bà Thoa được phân công phụ trách trực tiếp Vụ Công nghiệp nhẹ và Tổng công ty Sabeco.

Biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trung đã được sắp xếp, giao cho Bộ Công thương, Sabeco để quản lý, sử dụng, đầu tư, xây dựng khách sạn 6 sao… không được thành lập pháp nhân mới nhưng bà Thoa vẫn báo cáo ông Vũ Huy Hoàng ký, phê duyệt 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Công ty Sabeco Pearl.

Các bị can lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ Sabeco sang Công ty Sabeco Pearl (từ tài sản nhà nước sang tư nhân).

Căn cứ ý kiến phê duyệt, chỉ đạo của bà Thoa, ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch HĐQT, phụ trách bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco, đã ký công văn đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển quyền sử dụng đất từ Sabeco sang Sabeco Pearl.

Từ đó các sở, ngành thuộc UBND TP.HCM đã tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tín ký ban hành quyết định cho Sabeco Pearl thuê đất trái quy định pháp luật.

Ngay sau khi Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư và được chuyển quyền sử dụng đất, mặc dù chưa triển khai hoạt động, nhưng tháng 2-2016, lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Vũ Huy Hoàng, bà Thoa đã ký 2 văn bản chỉ đạo Sabeco thoái 26% vốn góp tại Sabeco Pearl và phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá 13.247 đồng/cổ phần mà không xem xét đánh giá chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của khu đất đã được UBND TP.HCM chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ ở.

Đến nay, Công ty CP đầu tư Quảng trường Mê Linh (tiền thân là Sabeco Pearl, doanh nghiệp 100% vốn tư nhân) là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Kết luận điều tra đánh giá hậu quả, thiệt hại, thất thoát và lãng phí do hành vi phạm tội của bà Thoa và đồng phạm gây ra cho ngân sách nhà nước trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng xảy ra trong một thời gian dài từ thời điểm ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất đến khi tội phạm bị phát hiện, ngăn chặn là đặc biệt lớn.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

Ông Xô thông tin thêm: Cảnh sát điều tra đã ban hành lệnh truy nã toàn quốc và truy nã đỏ với bị can Hồ Thị Kim Thoa, hiện đã có thư đề nghị, động viên bà này sớm về nước trình diện, khai báo để được hưởng khoan hồng. Nhưng hiện nay chưa có thông tin các cấp thẩm quyền có liên quan về việc bắt giữ bà Thoa ở nước ngoài.

Ngoài việc vận động gia đình, thiếu tướng Tô Ân Xô cũng kêu gọi nếu ai có quan hệ, manh mối nào thì sớm thông báo cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Ngày 2-12, Ban Bí thư đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu ủy viên Ban cán sự đảng, cựu thứ trưởng Bộ Công thương.

Trong thời gian giữ cương vị ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Công thương giai đoạn 2010 - 2017, bà Thoa đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" và "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" đã được Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và có kết luận điều tra, đề nghị truy tố.

Sau khi có quyết định nghỉ hưu, bà Hồ Thị Kim Thoa bỏ sinh hoạt Đảng và đã xuất cảnh ra nước ngoài. Hiện nay bà Thoa đã bị khởi tố và đang bị truy nã.

Bắn pháo hoa dịp Tết: Chỉ được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất

Đối với Nghị định 137-2020 về sử dụng pháo hoa, ông Tô Ân Xô cho biết Bộ Công an đã trả lời kỹ về nghị định, quy định rõ về pháo hoa nào, trường hợp nào được sử dụng, tổ chức nào được kinh doanh, việc xuất nhập khẩu… Quy định này nghiêm khắc hơn, định nghĩa rõ về pháo hoa, pháo hoa nổ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thông tin thêm, nghị định cũ quy định pháo hoa, pháo nổ chưa rõ nên Bộ Công an trình Thủ tướng ban hành Nghị định 137 thay thế nghị định cũ. 

Theo đó, pháo nổ được cấm sử dụng trừ trường hợp Nhà nước cho phép, còn pháo hoa là không có thuốc nổ, không gây tiếng nổ và chỉ tạo ra màu sắc, âm thanh, ánh sáng thì được phép sử dụng trong một số trường hợp…

"Cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất trong nước, quy định là rất rõ" - ông Dũng nói.

Khai trừ ra khỏi Đảng cựu thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa

Theo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, cựu thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa là người có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, công nghiệp; chỉ đạo điều hành đối với hoạt động các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, thuộc Bộ Công thương.

Bà Thoa trải qua các cương vị công tác tại Cty bóng đèn Điện Quang, Chủ tịch Hiệp hội thủy tinh Việt Nam. Tháng 5/2010, bà Thoa được bổ nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, được phân công phụ trách trực tiếp vụ Công nghiệp nhẹ (nay là Cục Công nghiệp) và Tổng Cty Sabeco.

Dù biết khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng đã được sắp xếp giao cho Bộ Công thương trong khi đó Tổng Cty Sabeco là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (để quản lý sử dụng đầu tư xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị hội thảo và văn phòng cho thuê, không được thành lập pháp nhân mới) nhưng bà Thoa vẫn báo cáo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phê duyệt. Bà Thoa đã ký 3 văn bản chấp thuận chủ trương cho Tổng Cty Sabeco liên doanh, liên kết thành lập Cty Sabeco Pearl, lợi dụng việc sắp xếp cơ sở nhà đất của doanh nghiệp nhà nước, làm thủ đoạn để dần chuyển dịch quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng từ Sabeco sang Cty Sabeco Pearl (tài sản nhà nước sang tư nhân).

Căn Cứ ý kiến chỉ đạo của bà Hồ Thị Kim Thoa, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch HĐQT, phụ trách Bộ phận quản lý vốn nhà nước (BPQLV) tại Tổng Cty Sabeco đã ký công văn số 374 kèm theo các văn bản chấp thuận của Bộ Công thương đề nghị UBND TPHCM chấp thuận cho Cty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư dự án, thực hiện nghĩa vụ tài chính và chuyển quyền sử dụng đất từ Tổng Cty Sabeco sang Cty Sabeco Pearl.

Các sở, ngành thuộc UBND TPHCM tham mưu cho ông Nguyễn Hữu Tính (Phó Chủ tịch UBND TPHCM) ký ban hành quyết định số 3186 cho Cty Sabeco thuê đất trái các quy định pháp luật.

Ngay sau khi Cty Sabeco Pearl được làm chủ đầu tư và được chuyển quyền sử dụng đất vào tháng 6/2015, mặc dù chưa triển khai hoạt động nhưng đến tháng 2/2016, lợi dụng chủ trương thoái vốn của Chính phủ, thực hiện ý kiến của ông Vũ Huy Hoàng, bà Thoa đã ký 2 văn bản chỉ đạo Tổng Cty Sabeco thoái 26% vốn góp tại Cty Sabeco Pearl và phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá là 13.247 đồng/cổ phần; không xem xét đánh giá chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của khu đất đã được UBND TPHCM chấp thuận bổ sung thêm chức năng căn hộ ở, thoái toàn bộ 26% vốn góp của Tổng Cty Sabeco tại Cty Sabeco Pearl.

Đến nay Cty CP Đầu tư quảng trường Mê Linh (tiền thân là Cty Sabeco Pearl doanh nghiệp 100% vốn tư nhân) là đơn vị đứng tên quyền sử dụng đất 2-4-6 Hai Bà Trưng.

Bằng các thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của bà Hồ Thị Kim Thoa, quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng có diện tích 6.080m2 bị dịch chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Hậu quả thiệt hại và lãng phí do hành vi phạm tội của bà Thoa, theo Cơ quan điều tra là ‘đặc biệt lớn’.

Hành vi của bà Thoa diễn ra trong một thời gian dài, có tính hệ thống, cố ý làm trái quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho ngân sách Nhà nước, đã cấu thành tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS năm 2015.

Do đến nay, bà Thoa bỏ trốn thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với bà Thoa, khi nào bắt được bị can sẽ tiến hành phục hồi điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong vụ án này, Viện KSND tối cao đã truy tố cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cùng 9 bị can. Trong đó cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và bị can Phan Chí Dũng (Cựu Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương), cùng bị truy tố cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, xử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” .

Các bị can Nguyễn Hữu Tín (cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM), Đào Anh Kiệt (cựu Giám đốc Sở TN&MT), Trương Văn Út (cựu Phó Trưởng phòng quản lý đất đai Sở TN&MT) Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh VP UBND TPHCM), Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng Phòng đô thị VP UBND TPHCM), Nguyễn Lan Châu (chuyên viên Phòng QLĐĐ Sở TN&MT),  Lâm Nguyên Khôi (cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT), và Lê Công Minh (cựu Trưởng phòng phát triển hạ tầng, Sở KH&ĐT) – cùng bị truy cứu về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Video liên quan

Chủ đề