Vì sao một người giống với nhiều người

Vì sao khuôn mặt con người không giống nhau?

Trên thế giới hiện nay có dân số hơn 7 tỉ người, thế nhưng trong thực tế không bao giờ tìm được khuôn mặt giống nhau dù là anh hoặc chị em sinh đôi.

Sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia của Trường ĐH California Berkeley tại Mỹ đã cho biết gien di truyền chính là nguyên nhân gây nên sự khác nhau giữa các khuôn mặt. Để đưa ra được kết luận này, các nhà khoa học đã thu thập và phân tích hàng ngàn cá nhân kết hợp so sánh với đặc điểm cơ thể của các đối tượng khác nhau. Các chỉ số được tiến hành đo rất cụ thể và chi tiết từ khoảng cách hai mắt, chiều cao mũi cho tới chiều dài bắp chân. Sau quá trình phân tích, các chuyên gia nhận ra rằng khuôn mặt chính là bộ phận đặc biệt nhất. Nếu như đặc điểm ở chân, tay và các bộ phận khác hoàn toàn có thể dự đoán trước thì không thể làm điều này với khuôn mặt. Khuôn mặt là bộ phận duy nhất khác nhau hoàn toàn ở mỗi người, không ai giống ai.

Để chứng minh rõ hơn về nguyên nhân này, các chuyên gia đã tiếp tục nghiên cứu và phân tích chuỗi gien của nhiều người ở các châu lục khác nhau. Trong đó, tập trung nghiên cứu các đoạn nhỏ của ADN quy định đặc điểm khuôn mặt. Qua đó, họ nhận thấy rằng các đoạn này biến đổi rất phức tạp, hơn rất nhiều so với các đoạn gien quy định chiều cao, cân nặng. Vì thế, tùy theo điều kiện môi trường, hoàn cảnh sống của mỗi cá nhân, gien di truyền biến đổi kéo theo khuôn mặt các thế hệ sau sẽ có sự thay đổi tương ứng.

M.Anh

Các cặp đôi thường có xu hướng lựa chọn yêu và kết hôn với người có đặc điểm tướng mạo gần giống mình - Ảnh: YAHOO

Hiện tượng các cặp vợ chồng có tướng mạo giống nhau thu hút sự quan tâm của nhiều người và được gọi là "tướng phu thê".

Không ít người thậm chí lấy mức độ giống nhau về khuôn mặt để "đo sự hòa hợp" của hai người và tin rằng cặp đôi yêu nhau có "tướng phu thê" thì chắc chắn sẽ kết hôn và sống hạnh phúc cả đời.

Hiện tượng này cũng được các nhà khoa học quan tâm trong nhiều thập kỷ qua.

Nghiên cứu khoa học đầu tiên được thực hiện vào năm 1987. Các nhà khoa học từ Đại học Michigan (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu dữ liệu hình ảnh của các cặp vợ chồng ở thời điểm mới kết hôn và so sánh với hình ảnh của họ 25 năm sau đó.

Họ nhận thấy rằng trên thực tế không có cái được gọi là "tướng phu thê". Sự giống nhau về gương mặt của một cặp vợ chồng thực chất là "cảm nhận thoáng qua" của người khác về ngoại hình của họ.

Đó cũng là kết quả của nhiều năm sống gần nhau, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm cùng niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái. Sự đồng điệu này dẫn đến những biểu hiện trên gương mặt gần giống nhau.

Hai người sống với nhau càng lâu năm, trải qua các sự việc giống nhau sẽ có xu hướng phát triển giống nhau về mặt thể chất.

Vì vậy, theo Đại học Michigan thì "tướng phu thê" thực chất là kết quả của sự tiếp xúc xã hội lâu dài.

Nhưng nghiên cứu gần đây nhất được Đại học Stanford (Hoa Kỳ) thực hiện và công bố trên tạp chí Scientific Reports lại đưa kết luận có phần khác.

Nhóm nhà khoa học đã quan sát trên khoảng 600 cặp vợ chồng ở nhiều quốc gia, so sánh tướng mạo của họ ở thời điểm bắt đầu kết hôn và so sánh hình ảnh của họ sau 20 năm và 60 năm bên nhau. Họ nhận thấy, ở thời điểm mới và 20 năm sau kết hôn, các cặp vợ chồng khá giống nhau, nhưng thời gian sau đó không còn nhiều các đặc điểm tướng mạo tương đồng nữa.

Điều đó có nghĩa rằng các cặp đôi thường có xu hướng lựa chọn yêu và kết hôn với người có đặc điểm tướng mạo gần giống mình. Tuy nhiên, sự giống nhau này không kéo dài mãi. Không phải cặp đôi sống lâu cùng nhau thì sẽ phát triển gương mặt giống nhau.

Việc rất nhiều cặp vợ chồng có gương mặt giống nhau là bởi chúng ta có xu hướng bị thu hút trước một người có đặc điểm gương mặt hoặc sở thích giống mình.

Nói cách khác thì ngay từ đầu chúng ta đã lựa chọn người phối ngẫu với mình có các đặc điểm tương đồng về ngoại hình, sức khỏe, chế độ ăn uống, sức hấp dẫn về thể chất, học vấn, khả năng, trí thông minh, sức khỏe tâm lý, tính cách, tôn giáo, tầng lớp xã hội, dân tộc và nhiều đặc điểm khác.

Các nhà khoa học gọi đây là "một sự liên kết tiềm thức" nhưng cũng nhận định rằng không có bằng chứng nào cho thấy hai người trẻ có gương mặt giống nhau thì chắc chắn kết hôn. Cũng không có ai mang "tướng phu thê" với người còn lại.

Trên thực tế có rất nhiều cặp đôi được cho là có "tướng phu thê" nhưng lại không sống trọn đời bên nhau.

'Vợ chồng' chim cánh cụt đồng tính nhận con nuôi vô tính

MINH HẢI (Tổng hợp)

Trong 25 năm qua, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng tính cách hợp nhất quanh năm đặc điểm cơ bản, được đặt tên là Big Five, theo Live Science.

Mọi người đều có thể được mô tả là có mức độ khác nhau về Openness (cởi mở), Conscientiousness (tận tâm), Extraversion (hướng ngoại), Agreeableness (dễ chịu), Neuroticism (tâm lý bất ổn). Nhưng trái với nhận thức thông thường, chúng ta không bị giới hạn trong một loại tính cách nhất định.

Không ai hoàn toàn là một người hướng ngoại hoặc một người hướng nội, hoặc một người hoàn toàn gọn gàng hoặc một người cẩu thả… Christopher Soto, nhà tâm lý học tại Colby College (Mỹ), nói với Live Science: "… hầu hết mọi người rơi vào một nơi nào đó ở giữa".

Tính cách khác nhau rất nhiều

Tính cách không giới hạn ở loài người. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, động vật từ kiến đến vượn đều có tính cách, cũng được mô tả bởi Big Five. Tính phổ quát của tính cách chỉ ra một nguồn gốc tiến hóa. Frank Sulloway, nhà tâm lý học tại Đại học California (Mỹ), chia sẻ trên Live Science: "Theo nghĩa rộng nhất, tính cách là biểu hiện của tất cả các hành vi mà chúng ta và các động vật khác thể hiện cho phép chúng ta hoạt động thích nghi trên thế giới”.

Ví dụ, tận tâm liên quan đến các hành vi như lập kế hoạch và cân nhắc, rất quan trọng với các loài linh trưởng và động vật có vú khác để chăm sóc con cái, chọn bạn tình và sống theo nhóm. Gọn gàng và có trật tự - các khía cạnh của tận tâm - cũng có lợi thế tiến hóa.

Theo các nghiên cứu được công bố năm 2015 trên tạp chí Integrative & Comparative Biology, các loài nhện dệt mạng gọn gàng bắt được nhiều con mồi hơn. Chim sẻ Darwin xây dựng các tổ gọn gàng hơn và ngụy trang tốt sẽ thu hút nhiều bạn tình hơn, theo Biological Journal of the Linnean Society. Và các nhà khoa học đã báo cáo vào năm 2011 trên tạp chí Animal Behavior rằng những con ong vệ sinh hơn, loại bỏ nhiều thành viên chết hơn làm giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng cân và sinh sản nhiều hơn, theo Live Science.

Sự tiến hóa cũng có thể giải thích tại sao tính cách khác nhau rất nhiều. Tùy thuộc vào tình huống, mỗi Big Five có thể là lợi thế. Ví dụ, tận tâm là tuyệt vời cho các mối quan hệ. Nhưng nếu một con sư tử đang lao vào bạn, bạn sẽ tốt hơn với tính cách ít dễ chịu và hung dữ hơn. Thế giới rất khó đoán, mọi khía cạnh của mỗi đặc điểm tính cách có thể hữu ích ở những thời điểm khác nhau, nên thay vì phát triển một loại tính cách duy nhất tối ưu cho mọi tình huống, chúng ta lại có nhiều loại.

"Không có giải pháp duy nhất cho tính cách và hành vi mà bạn nên thể hiện", Sulloway nói với Live Science.

Nguồn gốc tiến hóa của tính cách có nghĩa là những đặc điểm phải được di truyền. Vì vậy, cho dù bạn có muốn thừa nhận hay không, phần lớn tính cách của bạn đến từ cha mẹ của bạn.

Tính cách khác biệt do di truyền, môi trường...

Trên thực tế, đối với con người, khoảng một nửa sự khác biệt trong tính cách là do di truyền, Christopher Soto nói. Phần còn lại của sự thay đổi trong tính cách đến từ môi trường, chẳng hạn như kinh nghiệm sống và thứ tự sinh. (Những đứa con đầu lòng có xu hướng quyết đoán hơn, trong khi những đứa trẻ thứ có xu hướng hài hước hơn…).

Không chỉ môi trường định hình bạn là ai, mà ở một mức độ nào đó, bạn có thể thay đổi bản tính của mình theo hoàn cảnh. Bạn có thể hướng ngoại hơn trong một bữa tiệc và dễ chịu hơn lúc ở nhà với gia đình. Nhưng bạn cũng có thể là người hướng nội nếu cần tập trung vào công việc, hoặc năng nổ khi chơi một môn thể thao cạnh tranh.

"Không một đặc điểm hay biểu hiện nào của một tính cách sẽ phục vụ bạn tốt mọi thời điểm trong ngày," Sulloway nói. Con người, sau tất cả, đã phát triển để học hỏi từ môi trường, theo Live Science.

Theo thời gian, điều đó có nghĩa là tính cách có thể thay đổi. "Các gien của chúng ta cung cấp điểm khởi đầu cho tính cách… Nhưng khi già đi, chúng ta có ngày càng nhiều trải nghiệm sống và có nhiều cơ hội hơn để tránh xa điểm xuất phát di truyền”, Soto nói.

Khi trẻ em trở thành thanh thiếu niên, chúng trải qua sự giảm sút tạm thời về sự dễ chịu và tận tâm; chúng có thể ích kỷ, chiêu trò và lười hơn. Nhưng khi con người trưởng thành từ tuổi trưởng thành đến tuổi trung niên, những thử thách và đau khổ của cuộc sống - tăng trách nhiệm, mối quan hệ cá nhân và những thứ tương tự - làm cho họ dễ chịu hơn, tận tâm hơn, ổn định hơn về mặt cảm xúc và ít bất ổn hơn, theo Live Science.

Nghiên cứu năm 2015 được công bố trên Personality and Social Psychology còn kết luận, bạn thậm chí có thể điều chỉnh tính cách của mình theo mục đích.

Vì vậy,  trong khi đặc điểm tính cách có thể định danh bạn là ai, nhưng nó không nhất thiết quyết định bạn sẽ trở thành ai, theo Live Science.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ đề