Vì sao nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người

C viết dàn ý cho em nhé. Vì thời gian trên này ít.

Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học ( tình cảm nhân đạo ) . - Trích dẫn ý kiến . - Khẳng định qua bài thơ “ Bánh trôi nước ” ( Hồ Xuân Hương ) .

- Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương . “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật , muôn loài ... ” . Lòng thương người , thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn , cao cả mang tầm nhân loại . Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính . Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo , là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm . - Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính . Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau : Lòng yêu thương , sự cảm thông , xót xa trước những hoàn cảnh , số phận bất hạnh ; lên án , tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người ; ngợi ca , đề cao những vẻ đẹp , phẩm giá cao quý của con người ; nâng niu khát vọng sống , khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người . - > Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh , Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi - một đặc sản của dân tộc , Hồ

Xuân Hương đã gửi tấm lòng , tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh , bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội . Bởi vậy , tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người , ngời sang niềm tin trân trọng với con người , trước hết là với người phụ nữ . 2. Chứng minh Luận điểm 1 : Bài thơ đã khẳng định , ngợi ca , đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ. - Vẻ đẹp hình thức : Thân em vừa trắng lại vừa tròn ” Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi . Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc của người phụ nữ . Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá , da dẻ trắng trẻo , thân hình tròn lẳn , phúc hậu . Vẻ đẹp tâm hồn : “ Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Chị có thể vt thành văn luôn đc không ạ

Tại chiều nay e phải nộp bài r

Dạ chiều nay 2 h em học bù

E cảm ơn chị rất nhiều luôn

Văn chương là một trong những hình thái sáng tạo tinh tế bậc nhất của con người. Khi viết nên 1 bài văn, bài thơ…thì chính lúc đó, ta được sống với đúng cảm xúc của mình. Văn chương không hề xa rời sự thật. Đó chính là đời sống tâm hồn, phản ánh thực tiễn xung quanh chúng ta. Tùy từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử mà văn chương có những đặc trưng, xu hướng riêng.

Nhà phê bình văn học xuất sắc Hoài Thanh có một nhận định thật độc đáo và đúng đắn: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài”.

( c viét đến đâu gửi đến đó )

(Cái nay k có trên mạng đâu e. Nên giờ c đang viết thôi e)

Qua bài thơ " Bánh trôi nước", em thấy được văn chương là một thứ tình cảm thiêng liêng, vô hình mà khi ta chìm đắm vào nó thì khó có thể thoát ra được. Như tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện trong bài thơ" Bánh trôi nước", một hồn thơ vô cùng bi thương, sầu thảm nói về số phận người phụ nữ phong kiến thời xưa

Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương . “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật , muôn loài ... ” . Lòng thương người , thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn , cao cả mang tầm nhân loại . Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính . Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo , là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm . Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính . Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau : Lòng yêu thương , sự cảm thông , xót xa trước những hoàn cảnh , số phận bất hạnh ; lên án , tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người ; ngợi ca , đề cao những vẻ đẹp , phẩm giá cao quý của con người ; nâng niu khát vọng sống , khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người . Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh , Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi - một đặc sản của dân tộc , Hồ

Xuân Hương đã gửi tấm lòng , tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh , bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội . Bởi vậy , tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người , ngời sang niềm tin trân trọng với con người , trước hết là với người phụ nữ .

Thân em thời trắng phận em tròn, Bảy nổi ba chìm mấy nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son. Với một chế độ phong kiến tồi tàn, cổ hủ, người phụ nữ chỉ có thể trao sự sống của chính mình cho người khác, cũng là một con người nhưng họ lại không có đủ nhân quyền để quyết định số phận của chính mình. Vậy mà họ vẫn trước sau như một với một tấm lòng sắt son mà ta cảm giác như không thể bị tan vỡ. Người phụ nữ phong kiến thật khổ phải ko? Qua đó ta đã phải mở rộng lòng yêu thương trước số phận bi thảm của họ rồi nhỉ? Từng câu từng chữ trong bài thơ đã nói lên tất cả, đã phê phán một cách ngiêm trọng, chán ghét cái chế độ thối nát đó.

( thơ kia có thể viết là thân em vừa trăng lại vừa tròn. Tuỳ sách)

Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả , bị phụ thuộc , nhưng những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên , thách thức và chiến thắng hoàn cảnh , chiến thắng số phận , để gửi vững phẩm chất , đạo đức , tấm lòng nhân hậu , thủy chung với cuộc đời , với con người .

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương , đồng cảm , xót xa cho số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời Bảy nổi ba chìm với nước non " Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm " một cách sáng tạo trong câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong , vất vả của người phụ nữ . Cụm từ “ với nước non ” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong , chìm nổi vất vả ấy . Từ “ với " đi liền cùng hình ảnh “ nước non " cho ta hiểu số phận , cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi , xuống ghềnh , lên thác là vì chồng , vì con và vì cả mọi người , cả non sông đất nước . Một cuộc đời hi sinh , vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm thương , trân trọng .Không chỉ có số phận chìm nổi , long đong , người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị lệ thuộc . Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ , không được tự quyết định tương lai , hạnh phúc của người phụ nữ .Qua bài thơ , tác giả đã lên án , tố cáo xã hội phong kiến bất công , tàn bạo đã tước đi quyền sống , chà đạp lên con người . Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị coi rẻ . Xã hội đã tước đi quyền sống , thậm chí quyền làm người của phụ nữ , bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác , trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng " . Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn " , đặc biệt hai từ “ rắn " , “ nát ” đọc lên nghe thật tội nghiệp . Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi , tầm thường nhất .Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng , đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ

Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình , người đọc có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ : Họ khẳng định vẻ đẹp , giá trị của mình trong cuộc đời . Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên chiến thắng số phận , khẳng định quyền sống , vẻ đẹp phẩm giá , tấm lòng thủy chung son sắt của mình trong xã hội : “ Mà em vẫn giữ tấm lòng son " . Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn , khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng , thuộc tính quan trọng nhất của văn học Văn học là tiếng nói của tâm hồn , cảm xúc , văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc . Bài thơ “ Bánh trôi nước ” mang giá trị nhân đạo cao cả , hướng tới con người , vì con người . Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền sống của con người mà trước hết là người phụ nữ .

Bằng nghệ thuật điêu luyện của thể thơ Đường hàm súc cùng với thủ pháp ẩn dụ sinh động, bài thơ Bánh trôi nước của nữ văn sĩ tài hoa Hồ Xuân Hương đã cùng lúc phác hoạ được hình ảnh của chiếc bánh trôi nước, đồng thời vẽ lên hình ảnh của người phụ nữ tuy số phận hẩm hiu trong một xã hội hủ lậu nhưng vẫn sáng lên niềm hy vọng và phẩm chất cao quí của mình. Càng yếu quý tâm hồn và ngưỡng mộ tài năng văn thơ kiệt xuất của Bà chúa thơ Nôm, thế hệ phụ nữ ngày nay, đặc biệt là bản thân em, càng phải phát huy được những phẩm chất mà tác giả gửi gắm trong những câu thơ da diết, đầy xúc động. Trong công cuộc đổi mới đất nước, người phụ nữ giữ một vai trò quan trọng, nên họ càng phải phấn đấu hơn nữa để giữ gìn nét đẹp nội tâm đồng thời trau dồi thêm kiến thức để tự khẳng định mình. Có như thế người phụ nữ mới bình đẳng với nam giới để cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại.

C viết được như này thui. E tham khảo nhé.teong lúc viết e có thể thêm thắt câu văn cho bài văn hay hơn. Chị chúc e học tốt.

Video liên quan

Chủ đề