Vì sao nguyên nhân

Thận là hai cơ quan nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay phía trên eo. Thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Thận lọc máu bằng cách loại bỏ chất thải và nước dư thừa, duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp.

Suy thận là gì?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.

Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

Suy thận có chữa được không?

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần.

Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị trong suy thận mạn chỉ nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh bị suy thận nặng và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Hầu hết các loại bệnh thận sẽ làm tổn thương các nephron (một đơn vị cấu trúc của thận). Sự tổn thương này có thể khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không chữa trị, thận cuối cùng có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp

  • Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng

  • Bệnh tim mạch

  • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương

  • Thiếu máu

  • Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực

  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật

  • Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Võ Thiện Ngôn - Bác sĩ Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Xuất tinh sớm là hiện tượng rất phổ biến ở đàn ông, thể hiện qua sự xuất tinh sau một thời gian ngắn không theo mong muốn của người nam giới. Tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng xuất tinh sớm lại khiến nhiều bệnh nhân lo lắng vì đời sống tình dục không như ý. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân gây xuất tinh sớm và cách điều trị.

Hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới là tình trạng không kìm hãm được sự xuất tinh sớm hơn kể từ khi đưa dương vật vào bên trong âm đạo. Xuất tinh sớm gây cảm giác thất vọng, hụt hẫng, tự ti và né tránh quan hệ tình dục đối với nam giới, bên cạnh đó cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý tình dục của người phụ nữ.

Xuất tinh sớm được chia làm 2 dạng là nguyên phát (ở giai đoạn đầu) và thứ phát (ở giai đoạn sau, trước đó không bị, chủ yếu ở người đã có gia đình).

Vậy vì sao lại xuất tinh sớm? Có rất nhiều nguyên nhân xuất tinh sớm, bao gồm:

  • Tâm lý: Người bị xuất tinh sớm không nhận ra được khoảnh khắc “ điểm không thể dừng lại” vào trước lúc xuất tinh để có thể dừng lại và thay đổi sự kích thích sao cho phù hợp. Nguyên nhân của vấn đề tâm lý này là do người nam giới trong tâm thế vội vàng, lo lắng hay có thể là tội lỗi. Ngoài ra, cũng có thể người bạn tình luôn đưa ra sức ép lên người đàn ông cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xuất tinh sớm ở nam giới;
  • Bệnh lý: Xuất tinh sớm có thể do nhiễm trùng tiền liệt tuyến hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Bên cạnh đó, những bệnh lý về hệ thần kinh cũng gây ra xuất tinh sớm;
  • Nguyên nhân khác: Ví dụ quan hệ tình dục trong không gian không thoải mái và chật hẹp, căng thẳng, mệt mỏi, tăng nhạy cảm dương vật, rối loạn chức năng thụ thể serotonin, thói quen thủ dâm của người đàn ông.

Quan hệ tình dục trong không gian không thoải mái, chật hẹp cũng gây nên hiện tượng xuất tinh sớm

Xuất tinh sớm là bệnh lý hoàn toàn có thể khắc phục được với những phương pháp chống xuất tinh sớm như sau:

2.1 Liệu pháp tâm lý và hành vi

Đây là cách chữa xuất tinh sớm không dùng thuốc, và tuân theo nguyên tắc là cải thiện thời gian xuất tinh, kiểm soát được hành vi xuất tinh nhằm thoải mái hơn trong đời sống tình dục, bao gồm những biện pháp sau:

  • Học cách điều chỉnh hành vi: Bệnh nhân cần nhận ra những dấu hiệu trước khi xuất tinh sớm, sau đó hít thở sâu, chậm, điều khiển ý chí ức chế phản xạ xuất tinh. Tập nhiều lần biện pháp này để nó trở thành một phản xạ có điều kiện, tập trong thời gian khoảng 4- 5 tuần;
  • Phương pháp “dừng- bắt đầu” hay còn gọi là giao hợp ngắt quãng: Bác sĩ kích thích dương vật của người nam giới cho đến lúc cảm thấy thật sự thúc đẩy xuất tinh, lúc này người nam giới sẽ nhờ sự giúp đỡ của bạn tình dừng lại ngay tại thời điểm đó, đợi cảm giác muốn xuất tinh của người đàn ông đi qua thì bắt đầu trở lại. Lặp lại 3 lần khi thực hiện phương pháp này đến lúc xuất tinh;
  • Phương pháp bấm bao quy đầu: Nhờ sự hỗ trợ của người bạn tình bấm vào bao quy đầu của người nam giới ngay trước lúc xuất tính và giữ cho đến khi mất đi cảm giác muốn xuất tinh. Phương pháp này cũng được thực hiện 3 lần cho đến khi xuất tinh thật sự.

2.2 Sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc nên được kết hợp với liệu pháp tâm lý hành vi để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, những loại thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc tê bao quy đầu tại chỗ: Thuốc có tác dụng tạm thời, với tác dụng phụ là làm nóng và rát bao quy đầu, có thể ảnh hưởng thuốc tê đến người bạn tình trong lúc quan hệ;
  • Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin: Làm kéo dài thời gian xuất tinh trong âm đạo lên 2 - 10 lần. Thuốc được sử dụng trong khoảng thời gian vài tháng.
  • Thuốc điều trị rối loạn cương dương khi có tình trạng này đi kèm.

Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, hội chứng “sinh dục không yên”, khô môi, mờ mắt, táo bón, giảm chất lượng tinh trùng... nên cần tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị khi sử dụng những loại thuốc này.

Lạm dụng thuốc có thể dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, ...

Phương pháp kiểm soát xuất tinh sớm cuối cùng được đưa ra khi cả 2 biện pháp trên thực hiện không thành công đó là phẫu thuật. Tuy nhiên, cho đến nay việc cắt thần kinh lưng dương vật vẫn có những hạn chế nhất định như suy giảm hưng phấn tình dục, mất khoái cảm... nên vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và chưa được khuyến cáo. Chú ý rằng không tiến hành cắt bao quy đầu vì nó không thể kiểm soát xuất tinh sớm được.

Xuất tinh sớm không gây nguy hiểm nhưng cũng có những trường hợp nó làm giảm khả năng sinh sản hoặc thậm chí vô sinh ở nam giới. Vì vậy, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây xuất tinh sớm và cách điều trị để cải thiện đời sống tình dục và khả năng sinh sản một cách tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Ăn gì để tinh trùng khỏe mạnh?

XEM THÊM:

Theo BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thì trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất, một phần trong đó là trách nhiệm của cha mẹ.

Theo BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thì trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất, một phần trong đó là trách nhiệm của cha mẹ.   Dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ

I. Thế nào là trẻ bị suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu các dưỡng chất cơ bản (protein, glucid, lipid,…), năng lượng và các vi, khoáng chất ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ.

II. Nguyên nhân

1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con Cụ thể: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít bữa trong ngày, kiêng khem quá mức khi trẻ bị bệnh. 2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn Cha mẹ cho bé ăn bổ sung sớm hoặc muộn quá, thành phần thức ăn không đảm bảo chất lượng. Cho bé ăn bổ sung sớm dẫn tới trẻ ít bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được các protein có trong thức ăn. Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do từ 06 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 3. Cai sữa sớm Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tốt nhất là cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không được cai sữa cho bé khi chưa cho bé ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào ngày hè nóng bức. 4. Trẻ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,...) Khi trẻ bị bệnh thường biếng ăn. Các kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu. 5. Trẻ ốm đau kéo dài Chủ yếu do mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, do biến chứng của các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… 6. Do thể tạng dị tật Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh. 7. Trẻ biếng ăn - Chế biến thức ăn không hợp lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. - Chăm sóc trẻ không phù hợp, gây căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý. 8. Nguyên nhân khác - Dịch vụ chăm sóc y tế kém. - Tập quán lạc hậu trong nuôi dưỡng. - Chăm sóc kém khoa học.

III. Để tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần

- Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. - Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. - Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa. - Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh. - Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc. - Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng. - Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

- Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.


Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Video liên quan

Chủ đề