Vì sao nói xương vừa có tính vững chắc vừa có tính mềm dẻo

Nhằm giúp học sinh có những tài liệu ôn thi hiệu quả, trong bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập tới các bạn những bài tập chuyên sâu nhất của phần các hệ cơ quan:

Hướng dẫn trả lời

  1. Xương là một cơ quan sống:
  • Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các tế bào xương.
  • Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.
  • Sự phân chia các thành phần của xương như sau:

+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.

+ Ống xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra tế bào máu.

+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.

  1. Xương vừa có tính vững chắc, vừa có tính mềm dẻo:

Xương có những đặc điểm về thành phần hoá học và cấu trúc bảo đảm độ vững chắc và mềm dẻo:

  • Đặc điểm về thành phần hóa học của xương:
  • Ở người lớn, xương cấu tạo bởi khoảng 1/3 chất hữu cơ, 2/3 chất vô cơ (tỉ lệ này thay đổi theo độ tuổi).
  • Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
  • Chất vô cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy.

=> Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo dai vừa vững chắc.

  • Đặc điểm về cấu trúc của xương:
  • Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
  • Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
  1. Rèn luyện, giữ gìn bộ xương phát triển cân đối:

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh, phải giữ gìn I vệ sinh về xương:

  • Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối 2 tay.
  • Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước…
  • Không đi giày chật và cao gót.
  • Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp lứa tuổi I và đảm bảo khoa học.
  • Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.
  1. Điểm tiến hóa của bộ xương người thể hiện ở sự phân hóa chi trên – chi dưới, cột sống, vòng ngực, hộp sọ và lối đính sọ vào cột sống.
  • Chi trên (tay): Xương nhỏ, khớp linh hoạt —> giúp cơ thể cân bằng trong tư thế đứng thẳng và đi bằng I chân, đặc biệt ngón cái đối diện được với các ngón khác thuận lợi cầm nắm công cụ lao động.
  • Chi dưới: Xương chậu nở rộng, xương đùi to khỏe—> chống đỡ và di chuyển. Bàn chân hình vòm, xương gót phát triển ra sau —> chống đỡ tốt, di chuyển dễ dàng.

>> Xem thêm:  Bộ đề thi tuyển chọn môn Sinh học 8

1 Lồng ngực nở rộng 2 bên n đứng thẳng.

  • Cột sống cong 4 chỗ —» dáng đứng thẳng, giảm chấn động
  • Xương đầu: Tỉ lệ xương sọ lớn hòm xương mặt não phát triển, con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động, vũ khí tự vệ không phải dùng bộ hàm đi bắt mồi, chống kẻ thù như động vật.
  • Cột sống dính vào xương sọ hơi tiến về trước trong khi não phát triển ra sau tạo cho đầu ờ vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng. Lồi cằm phát triển là chỗ bám cho các cơ lưỡi sử dụng trong phát âm ở người.

Câu 9: Phân tích cấu tạo và điểm tiến hoá của cột sống người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân?

Hướng dẫn trả lời

  • Vai trò của cột sống:
  • Cột sống vừa là khung nâng đỡ, vừa là cơ quan bảo vệ cho bộ phận thần kinh trung ương
  • Các cơ quan khác của cơ thể đều ít nhiều liên hệ với cột sống. Do tư thế đứng thẳng hoàn thiện ở người, toàn bộ sức nặng của cơ thể cũng qua cột sống mà truyền tới chi dưới.
  • Cấu tạo cột sống:
  • Cột sống bao gồm khoảng 33-34 đốt chia làm các đoạn.

+ Đoạn sống cổ gồm 7 đốt.

+ Đoạn sống ngực gồm 12 đốt.

+ Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt.

+ Đoạn cùng gồm 5 đốt

+ Đoạn cụt gồm 4-5 đốt

  • Đoạn cổ, ngực và thắt lưng bao gồm 24 đốt cách nhau bởi các đĩa sụn gian đốt sống, tạo thành phần tự do của cột sống.
  • Các đốt của đoạn cùng và đoạn cụt dính nhau thành 2 xương (xương cùng và xương cụt).
  • Cột sống người không hoàn toàn thẳng mà có 4 chỗ cong. Có 2 khúc uốn lồi về phía trước (cổ và thắt lưng) và 2 khúc uốn lõm về phía trước (ngực và cùng). Những khúc này xuất hiện do sự đi thẳng người ở mức độ hoàn thiện nhất, nhờ chúng mà cột sống tác động như một lò xo làm giảm bớt những ảnh hưởng của sự va chạm cơ học đối với cơ thể, đặc biệt là đối với não bộ khi ta vận động mạnh như: Chạy, nhảy…
  • Sự thay đổi về mặt hình thái:
  • Ở bào thai, cột sống là một đường cong đom giản lồi về phía lưng. Khi lọt lòng mẹ thì cột sống thẳng ra. Những khúc uốn xuất hiện dần vào giai đoạn trẻ tập lẫy, tập ngồi, tập đi.
  • Các cử động của cột sống:
  • Vận động quanh trục ngang (hướng trái—phải): Gây cử động gập người hay ngửa người.
  • Vận động quanh trục ngang (hướng trước-sau): Gây cử động gập người sang hai bên.
  • Vận động quanh trục thẳng đứng: Gây cử động vặn người hay xoay người.
  • Vận động kiểu lò xo: Khi cần hạ thấp hoặc rướn người lên cao.
  • Ở đoạn nào đĩa sụn gian đốt càng dày thì sự vận động càng tự do (đoạn cổ). Ngoài ra sự vận động còn phụ thuộc vào đặc điểm của các diện khớp.

>> Xem thêm:  Một số dạng đề thi học sinh giỏi - Sinh học 8

Câu 10: Chứng minh tay người là sản phẩm của quá trình lao động?

Hướng dẫn trả lời

  • Khác với động vật, hai tay của con người đã thoát khỏi chức năng vận chuyển mà chủ yếu tham gia vào các hoạt động lao động. Thông qua lao động, tay người phải thường xuyên cầm nắm và cử động phức tạp của các xương tay làm cho tay thường xuyên được rèn luyện —> từ đó, tay người ngày càng hoàn thiện hcm, thích nghi cao độ với khả năng lao động. Vì vậy, tay người được coi là sản phẩm của quá trình lao động.

Hướng dẫn trả lời

  1. Trong thành phần hóa học của xương được chứng minh qua 2 thí nghiệm sau:
  • Lấy 1 xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch axít clohiđric (HC1) 10 % ta thấy những bọt khí nổi lên từ xương —» đó là do phản ứng giữa HC1 với chất vô cơ (CaCƠ3) tạo ra khí CƠ2. Sau 10-15 phút bọt khí không nổi lên nữa, lấy xương ra, rửa sạch ta thấy xương trở nên mềm dẻo -> chỉ còn lại chất hữu cơ.
  • Đốt 1 xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi xương không còn cháy nữa, không còn thấy khỏi bay lên (có nghĩa là chất hữu cơ đã cháy hết) -» Bóp nhẹ phần xương đã đốt ta thấy giòn và bở ra (chỉ còn lại chất vô cơ), cho vào côc đựng HC1 10%, ta thấy chúng tan ra và nổi bọt khí giống như trên, chứng tỏ xương có chất vô cơ.

—> Xương kết hợp giữa 2 thành phần chất hữu cơ và vô cơ nên có tính bền chắc và mềm dẻo.

  • Người già dễ bị gãỵ xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn là vì:
  • Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn, xốp và dễ bị gãy khi có va chạm.
  • Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai cho xương còn hỗ trợ quá trình dinh dưỡng xương. Do tuổi già chất hữu cơ giảm nên khi bị gãy xương thì sự phục hồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn.

Câu 12: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

Hướng dẫn trả lời

  • Xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở vì: Khi hầm xương, chất cốt giao bị phân hủy, nước hầm xương nên đặc và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao -» xương trở nên bở.

Câu 13: Thế nào là bệnh loãng xương? Vì sao bệnh loãng xương thường gặp ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh? Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương?

Hướng dẫn trả lời

  • Bệnh loãng xương:
  • Loãng xương là một quá trình mất cân bằng giữa vấn đề đào thải tế bào già, tái tạo tế bào mới, giữa tạo cốt bào và hủy cốt bào.

>> Xem thêm:  Đề thi học sinh giỏi phần 5: Hệ tiêu hóa ( tiếp) - Sinh học 8

+ Ở người già: Sự phân hủy tế bào xương nhiều hơn sự tạo thành, đồng thời ti lệ chất cốt giao giảm vì vậy cấu tạo xương trở nên rời rạc (loãng xương).

+ Ở phụ nữ tiền mãn kinh: Khi phụ nữ bắt đầu vào tuổi tiền mãn kinh thì 5 năm đầu tiên đã mất đi khoảng 25% lượng ơstrôgen. Vì vậy nguyên nhân đầu tiên để gây nên loãng xương ờ phụ nữ tiền mãn kinh chính là sự thiếu hụt ơstrôgen. Trong lúc buồng trứng vẫn hoạt động vì không có hoocmon ơstrôgen nên các tế bào hủy xương hoạt động ngày càng mạnh. Khối lượng xương bị mất đi từ 2 đến 4% mỗi năm trong suốt 10-15 năm đầu sau khi mãn kinh.

  • Ngoài các nguyên nhân trên thì bệnh loãng xương còn có thể do các yếu tố khác như: Chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động. Thậm chí có những người nghiện rượu, thuốc lá, hoặc do di truyền (có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương…)
  • Bệnh loãng xương có thể đưa đến tình trạng: Biến dạng xương (bị gù hoặc chiều cao bị thấp đi), dễ bị gãy xương (đặc biệt là các xương tay, xương đùi).
  • Phương pháp phòng tránh bệnh loãng xương

+ Trong cuộc sống hàng ngày, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa loãng xương. Nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ prôtêin và đặc biệt là đủ canxi.

+ Có chế độ tập luyện thường xuyên, vì sự vận động sẽ làm vỏ xương dày lên: Tập thể dục, thể thao, khí công, dưỡng sinh…

Xem thêm: Phần II: Các hệ cơ quan – Sinh học 8

Bài viết trên chúng tôi đã đem lại cho các bạn những bài tập nâng cao của phần các hệ cơ quan ( tiếp),  đây là kho tài liệu ôn thi hữu ích, phục vụ cho các kỳ thi học sinh giỏi. Chúc các bạn học tập hiệu quả!

Video liên quan

Chủ đề