Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Một trong những triệu chứng nguy hiểm và phổ biến nhất mà nhiều bệnh nhân dương tính với COVID-19 gặp phải là mức độ bão hòa oxy trong máu (SpO2) giảm nhanh chóng. Kết quả là người bệnh phải đối mặt với các vấn đề về hô hấp cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng. 

Trong khi các ca bệnh COVID-19 gia tăng, các bệnh viện đã và đang quá tải thì học cách duy trì độ bão hòa oxy trong máu tại nhà là điều cần thiết. 

Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, trong trường hợp mức SpO2 giảm nghiêm trọng, hãy nhận trợ giúp y tế ngay lập tức. Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về Chăm sóc người bị nhiễm COVID-19 tại nhà sẽ có 11 dấu hiệu cần phải báo ngay với nhân viên y tế phụ trách theo dõi sức khoẻ của gia đình để được xử trí kịp thời. Trong đó, điều thứ 3 là người bệnh có  nồng độ ô xy trong máu SpO2<=95% (nếu có thể đo được) thì liên hệ với cán bộ y tế theo dõi. Lưu ý, khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. Tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo. 

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Người bệnh COVID-19 có thể bị giảm mức ô xy máu.

Một số phương pháp dưới đây có thể tham khảo để giúp tăng cường oxy máu tại nhà.

Nằm sấp hoặc nghiêng giúp cải thiện bão hòa oxy máu

Người bị suy hô hấp cấp tính, khi nằm sấp hoặc nghiêng sẽ làm giảm áp lực lên phổi, giúp oxy đi vào cơ thể dễ dàng hơn, làm người bệnh thở dễ hơn. Điều này là do khi nằm sấp, hệ thống thông khí tốt hơn, huy động được phế nang ở sau lưng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phần lớn phổi nằm ở phía sau cơ thể người. Vì vậy, khi bệnh nhân nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

Nằm nghiêng cũng là tư thế tốt để tăng lượng oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái hoặc ngồi nghiêng một góc 90 độ và tập thở...

Khi người bệnh nhận thấy mức SpO2 giảm, nên giữ nguyên tư thế nằm sấp trong ít nhất hai đến ba giờ. Điều này sẽ cải thiện thông khí trong phổi và do đó, mức độ bão hòa oxy sẽ bắt đầu cải thiện.

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Khi nằm úp sấp, áp lực lên phổi sẽ giảm thiểu.

2. Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa hơn trong chế độ ăn uống

Chất chống oxy hóa giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn, do đó sẽ cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu.

Một số thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy chống ô xy hóa như: Quả việt quất, nam việt quất, dâu tây, quả mâm xôi…

Bạn cũng có thể cân nhắc ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 và omega-6. Những chất này có tác dụng làm tăng khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin trong máu.

Thực phẩm giàu chất sắt như rau xanh, táo, các loại đậu, cá, thịt gia cầm... cũng giúp tăng cường các tế bào hồng cầu trong cơ thể, giúp cải thiện SpO2.

3. Tập thở chậm và sâu

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Thở chậm, sâu sẽ cải thiện mức độ ô xy máu.

Bằng việc thay đổi cách thở, sẽ giúp người bệnh có thể tăng đáng kể mức SpO2 trong máu. Theo đó, cần thở đúng là hít vào chậm và sâu, sử dụng cơ hoành chứ không phải lồng ngực. Việc tập thở chậm, sâu giúp đưa nhiều không khí vào phổi hơn và nhờ đó cơ thể nhận được nhiều oxy hơn. Ngoài ra, người bệnh nên thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.

4. Uống nhiều chất lỏng

Nước cần thiết cho quá trình oxy hóa máu. Giữ cho cơ thể đủ nước là một phương pháp quan trọng khác để cải thiện mức độ bão hòa oxy của máu. Khi uống nhiều nước, sẽ giúp cải thiện khả năng cung cấp oxy và thải khí cacbonic. Do đó, mức độ bão hòa oxy của cơ thể được cải thiện.

Ngoài ra, uống 2-3 lít nước có thể cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu lên đến 5%. Uống nhiều nước cũng giúp điều hòa thân nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

5. Vận động

Cách quan trọng nhất để tăng lượng oxy là tập thể dục hàng ngày. Tập thể dục thích hợp không chỉ hoạt động như một chất xúc tác cho các hoạt động trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp giảm các vấn đề về hô hấp và cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu. Chúng giúp các tế bào của cơ thể thu nhận và sử dụng oxy có sẵn tốt hơn, do đó cải thiện mức SpO2 của cơ thể. Chúng cũng làm tăng sức bền và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như erobic, đi bộ, đạp xe (tại chỗ)… Nếu bạn đang kiệt sức, đừng lo lắng. Hãy nghỉ giải lao và thực hiện các bài tập từ năm đến sáu phút đều đặn. Tập chạy nước rút và tập ngắt quãng là những phương pháp tập luyện được khuyến khích nhất để tăng mức oxy.

Mời độc giả xem thêm video:

Trường hợp nhiễm COVID-19 nào phải nhập viện


Hạ nồng độ oxy trong máu là 1 dấu hiệu thường thấy ở bệnh nhân COVID-19, tình trạng này rất nguy hiểm đến tính mạng.

COVID-19 là một bệnh về đường hô hấp, đó là lý do tại sao nó phá vỡ các chức năng bình thường của hệ hô hấp và có thể gây ra mức oxy trong máu thấp. Khi nồng độ oxy trong cơ thể cạn kiệt do nhiễm corona virus, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ oxy để thực hiện các chức năng bình thường. Do nồng độ oxy tiếp tục duy trì ở mức thấp, các bộ phận và cơ quan khác nhau của cơ thể bắt đầu suy yếu. Đây là lý do tại sao COVID-19 có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Các mức độ oxy khi nhiễm COVID-19

Trong một thông cáo báo chí của Cục Thông tin Báo chí (PIB), Giám đốc Y tế của Viện Lao Quốc gia, Bangalore, Tiến sĩ Ravichandra cho rằng: “80% trường hợp mắc COVID-19 được phát hiện khi bệnh còn nhẹ. Những bệnh nhân này có mức bão hòa oxy vẫn dao động ở mức cao hơn 94%. Chỉ có 15% bệnh nhân COVID-19 có mức độ bão hòa oxy thấp hơn 94%, những trường hợp này cần điều trị và theo dõi y tế thường xuyên.”

Ông cho biết thêm, 5% người nhiễm COVID-19 còn lại phát hiện khi bệnh đã vào giai đoạn nặng với tốc độ hô hấp cao hơn 30 lần/phút và mức độ bão hòa oxy dưới 90%.

Tiến sĩ Ravichandra yêu cầu cảnh giác với các triệu chứng của mức oxy thấp và cho biết các dấu hiệu này bao gồm khó thở, lú lẫn, mê mệt và môi hoặc mặt tái xanh. Bên cạnh đó, các triệu chứng còn bao gồm tức ngực không thuyên giảm, trẻ em cảm thấy lỗ mũi phập phồng, khó thở và kém ăn.

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Gần như tất cả bệnh nhân bị giảm oxy máu và thở gấp đều cần bổ sung oxy, kết hợp với glucocorticoid làm giảm viêm có thể điều trị hiệu quả các trường hợp cấp tính do COVID-19.

Bên cạnh đó, Nona Sotoodehnia, tiến sĩ chuyên ngành tim mạch của Đại học Y khoa Washington cho biết: "Chúng tôi cung cấp oxy bổ sung cho bệnh nhân để duy trì độ bão hòa oxy trong máu từ 92% đến 96%. Điều quan trọng cần lưu ý là chỉ những bệnh nhân được bổ sung đầy đủ oxy mới có hiệu quả khi được điều trị bởi glucocorticoid. Trung bình những bệnh nhân giảm oxy máu có độ bão hòa oxy là 91% khi họ vào bệnh viện. Những người có nồng độ oxy quá thấp, dưới 90% sẽ khó có thể thực hiện các biện pháp cứu sống”.

Sotoodehnia khuyến cáo những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bệnh nặng cao hơn do tuổi cao hoặc béo phì, nên mua hoặc mượn máy đo oxy xung và theo dõi lượng oxy trong máu thường xuyên.

Làm gì khi đối mặt với mức oxy thấp?

Sử dụng liệu pháp oxy:

Các chuyên gia y tế cho rằng, liệu pháp oxy chỉ có thể được thực hiện khi được khuyến cáo từ bác sĩ. Tuy nhiên, mọi người có thể sử dụng chúng trong trường hợp khẩn cấp, khi đang được chăm sóc y tế hoặc trong khi chờ xe cấp cứu. Liệu pháp oxy được khuyến cáo dùng trong những trường hợp nồng độ oxy trong máu giảm xuống dưới 94%.

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

Giáo sư Sanyogita Naik, kiêm Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Trường Cao đẳng Y tế BJ (Pune, Ấn Độ), cho rằng: “Máy tạo oxy chỉ có thể được sử dụng trong các trường hợp vừa phải của COVID-19, khi bệnh nhân bị giảm nồng độ oxy mà nhu cầu oxy là tối đa là 5 lít mỗi phút.”

Giáo sư nói thêm rằng, máy tạo oxy cũng rất hữu ích cho những bệnh nhân gặp phải các biến chứng sau COVID-19 cần điều trị bằng oxy.

Trong cả hai trường hợp trên, mục tiêu của liệu pháp oxy là đạt được mức bão hòa 94%. Khi bệnh nhân có mức oxy từ 93% đến 94%, liệu pháp oxy có thể được ngừng. Quá nhiều oxy có thể dẫn đến tăng mức độ carbon dioxide, dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Kỹ thuật ECMO:

Khi bệnh nhân COVID-19 bị bệnh đến mức máy thở không thể duy trì được sự sống, các bác sĩ có một lựa chọn cuối cùng là ECMO. Đây được gọi là phương pháp oxy hóa màng ngoài cơ thể, hỗ trợ tim và phổi cho bệnh nhân, khi tim không còn khả năng bơm máu đầy đủ đi khắp bộ phận.

Máu được bơm ra khỏi cơ thể qua một ống thông được đưa vào tĩnh mạch chính và đi qua một ống màng được bao quanh bởi khí oxy đang chảy để trở thành oxy, trước khi được đưa trở lại cơ thể bằng ống thông vào động mạch chính hoặc tĩnh mạch.

Vì sao nồng độ oxy trong máu thấp

ECMO được coi là liệu pháp cuối cùng của những bệnh nhân COVID-19. Trong 1 nghiên cứu tổng hợp lớn được xuất bản năm 2020 bởi Schmidt et al, kết quả của 492 bệnh nhân được điều trị tại một số đơn vị chăm sóc đặc biệt cho thấy tình hình khả quan của liệu pháp này. Xác suất tử vong ước tính khoảng 31% trong 60 ngày sau khi bắt đầu điều trị ECMO. ECMO chỉ được xem xét trong trường hợp bệnh nhân có xác suất tử vong rất cao, ở mức 80% trở lên, do đó, kết quả 31% được cho là đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, việc điều trị ECMO còn gặp nhiều khó khăn vì đòi hỏi trình độ đào tạo và chuyên môn cao về nhân sự cũng như trang thiết bị và cơ sở vật chất liên quan. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy ECMO cũng có thể ảnh hưởng đến sinh lý bình thường và làm trầm trọng thêm các vấn đề đông máu và miễn dịch ở bệnh nhân COVID-19 mặc dù có hiệu quả điều trị tốt.

Nguồn: http://danviet.vn/thieu-hut-oxy-o-benh-nhan-covid-19-nguy-hiem-nhu-the-nao-va-cach-xu-ly-5020214818582413.htm