Vì sao phải dùng nấm thuốc

Bệnh nấm da là một bệnh thường gặp và do vi nấm dermatophytes gây nên. Thông thường nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Khi sợi nấm đã già hoặc hết chất dinh dưỡng thì búi nấm sẽ hình thành bào tử. 

Trên da người, nấm sẽ phát triển ở vùng da nào ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như ở bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, tay, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ và ngay cả da vùng đầu. Trong quá trình sống, sợi nấm phát triển và tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa.

Ngứa là dấu hiệu đầu tiên làm cho bệnh nhân rất khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét… Vì vậy, người ta thấy hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:

Điển hình là nấm gây bệnh hắc lào. Dấu hiệu đầu tiên là ngứa vùng bị bệnh, sau đó thấy một vệt màu hơi đỏ, có viền, bờ rõ rệt, trên viền đó có các mụn nước lấm tấm. Viền này ngày càng lan rộng, tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiều khi do người bệnh ngứa, gãi và làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể của mình. Bệnh hắc lào là một trong những bệnh nấm da có khả năng lây từ người này sang người khác và tạo nên bệnh mang tính chất gia đình hoặc các tập thể nhỏ, do sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt như: quần, áo, khăn mặt, khăn tắm, ngủ chung giường, chiếu, đắp chung chăn… 

Bệnh hắc lào có thể chữa được bằng thuốc Tây y nhưng phải được thầy thuốc khám và xác định. Để điều trị bệnh hắc lào triệt để, trước khi dùng thuốc cần chuẩn bị một bộ quần áo lót và một bộ quần áo dài; giường, chiếu cũng phải tiệt trùng. Sau khi tắm sạch sẽ, bôi thuốc vào vùng bị hắc lào rồi mặc bộ quần áo đã được tiệt trùng đó. Các loại quần áo, chăn, chiếu phải được tiệt trùng bằng phơi nắng ở nhiệt độ cao hoặc nước đun sôi.

Căn nguyên của bệnh là do vi nấm epidermophyton, nấm trichophyton hay còn do nấm candida albicans. Bệnh thường gặp ở người chân bị ngâm trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày do nghề nghiệp như: nông dân, người làm công tác vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội, người mò cua bắt ốc… Nấm kẽ thường có 3 thể: thể tróc vảy khô, thể mụn nước và thể viêm kẽ.

Nấm móng thường do trichophyton gây nên. Bệnh biểu hiện ở bờ tự do của móng hay ở 2 bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh. 

Dưới rãnh có chất bột vụn. Như vậy, móng càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh nấm móng không được điều trị sẽ kéo dài thời gian khá lâu (nhiều tháng, nhiều năm). Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Ngoài nấm trichophyton còn có nấm móng do nấm candida albicans. Nấm này gây tổn thương bên trong góc móng, móng mọc ra bị lồi lõm. Da vùng góc móng cũng bị tổn thương sưng đỏ và đôi khi bị mưng mủ.

Nấm tóc do piedra hortae gây nên. Biểu hiện là trên mỗi một sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào. Tuy vậy, bệnh nhân không thấy có gì khác thường và tóc cũng không bị rụng. Trong khi đó loại nấm tóc do trichophyton gây ra thì bệnh biểu hiện tổn thương trên da đầu. Da đầu có nhiều vết tròn nhỏ, kích thước bé khoảng từ 3 – 5mm, hoặc có vảy mỏng hay ngứa da vùng đầu, tóc bị xén cụt ngắn.

Lang ben do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường có 2 dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh gây ngứa, nhất là khi ra nắng hay ra nhiều mồ hôi. Lúc này bệnh nhân có cảm giác như kim chích nhẹ gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lang ben tùy thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng của cơ thể, phụ thuộc vào độ pH của da và cả độ ẩm của da. Cho nên, có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng một số người khác lại không bị lang ben.

Bệnh nấm da rất dễ lây cho các vị trí khác trên cơ thể của bản thân và cho cả người khác. Phương thức lây truyền chủ yếu là lây trực tiếp. Gồm các hình thức sau đây:

– Tiếp xúc với bào tử nấm có trong thiên nhiên và khi chúng bám vào da, quần áo, khăn mặt một cách tình cờ.

– Tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà mà các động vật đó bị nấm da.

– Bệnh nấm lây từ người này qua người khác do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, khăn tắm…

Cần đến khám bác sĩ, nhất là bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết. Từ các kết quả có được, bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị đúng bệnh, dùng đúng thuốc. Không nên tự mua thuốc về điều trị không những bệnh không khỏi mà còn làm bệnh nặng thêm.

Để đề phòng bệnh nấm da cần vệ sinh da sạch sẽ, da luôn được thoáng mát. Không mặc chung quần áo, không dùng chung khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung chăn, gối và không ngủ chung giường với người đang bị bệnh nấm da.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

           Là nước nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm nên nước ta có rất nhiều loại nấm mọc tự nhiên ở khắp nơi, song tập trung nhiều ở rừng và những vùng ẩm thấp có cây cối rậm rạp, ít ánh sáng. Nấm rất phong phú về chủng loại, tuy nhiên nấm ăn được và an toàn cho con người thì rất ít. Ngoài tự nhiên có khoảng trên 100 loại nấm dại, song loại nấm ăn được chỉ có khoảng từ 30 – 40 loại. Có những loại nấm độc rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm rất dễ bị nhầm, khi ăn sẽ gây ngộ độc thậm chí ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ ngộ độc khiến nhiều người tử vong do sử dụng nấm độc và không rõ nguồn gốc.

           Qua quá trình điều tra, nghiên cứu của Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm tỉnh cho thấy phần lớn các vụ ngộ độc do ăn phải nấm độc thường xảy ra tại bữa ăn hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, có thói quen hái nấm ở rừng nhưng không biết rõ nguồn gốc và cũng không biết là nấm độc hay nấm ăn được nhưng vẫn đem về để chế biến cho cả gia đình cùng ăn, do vậy đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

           Theo nhận định của các chuyên gia, so với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Việc phân biệt giữa nấm độc và không độc rất khó, thậm chí là không thể phân biệt được, nhất là các loại nấm mọc hoang ở vườn, ruộng hay nấm hái trong rừng... Rất nhiều người thường có những lầm tưởng về cách nhận biết nấm độc như: nấm độc là loại nấm có màu sặc sỡ, còn các loại nấm bị sâu bọ ăn là nấm không độc; thử nấm bằng thìa, đũa, dây chuyền có thể phát hiện nấm độc hay thử cho động vật (chó, mèo) ăn sau 1 – 2 giờ, nếu không có vấn đề gì thì đó là nấm không độc… Trên thực tế một số loại nấm có màu trắng hoặc có màu giống nấm thường nhưng vẫn có thể gây độc. Các chất độc có trong nấm có thể phát tác ngay sau khi ăn, nhưng có những loại gây phản ứng sau tận 12 – 24 giờ. Các độc tố có trong nấm cũng không tác dụng với bạc nên không gây đổi màu. Vì thế, việc thử độc tố trong nấm bằng các cách như cho chó, mèo ăn hay dùng bạc không mang lại kết quả chính xác.

          Không chỉ các loại nấm độc mới có thể gây ra ngộ độc. Một số loại nấm không độc thường dùng làm thực phẩm cũng có thể sản sinh ra chất độc nếu chúng ta để quá lâu hay làm dập, nát. Do vậy, chúng ta cần hết sức thận trọng khi dùng nấm làm thực phẩm trong quá trình chế biến.

          Theo các nhà chuyên môn để hạn chế những vụ ngộ độc do nấm độc, trong khi sử dụng nấm chúng ta cũng nên lưu ý như: Không ăn nấm khi không biết rõ nguồn gốc; không ăn nấm rừng và nấm mọc tự nhiên khi không biết đó là nấm độc hay nấm không độc; kiểm tra nấm thật kỹ trước khi nấu và khi biết chắc chắn nấm ăn được mới được ăn, tuyệt đối không dùng nấm lạ; mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại nấm duy nhất; không hái nấm non để ăn vì khi nấm còn non chúng ta chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm đó có độc hay không; không ăn nấm quá già; trước khi xào nấu nấm, nên luộc nấm trước sẽ làm giảm bớt độc tính của nấm; khi mua nấm ở chợ, nên mua loại đã từng ăn. Ngoài ra, khi ăn nấm không nên uống rượu vì chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng thêm độc tính của chất độc; không ăn thử hoặc cho động vật ăn thử, vì có loại nấm xuất hiện ngộ độc rất muộn 20 - 24 giờ vì khi thử vừa không biết được loại nấm độc hay không nên rất nguy hiểm, có thể chết người nếu thử phải nấm độc.

Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về loại thuốc này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích và nguy cơ mà nó mang lại đối với sức khỏe người bệnh.

1. Tìm hiểu về thuốc kháng sinh

Những thông tin về thuốc kháng sinh sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc khá quen thuộc này.

Như thế nào được gọi là kháng sinh?

Kháng sinh là những chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, vi khuẩn, Actinomycetes. Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Ngày nay, kháng sinh còn được tạo ra bằng các biện pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học.

Các loại thuốc kháng sinh với công dụng chính chống khuẩn và nấm dễ dàng tìm mua nhiều ở nhà thuốc

Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng được truyền hoặc tiêm vào cơ thể. Tùy theo nhu cầu của người bệnh để lựa chọn các loại thuốc sử dụng mang đến hiệu quả .

2. Những loại thuốc kháng sinh và tác dụng

Thuốc kháng sinh chống khuẩn

  • Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam

Đại diện cho kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Kháng sinh nhóm Penicilin, kháng sinh nhóm Cephalosporin. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm monobactam,…

Các loại kháng sinh Penicillin được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não - màng não, viêm màng trong tim, viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các phần mềm trong cơ thể,… Có tác dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công của các loại vi khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.

Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim. Các loại kháng sinh có tác dụng chống các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các mô mềm (tổn thương trên da có mủ hoặc không mủ) và được sử dụng để phòng hiện tượng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật. Các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm màng não, viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn,...

  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,…

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin thuộc nhóm này được dùng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra, các kháng sinh còn lại có thể được kết hợp với một số loại khác để sử dụng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong tim, viêm màng não,…

  • Kháng sinh nhóm Lincosamid

Nhóm kháng sinh bao gồm 2 loại thuốc chính là: Lincomycin - kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên, Clindamycin - kháng sinh được bào chế qua hình thức bán tổng hợp.

Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có chức năng chính là kìm khuẩn do sự ức chế tổng hợp của protein, protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành khiến cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, mất khả năng sinh sôi và phát triển. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, còn có tác dụng phòng bệnh viêm màng trong tim, điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh liên quan đến đến viêm đường sinh dục ở nữ.

Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh giúp chống lại các tác nhân vi khuẩn gây hại, hạn chế hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Nhóm này có các loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin, Spiramycin,…

Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiểu quả, vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi điều trị mụn trứng cá, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm trùng răng miệng, viêm họng, viêm xoang,…

Nhóm kháng sinh gồm 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.

Cơ chế tác dụng của nhóm này kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế khả năng tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh trưởng được. Các loại thuốc thuộc nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay, ngoài da và ở khu vực âm đạo nữ giới.

Ngoài ra, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại kháng sinh khác nhau: kháng sinh nhóm Tetracyclin - chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng toàn thân,...

Thuốc kháng sinh chống nấm

Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,...

Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,...

3. Tác hại của lạm dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng: Tác dụng chính của kháng sinh là diệt khuẩn và nấm chính vì thế nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh không đúng cách, liều lượng, tự ý dùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Kháng sinh không chỉ diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong khu vực niêm mạc, lợi, hầu, trong cơ quan tiêu hóa,…

Vì vậy, sử dụng kháng sinh quá nhiều lần gây nên hiện tượng loạn khuẩn, khiến cho các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đối với người cao tuổi sử dụng kháng sinh không đúng cách, sai nguyên tắc còn có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Trẻ nhỏ cũng là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nếu dùng kháng sinh sai cách, khiến cho bé dễ bị hen suyễn, sức đề kháng yếu đi,… nên bé khó có thể phát triển khỏe mạnh.

Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng theo chỉ định của bác sĩ gây nên hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe của trẻ em và người lớn

Lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng đến cộng đồng: Việc sử dụng kháng sinh một cách “dễ dãi”, hễ có bệnh lại đi mua kháng sinh. Không những thế, một người còn sử dụng 2 - 3 loại kháng sinh khác nhau để “giúp” bệnh nhanh khỏi. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng, vi khuẩn sinh ra tình trạng kháng kháng sinh, kháng lại tác dụng của thuốc. Một khi vi khuẩn đã phát triển lên đến tình trạng kháng thuốc sẽ dễ dàng lây lan từ người sang người và tạo nên những loại vi khuẩn mới, vô cùng nguy hiểm.

Nếu như vi khuẩn lây lan nhanh mà không tìm được loại thuốc kháng nhanh chóng có thể khiến số lượng người nhiễm khuẩn tăng nhanh nguy hiểm hơn có thể xuất hiện các trường hợp tử vong.

Lạm dụng kháng sinh gây khó khăn trong điều trị bệnh: Một số người tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà, sau một thời gian bệnh không dứt mới lựa chọn đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Điều này khiến cho bệnh tình của bệnh nhân có thể trở nên nặng hơn, thời gian phục hồi lâu hơn và cũng đồng thời khiến cho chi phí chữa bệnh trở nên cao hơn. Như vậy, người bệnh không chỉ không “giúp” mình mà còn vô tình tự “hại” bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi có các vấn đề bất thường về sức khỏe hãy đến ngay MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Vì vậy, nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, bạn hãy đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán bệnh và kê thuốc sử dụng an toàn, hiệu quả. Đến với MEDLATEC bạn sẽ được thăm khám và hành kiểm tra sức khỏe dưới sự giúp đỡ và tư vấn của y tá, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Mọi thông tin chi tiết bạn có thể ghé qua trang web của chúng tôi hoặc liên hệ qua số hotline: 1900 565656 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề