Vì sao phải làm thủ tục ghi chú kết hôn

Ghi chú kết hôn là thủ tục mà cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại nước ngoài.

Sau khi công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì cần thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam để được công nhận và đảm bảo được các quyền và lợi ích của chính mình cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của vợ/chồng của công dân đó.

1. Điều kiện để được ghi chú kết hôn

Để có thể thực hiện được thủ tục này thì cần đáp ứng được điều kiện được quy định tại Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch bao gồm:

v    Tại thời điểm kết hôn ở cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân gia đình.

v   

Tại thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài ở nước ngoài, nếu việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi chú kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.

2. Các trường hợp bị từ chối ghi chú kết hôn

v    Việc kết hôn ở cơ quan có thẩm quyền nước ngoài ở nước ngoài vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình (ví dụ vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng)

v    Công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài tại Việt Nam.

3. Trình tự, thủ tục ghi chú kết hôn

v    Tờ khai ghi chú kết hôn theo mẫu;

v    Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt);

v    Bản sao giấy tờ tùy thân của cả hai bên nam, nữ, bản sao giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền ghi chú kết hôn

Lưu ý: Trường hợp công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn).

5. Thẩm quyền, thời hạn thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn

v    Thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng tư pháp) nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

v    Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Phòng tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc

Mọi thông tin, vướng mắc liên quan đến thủ tục ghi chú kết hôn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Trí Tâm để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết

Hotline: 0963.116.488 - 024 22 11 3939       Email:

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH LUẬT TRÍ TÂM

Địa chỉ: 286 Nguyễn Xiển, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Điện thoại:  024 2211 3939
Hotline: 0963 116 488 
Email:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài chỉ được công nhận ở Việt Nam khi có đủ điều kiện và các bên tiến hành thủ tục ghi vào sổ kết hôn ở Việt Nam, cụ thể:

*Điều kiện việc kết hôn được công nhận tại Việt Nam:

– Việc kết hôn phù hợp với pháp luật của nước ngoài;

– Vào thời điểm kết hôn, các bên tuân theo quy định về điều kiện kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Nếu trường hợp có vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

*Hồ sơ ghi chú kết hôn gồm các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai ghi vào sổ việc kết hôn theo mẫu quy định;
  2. Bản sao giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
  3. Bản sao một trong các giấy tờ để chứng minh về nhân thân, như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế;
  4. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người có yêu cầu.

Trong trường hợp công nhận việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài mà trước đó công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

*Thẩm quyền ghi chú kết hôn

 Sở Tư pháp, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam thực hiện ghi vào Sổ đăng ký kết hôn việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ việc kết hôn –ghi chú kết hôn).  Trường hợp công dân Việt Nam không có đăng ký thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Sở Tư pháp nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện. Hoặc Cơ quan đại diện thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn của công dân Việt Nam cư trú tại nước tiếp nhận.

*Trình tự giải quyết hồ sơ ghi chú kết hôn

Trình tự giải quyết hồ sơ ghi vào sổ kết hôn được quy định tại Điều 10 Thông tư số 02/2015/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 126/2014/ NĐ-CP.  Cụ thể như sau:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Sở Tư pháp thẩm tra các giấy tờ trong hồ sơ. Nếu công dân Việt Nam cư trú trong nước tại thời điểm làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân đó. Trường hợp công dân Việt Nam được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại địa bàn tỉnh khác, thì Sở Tư pháp có văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đã cho ý kiến về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đề nghị kiểm tra, đối chiếu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra, Sở Tư pháp nơi nhận được yêu cầu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và có văn bản trả lời.

Sau khi kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định của pháp luật, nếu việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng trình tự, thủ tục thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh, làm rõ. Trường hợp kết quả xác minh cho thấy các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình vào thời điểm yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Sở Tư pháp vẫn tiến hành ghi chú kết hôn.

Việc từ chối ghi vào sổ kết hôn phải được trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do. Yêu cầu ghi vào sổ việc kết hôn bị từ chối nếu Việc kết hôn không bảo đảm điều kiện như trên hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn. UBND cấp xã không xin ý kiến Sở Tư pháp trước khi cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân và công dân Việt Nam không đủ điều kiện kết hôn vào thời điểm yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được xác nhận không đúng.

Như vậy, mối quan hệ hôn nhân của công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài được giải quyết ở nước ngoài chỉ được pháp luật Việt Nam thừa nhận khi hoàn tất thủ tục ghi chú kết hôn.

=======================
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Công ty tư vấn Luật Phamlaw

Tầng 5M, tòa nhà Bình Vượng
số 200, đường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội 
Hotline: 097.393.8866; Tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu
Email : 

Hỏi:  Xin chào Luật DTD,

Tôi là công dân Việt Nam, kết hôn với chồng tôi là người Ấn Độ và đã đăng ký kết hôn tại Tamil Nadu - Ấn Độ.

Hiện tại tôi và chồng tôi đang sống và làm việc tại Singapore, sắp tới chúng tôi có ý định về Việt Nam cư trú.

Tôi muốn tiến hành thủ tục Ghi chú kết hôn tại Việt Nam 

DTD tư vấn giúp tôi thủ tục Ghi chú kết hôn tại Việt Nam.

Tôi xin chân thành cảm ơn. 

Trả lời: Với câu hỏi của Chị DTD xin phép được trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý: 

- Điều 48 Luật Hộ tịch 2014

- Điều 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

- Khoản 3, Điều 2 Nghị định 123/NĐ-CP

- Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP

- Điều 1 Thông tư 179/2015/TT-BTC quy định về mức thu đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND cấp Huyện.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: 

Phòng tư pháp cấp huyện nơi chị cư trú.

3. Hồ sơ chuẩn bị: 

- Tờ khai Ghi chú kết hôn (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP.

- Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do Cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp.

- Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc ghi chú kết hôn. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

- Bản sao một trong những giấy tờ sau của cả 2 bên nam, nữ: Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

- Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

- Nếu công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì phải nộp trích lục về việc đã ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn (Trích lục ghi chú ly hôn).

5. Thời hạn giải quyết: 

- 05 ngày làm việc kể từ ngày Phòng tư pháp tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ;

- Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc;

- Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện từ chối ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, Phòng Tư pháp thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người yêu cầu.

6. Lệ phí: 

Ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài: Không quá 75.000 đồng.

7. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8. Lưu ý:

- Giấy tờ sử dụng để nộp khi đăng ký hộ tịch, cụ thể ở đây là ghi chú kết hôn: Nếu là giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được Hợp pháp hóa lãnh sự sau đó dịch ra tiếng Việt và được công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật.

- Người đề nghị Ghi chú kết hôn mang bản chính giấy tớ tùy thân để cán bộ hộ tịch kiểm tra đối chiếu.

Video liên quan

Chủ đề