Vì sao phải phát triển trí tuệ cảm xúc

Không cần bàn cãi, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chúng ta là cần thiết. Hãy tưởng tượng vào một ngày, bạn không thể hiểu khi nào bạn bè cảm thấy buồn hoặc khi đồng nghiệp tức giận. Những cư xử của bạn sẽ vô cùng khó khăn. Thế nên khả năng hiểu, diễn giải và phản ứng với cảm xúc người khác rất quan trọng. Các nhà tâm lý học gọi khả năng này là trí tuệ cảm xúc (EQ). Một số chuyên gia cho rằng nó có thể quan trọng hơn IQ (chỉ số trí tuệ) trong thành công cuộc sống của bạn.

1. EQ là gì?

Trí tuệ cảm xúc (EQ) đề cập đến:

  • Khả năng nhận thức cảm xúc.
  • Khả năng kiểm soát cảm xúc.
  • Đánh giá cảm xúc.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng trí thông minh cảm xúc có thể được học và tăng cường. Trong khi những người khác cho rằng đó là một đặc tính bẩm sinh.

Năm 1990, Peter Salovey và John D. Mayer đã định nghĩa trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận diện cảm nhận, cảm xúc của chính mình và người khác. Người có EQ cao phân loại được cảm xúc và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cũng như người khác.

Người có EQ cao rất nhạy cảm

2. Lược sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là một thuật ngữ tương đối mới. Tuy nhiên, sự quan tâm đến khái niệm này đã tăng lên rất nhiều trong 20 năm qua.

  • Từ nửa sau thế kỷ 19, Darwin nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
  • Năm 1940, nhà tâm lý học David Wechsler đề xuất rằng các thành phần của trí thông minh có thể khác nhau. Chúng có vai trò quan trọng với sự thành công của các cá nhân trong cuộc sống.
  • Năm 1950 chứng kiến sự trỗi dậy của trường phái tư tưởng được gọi là tâm lý học nhân văn. Những nhà tư tưởng như Abraham Maslow tập trung chú ý nhiều hơn vào các cách khác nhau mà con người có thể xây dựng sức mạnh từ cảm xúc.
  • Năm 1983, trong cuốn “Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về đa trí thông minh” của Howard Gardner đã giới thiệu về yếu tố cảm xúc trong các loại trí thông minh.
  • 1985, Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí tuệ xúc cảm trong luận văn tiến sĩ của anh. Luận văn này mang tên “Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm”.
  • Salovey và Mayer (1990), cùng Goleman (1995) đề xuất những mô hình EQ khác nhau.

3. Dấu hiệu của EQ cao

Một cá nhân thông minh về cảm xúc sẽ là người nhạy cảm với các tín hiệu cảm xúc từ bên trong. Họ đồng thời cũng nhạy cảm với những cảm xúc từ môi trường xã hội bên ngoài. 

  • Có sự ý thức cao về trạng thái cảm xúc của chính mình, thậm chí những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã…
  • Có thể xác định phân loại và quản lý những cảm xúc đó.
  • Tạo động lực cho bản thân.
  • Những người này cũng đặc biệt cảm nhận được cảm xúc mà người khác trải nghiệm.
  • Điều hòa đến cảm xúc trong những mối quan hệ của mình.

Những điều này có thể làm cho một người trở thành một người lãnh đạo hoặc đối tác trong tình yêu tốt hơn. May mắn thay, nhiều chứng cứ cho thấy những kỹ năng này có thể được mài giũa.

>> Rèn luyện EQ không phải là một hành trình khó khăn. Tìm hiểu trong bài viết: Phát triển trí thông minh cảm xúc không khó như bạn nghĩ!

Bạn hoàn toàn có thể rèn luyện EQ

4. Trí tuệ cảm xúc – Nhiều luồng tranh luận

Trí thông minh cảm xúc như một thuật ngữ đã đi vào ngôn ngữ thường ngày lẫn thi ca.

Bên cạnh sự quan tâm bởi công chúng, trí thông minh cảm xúc còn vấp phải nhiều lời phê bình. Một trong những lập luận này cho rằng các định nghĩa của trí tuệ xúc cảm thay đổi liên tục và luôn được mở rộng. Ví dụ, hiện nay khi nói đến EQ, chúng ta liên tưởng đến: nội thị về cảm xúc, diễn đạt biểu cảm, giao tiếp không mô thức với những cái khác… Nội hàm của trí tuệ cảm xúc mở rộng ra từng ngày.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa trí tuệ cảm xúc và hiệu suất công việc. Nhưng những nghiên cứu đó lại chưa kiểm soát biến số trong đánh giá có giá trị khoa học. Điều đó khiến việc đo lường hoặc dự đoán trí tuệ cảm xúc trong công việc trở nên khó kiểm soát.

Bất chấp những lời chỉ trích này, trí tuệ cảm xúc có sức hấp dẫn rộng rãi trong công chúng. Những năm gần đây, một số nhà tuyển dụng còn kết hợp các bài kiểm tra EQ vào quá trình tuyển dụng hoặc phỏng vấn của họ. 

Trí tuệ cảm xúc là điều cần thiết để giao tiếp giữa các cá nhân tốt hơn. Một số chuyên gia tin rằng khả năng này quan trọng hơn trong việc xác định thành công cuộc sống của bạn so với chỉ riêng IQ. Hiểu rõ cảm xúc có thể là chìa khóa cho các mối quan hệ tốt hơn. Nó giúp cải thiện hạnh phúc và kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ hơn. May mắn thay, có những điều bạn có thể làm để nuôi dưỡng EQ của chính mình. Hãy cùng tìm hiểu ở bài sau.

Trí tuệ cảm xúc là gì

Trí tuệ cảm xúc (EI) được mô tả là khả năng nhận thức, kiểm soát, và đánh giá cảm xúc. Một vài nhà nghiên cứu đề xuất rằng trí tuệ cảm xúc có thể học tập và phát triển, trong khi có những tuyên bố khác trí tuệ cảm xúc là những đặc điểm của yếu tố bẩm sinh.

Khả năng thể hiện cảm xúc và kiểm soát cảm xúc là yếu tố cần thiết cho cá nhân, nhưng việc hiểu, giải thích, và phản ứng lại các cảm xúc của người khác cũng rất quan trọng. Hãy tưởng tượng rằng, bạn ở một thế giới mà bạn không thể biết khi nào người khác buồn hay một người nào đó sắp nổi giận sẽ ra sao. Các nhà tâm lý học mô tả rằng sự hiểu, biết cảm xúc đó là trí tuệ cảm xúc, và một vài nhà chuyên môn còn đề xuất rằng người có trí tuệ cảm xúc cao dễ thành công hơn những người có IQ cao.

Làm thế nào để đo trí tuệ cảm xúc của một người

Có một số đánh giá khác nhau được nhiều người đồng ý về cách đo lường trí tuệ cảm xúc. Các bài test thường là một trong hai loại: tự đánh giá (self-report tests) hoặc kiểm tra năng lực (ability tests).

Hầu hết tự đánh giá là bài test phổ biến bởi vì họ dễ dàng thực hiện và tính điểm. Trong bài test này, người thực hiện có thể tự đánh giá phản ứng hay thể hiện hành vi của mình trong các câu hỏi. Ví dụ, một câu trong bài test “tôi có thể hiểu người khác đang cảm thấy gì,” người thực hiện sẽ được chọn những câu trả lời như hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, đồng ý, hoàn toàn đồng ý.

Còn bài kiểm tra năng lực cần để cho người thực hiện phản hồi các tình huống khác nhau sau đó đánh giá kỹ năng của họ. Cũng giống các bài tét khác, bài kiểm tra năng lực cần cho người thực hiện thể hiện những khả năng của mình trong các tình huống, sau đó được đánh giá bởi bên thứ ba.

Nếu bạn đang nói đến một bài test trí tuệ cảm xúc của một chuyên gia trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần, thì có hai bài test được sử dụng nhiều:

  • Mayer – Salovey – Caruso emotional intelligence Test (MSCEIT) là một bài kiểm tra năng lực dựa trên bốn yếu tố chính trong mô hình của Mayer và Salovey. Người thực hiện sẽ thực hiện các nhiệm vụ trong bài test để đánh giá khả năng về mặt nhận thức, nhận diện, thấu hiểu, và quản lý cảm xúc.
  • Emotional and Social Competence Inventory (ESCI) dựa trên công cụ cũ hơn được gọi là bảng câu hỏi tự đánh giá (Self-Assessement Questionnaire) bao gồm cả việc người thực hiện đưa ra những đánh giá trong khả năng của họ ở một vài những năng lực cảm xúc khác nhau. Bài test được thiết kế để đánh giá về khả năng cảm xúc và xã hội của người thực hiện nhằm kiểm tra năng lực của nhà lãnh đạo.

Ngoài hai bài test trên, còn có các bài đánh giá năng lực trí tuệ cảm xúc khác như EQ-i test, PEC test, TEIQue test, WEIS test… và cũng có nhiều bài đánh giá trí tuệ cảm xúc trên mạng để có thể kiểm tra trí tuệ cảm xúc của bạn.

Thành phần của trí tuệ cảm xúc

Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 4 cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc bao gồm, nhận diện về cảm xúc, khả năng giải thích cảm xúc, khả năng thấu hiểu cảm xúc và khả năng quản lý cảm xúc.

Nhận diện cảm xúc: Bước đầu để hiểu cảm xúc là phải nhận ra được cảm xúc thực sự của họ là thế nào. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cần phải nhận thức được cả những tín hiệu ẩn cũng như ngôn ngữ cơ thể và sự biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt.

Giải thích cảm xúc: Bước tiếp theo trong việc sử dụng cảm xúc ta cần suy nghĩ về nó và nhận thức rõ ràng cảm xúc hoạt động. Cảm xúc của ta ưu tiên cái mà ta chú ý và phản ứng; chúng ta phản ứng bằng cảm cảm xúc với những thứ thu hút sự chú ý của chúng ta.

Thấu hiểu cảm xúc: Cảm xúc mà chúng ta nhận diện được có thể cho ta thấy rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Nếu một người đang thể hiện cảm xúc tức giận, ta phải thấy được nguyên nhân tại sao người đó tức giận và sự tức giận đó mang ý nghĩa gì. Ví dụ, nếu sếp của bạn đang thể hiện sự tức giận, nó có nghĩa là sếp bạn đang không hài lòng về các làm việc của bạn hoặc anh ta đã bị CSGT phạt vì chạy quá tốc độ để kịp giờ làm sáng nay hay bị nóc nhà mắng một trận tơi bời vì không dạy đưa con tới trường.

Quản lý cảm xúc: bao gồm việc điều chỉnh cảm xúc của bản thân và đáp lại người khác bằng cảm xúc như thế nào. Khả năng quản lý cảm xúc là một phần quan trọng trong trí tuệ cảm xúc và nó phần lớn quyết định việc đánh giá bạn có phải là người có trí tuệ cảm xúc cao hay không.

Mô hình 4 nhánh này được sắp xếp theo cấp độ từ thấp đến cao. Ví dụ, cấp độ thấp nhất bao gồm việc nhận diện và biểu hiện cảm xúc, cấp độ cao hơn cần ý thức được toàn bộ cảm xúc và quản lý cảm xúc hợp lý.

Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc

Hãy suy nghĩ trước khi phản ứng

Người có trí tuệ cảm xúc biết rằng cảm xúc có thể là sức mạnh tuyệt đối nhưng nó cũng chỉ là nhất thời (cảm xúc là quá trình tâm lý). Khi cảm xúc của bạn dâng trào ở một tình huống nào đó, giả dụ như việc bạn trở lên tức giận với đồng nghiệp của mình, và bạn là người có trí tuệ cảm xúc bạn sẽ giữ lại cảm xúc tức giận lại một thời gian, tránh phản ứng ngay lập tức. Việc dừng lại sẽ giúp ta bình tĩnh hơn và xem xét những lý do xem bạn có nhất thiết phải nổi khùng với đồng nghiệp của mình. Đương nhiên là không rồi, dù bất cứ lý do gì phải không. Việc giữ bình tĩnh và xử lý tình huống, ngăn cảm xúc tức giận trào ra mới là điều quan trọng.

Nhận thức về bản thân tốt hơn

Người có trí tuệ cảm xúc không chỉ làm tốt trong việc nhận biết người khác cảm thấy thế nào mà họ cũng có thể hiểu rõ bản thân mình đang có cảm xúc gì. Tự nhận thức cho phép họ xem xét nhiều yếu tố khác nhau tạo nên cảm xúc của họ.

Thấu cảm

Phần lớn trí tuệ cảm xúc là việc suy nghĩ kỹ càng và sự đồng cảm với cảm xúc của người khác. Nó bao gồm cả việc bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu bản thân ở trường hợp tương tự người khác.

Sử dụng trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc có thể sử dụng được vào rất nhiều mặt khác nhau trong cuộc sống. Đây là một cách để luyện tập trí tuệ cảm xúc.

  • Chấp nhấn phê bình và chịu trách nhiệm.
  • Tiếp tục phát triển sau khi mắc lỗi.
  • Chia sẻ cảm xúc của bạn cho người khác.
  • Giải quyết vấn đề phù hợp với tất cả mọi người.
  • Đồng cảm với người khác.
  • Lắng nghe nhiều hơn.
  • Hiểu những gì bạn đã làm.
  • Không đánh giá người khác.

Trí tuệ cảm xúc rất cần thiết trong giao tiếp. Một số chuyên gia tin rằng, người có EQ có khả năng thành công hơn cao hơn những người chỉ có IQ. May mắn rằng, trí tuệ cảm xúc của bạn có thể tiếp tục phát triển.

Cải thiện trí tuệ cảm xúc

Lắng nghe

Nếu như bạn muốn hiểu người khác cảm thấy gì, bước đầu tiên phải cố gắng tập trung lắng nghe điều mà người khác cố gắng truyền tải đến bạn bao gồm cả những dấu hiệu không lời. Ngôn ngữ cơ thể của người đó có thể mang lại rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Khi bạn có thể cảm nhận chính xác cảm xúc họ thể hiện, hãy xem xét những yếu tố khác để biết họ có thực sự thể hiện cảm xúc thật của mình.

Đồng cảm

Trong một số trường hợp, phản ứng lại cảm xúc mà bạn đã từng trải nghiệm là điều quan trọng, nhưng bạn cũng cần phải đặt mình vào vị trí người khác để có thể hiểu thực sự họ đang cảm thấy gì. Hãy tưởng tượng rằng bạn là họ và tại sao bạn lại cảm thấy như vậy. Những hoạt động như vậy sẽ giúp bạn tăng cường sự hiểu biết cảm xúc trong tình huống cụ thể cũng như phát triển kỹ năng phát triển cảm xúc một cách mạnh mẽ.

Thấu hiểu

Khả năng giải thích được cảm xúc là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Nó có thể ảnh hưởng tới quyết định và hành vi của bạn. Khi bạn xem xét về cách họ phản ứng, hãy liên kết với việc đánh giá tại sao họ lại phản ứng như vậy.

Hãy đặt những câu hỏi như tại sao họ lại cảm thấy vậy?, có những yếu tố ẩn nào ảnh hưởng đến cảm xúc của họ không?, tại sao mình ở vị trí đó mình lại có cảm xúc khác họ? Khi trả lời những câu hỏi như vậy, bạn sẽ hiểu hơn về cách họ nghĩ và hành động của họ.

Nhược điểm của EI

Người có trí tuệ cảm xúc thấp có thể dẫn đến những hạn chế ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống bao gồm công việc và các mối quan hệ. Nhưng người có trí tệ cảm xúc cao cũng có thể gặp khó khăn.

  • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có trí tuệ cảm xúc cao kém sáng tạo và ít sáng kiến.
  • Người có trí tuệ cảm xúc cao gặp khó khăn khi đưa ra phản hồi tiêu cực với người khác bởi họ sợ làm tổn thương người khác.
  • Nghiên cứu chỉ ra rằng người có EQ cao thi thoảng sử dụng vào mục đích thao túng và lừa đảo.

Nguồn: Kendra Chery (2020). What is emotianl intelligence. Verywell Mind, cập nhập vào 03/06/2020.

Video liên quan

Chủ đề