Vì sao phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với hơn 100 quốc gia và lãnh thổ. Theo Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Phùng Xuân Nhạ đánh giá, trong 7 năm qua, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được nâng lên, giúp nâng cao hiệu quả về hợp tác quốc tế và vị thế của Việt Nam trên thế giới.

Để đạt được điều trên, trong công tác quản lý, Bộ GD-ĐT đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp tác và đầu tư với nước ngoài, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đi công tác nước ngoài, đồng thời, triển khai 6 dịch vụ công mức độ 3 và 4 về công tác tuyển sinh, quản lý du học sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài bằng học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước trên cổng Dịch vụ công quốc gia.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, giai đoạn 2013-2016, đã có 68 thỏa thuận quốc tế và 23 điều ước quốc tế được ký kết; Giai đoạn 2016 - 2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì đàm phán, ký kết 75 thỏa thuận và điều ước quốc tế cấp Chính phủ và cấp Bộ. Đặc biệt, năm học 2019-2020, Bộ GD-ĐT đã chủ trì, ký kết được 21 văn bản hợp tác quốc tế (gồm 6 văn bản cấp Chính phủ, 15 văn bản cấp Bộ) và ký kết thỏa thuận về công nhận văn bằng để thúc đẩy việc dịch chuyển sinh viên với các nước trong khu vực và trên thế giới như: Hiệp định về trường đại học Việt-Đức, Hiệp định về việc giảng dạy tiếng Anh theo chương trình hòa bình; Công hàm trao đổi về Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực với Nhật Bản; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Armenia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học; Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Latvia về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục; Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp về việc phát triển CFVG giai đoạn 2019-2023.

Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng (AUN-QA)

Cũng trong năm qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị để kết nối hợp tác giữa các chuyên gia giáo dục, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước để chia sẻ kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác và đầu tư, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: Diễn đàn toàn cầu của UNESCO về giáo dục vì Phát triển bền vững và Công dân toàn cầu tại, triển lãm giáo dục Việt Nam tại Lào; Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam - Liên bang Nga, Hội nghị Giáo dục Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc), Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập các chương trình giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Vì sao phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo

Đại sứ quán Nga tại Việt Nam trao tặng Huy chương hữu nghị của Trung ương Hội hữu nghị Liên bang Nga-Việt Nam cho Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn trong dịp kỷ niệm 70 năm hợp tác Việt-Nga về giáo dục và khoa học.

Theo Bộ GD-ĐT, các điều ước, thoả thuận hợp tác về giáo dục giữa Bộ GD-ĐT và các đối tác đều đã được các bên chủ động xúc tiến, thực hiện cam kết một cách có hiệu quả, thiết thực. Tính đến nay, cả nước có tổng số 455 dự án FDI của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước cũng đã đem lại hàng ngàn học bổng hằng năm cho công dân Việt Nam đi học tập tại nước ngoài. Hiện có 19 nước cấp học bổng Hiệp định cho Việt Nam, trong đó, có nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Số lượng học bổng do chính phủ nước ngoài cấp cho Chính phủ Việt Nam đã tăng từ khoảng 400 học bổng/năm (năm 2013) lên 1.400 học bổng/năm (năm 2019).

Bộ GD-ĐT triển khai một cách hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận với nước ngoài về hợp tác giáo dục qua việc tuyển chọn, cử du học sinh Việt Nam đi học tập ở nước ngoài và tiếp nhận du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang trực tiếp quản lý 6.067 du học sinh Việt Nam học tập ở nước ngoài theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của Chính phủ (chiếm 4% trong tổng số 192.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài).

PGS,TS Nantana Gajaseni (ngoài cùng bên phải ảnh) - Quyền Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng, nguyên Giám đốc điều hành Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cấp trường của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á cho Trường đại học Khoa học Tự nhiên vào năm 2017.

Việt Nam hiện cũng đang trở thành điểm đến được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn, với những ưu điểm về chất lượng giáo dục liên tục được nâng lên, chi phí học tập, sinh hoạt hấp dẫn, môi trường sống an toàn. Đến năm học 2019 - 2020 đã có hơn 21.000 du học sinh đến từ 67 quốc gia trên thế giới học tập tại Việt Nam, trong đó, có 14.400 sinh viên theo học các chương trình đào tạo từ đại học trở lên.

Các cơ sở giáo dục phổ thông của chúng ta hiện nay cũng đang góp thúc đẩy hội nhập quốc tế trong việc triển khai các chương trình giáo dục tích hợp ở mầm non và phổ thông, giúp học sinh tiếp cận chương trình quốc tế, góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học chủ động và tích cực mở rộng hợp tác nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, liên thông chương trình với các trường đại học nước ngoài có uy tín, và xây dựng chính sách thu hút sinh viên, nhà khoa học nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại Việt Nam. Hiện đã có hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế của 70 cơ sở giáo dục đại học. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được tổng số 86.000 sinh viên, học viên. Liên kết đào tạo với nước ngoài đã tăng cường hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao vị thế các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam trên thế giới.

Năm học 2019-2020, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch, bệnh Covid-19, Bộ GD-ĐT đã chủ động phối hợp Bộ Ngoại giao hướng dẫn du học sinh công tác phòng, chống dịch bệnh; phối hợp các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài ở Việt Nam, các hội du học sinh để thu thập thông tin về tình hình du học sinh Việt Nam ở nước ngoài, báo cáo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp. Bộ GD-ĐT cũng đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học có những hoạt động cụ thể để tạo điều kiện cho các du học sinh Việt Nam ở nước ngoài và các du học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam.

LÊ HÀ

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về hợp tác quốc tế
  • 2. Định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
  • 3. Mục tiêu và hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp.
  • 4. Nội dung hình thức Liên kết đào tạo
  • 5. Nội dung hình thứcThành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
  • 6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chứctronghợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Đầu tưcủa Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Đầu tư, gọi: 1900.6162

tiếp cận được với nhiều nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước cho việc học tập.

1. Khái quát về hợp tác quốc tế

Hợp tác được hiểu là cùng nhau góp công sức, góp tài sản để thực hiện một công việc, mục đích chung và vì lợi ích chung. Hợp tác quốc tế là sự liên kết của nhiều chủ thể có sự khác nhau về quốc tịch, cùng hướng tới một mục tiêu, không chống phá, chiến tranh với nhau.

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dụclà hoạt động liên kết, phối hợp đào tạo,giáo dụcgiữa nhiều nước hoặcvùng lãnh thổ trên thế giớiđể thúc đẩy sự phát triển về chất và lượng của giáo dục. Hoạt động đào tạo hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh và trong lĩnh vực đào tạo đại học và sau đại học.

Hiện nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đào tạo quốc tế cũng diễn ra rất sôi nổi và dần mang sự quan trọng nhất định đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Tầm quan trong của việc hợp tác quốc tế thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

- Hợp tác quốc tế thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, buộc giáo dục Việt nam phải cải tiến, nâng cao, hiện đại hoá, cập nhật tri thức mới, cộng nghệ mớiđể phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục nhưng vẫn phảigiữ vững bản sắc, văn hoá đặc trưng củadân tộc và khẳng định đượcchủ quyền của quốc gia.

- Hợp tác quốc tế, đặc biệt là với các cơ sở giáo dục quốc tế uy tín là cơ hội để cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh với các hình thức giáo dục khác, thu hút nhiều nhân tài hơn nữa. Giúp xây dựng cho thị trường lao động Việt Nam nguồn lao động dồi dào về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

2. Định hướng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục

Để tiến hành hội nhập, hợp tác quốc tế, Nhà nước ta đã đưa ra nhiều phương hướng hợp tác chiến lược sau:

- Đa dạng hoá hình thức hợp tác, tăng cường hoạt động hợp tác trong khu vực và quốc tế (trong đó, chú trọng hợp tác với các quốc gia có thể mạnh về giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,...).

-Tăng cường, mở rộngcác hoạt động hợp tác trao đổi giảng viên và học sinh, sinh viênvới các cơ sở giáo dục trênthế giới, có thể cùng liên kết với cáccơ sở giáo dục liên quan trong và ngoàinước để triển khai hoạt động trao đổi du học sinh, giảng viên,...

- Phát triển các hoạt động liên doanh, liên kết đào tạo, tuyển sinh, trao đổi với nhiều nước trên thế giới.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

-Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế về giáo dụcvới cácchính sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách.

- Thực hiện các chính sách đối với cán bộ, giảng viênđi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng gópể tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cử cán bộ- giảng viên có trình cao đi giao lưu khoa học với nước ngoài, tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Mục tiêu và hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp.

Theo quy định tại Điều 46 Luật Giáo dục Nghề nghiệp, hoạt động hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp có những mục tiêu sau đây:

1. Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 47 Luật Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:

- Hình thứcliên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.

- Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

- Hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

- Tiến hành bồi dưỡng, trao đổi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp và người học.

- Quốc tế hoá việc trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia các tổ chức giáo dục, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.

-Mở các văn phòng đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam ở nước ngoài.

- Vàcác hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung hình thức Liên kết đào tạo

Khái niệm hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục Nghề nghiệp, liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam với cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài nhưng không hình thành pháp nhân mới nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề nghiệp.

Đặc điểm về chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được sử dụng trong hoạt dộng liên kết, hợp tác đào tạo mang một số đặc điểm sau:

- Thứ nhất, chương trình này do các bên hợp tác cùng nhau thảo luận, xây dựng.

- Thứ hai, chương trình có thể được sử dụng toàn bộ hoặc một phàn tại Việt Nam hoặc nước ngoài.

- Thứ ba, chương trình đào tạo được sử dụng xuyên suốt trong hoạt động liên kết đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dụng nghề nghiệp phê duyệt.

Điều kiện đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với nước ngoài:

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước:

- Phải có GCN đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.

- Phải có đội ngũnhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, chương trình, nội dung đào tạo đảm bảo điều kiện.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài:

- Phảicó giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc được công nhận theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

*** Nếu chương trình liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động do không đủ điều kiện,Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp phải:

- Bồi hoàn kinh phí đào tạo cho người học,

- Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác của người học, của nhà giáo, viên chức, người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;

- Thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).

5. Nội dung hình thứcThành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài

Văn phòng đại diệncủa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài.Hình thức hợp tác đào tạo này được quy định tại Điều 49 Luật Giáo dục nghề nghiệp như sau:

Điều kiện cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam với cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có tư cách pháp nhân;

- Có tôn chỉ, mục đích hoạt động riêng;

- Cơ sở giáo dục đã có thời gian hoạt động giáo dục nghề nghiệp ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;

- Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:

-Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt nam:

- Các văn phòng đại diện có nhiệm vụ thúc đẩy việc hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

- Triển khai tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo vàtriển lãm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài;

- Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục nghề nghiệp đã ký kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam;

- Lưu ý: Các văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài không được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

6. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chứctronghợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp

Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp:

- Nhà nước ban hành các chính sách nhằm mở rộng, phát triểnhợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia và các bên cùng có lợi và các chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài có điều kiện tham gia và quá trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

- Chính phủ thống nhất quản lýnhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

-Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong đó có hoạt động quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn hợp tác quốc tế.

- Hội đồng nhà trường/ Hội đồng quản trị có trách nhiệm ban hành nghị quyết, phương hướng hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế.

- Giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, hợp tác quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp,phối hợp với doanh nghiệp trong tổ chức đào tạo nghề nghiệp; tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đầu tư - Công ty luật Minh Khuê