Vì sao sản lượng cá khai thác của nhật bản giảm qua các năm

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Tại sao sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản có xu hướng giảm?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lý 11.

Trả lời câu hỏi:Tại sao sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản có xu hướng giảm?

Sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản có xu hướng giảmvìcónhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện Công ước về biển quốc tế. Đồng thời các quốc gia này cũng thực hiện kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế trong 200hảilí. Chính vì vậy mà việcđánh bắtkhai thác cá xa bờ và ở vùng biển sâucủa Nhậtbị thu hẹp lại.

Kiến thức tham khảo về nghề đánh bắt hải sản tại Nhật Bản

1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

- Vị trí đất nước Nhật Bản có 4 mặt đều giáp biển.

- Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành. Bốn quần đảo đó là: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu-Ogasawara.

- Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hãy lãnh thổ nào trên đất liền. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên và bán đảo Sakhalin (Nhật Bản gọi là Karafuto) chỉ cách các đảo chính của Nhật Bản vài chục km.

- Có sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu → hình thành ngư trường lớn.

- Từ phía Nam, Nhật Bản có hải lưu Kuroshio chảy qua. Từ phía Bắc xuống có hải lưu Oyashio >> Sự giao lưu giữa 2 luồng hải lưu Kuroshio và Oyashio hình thành ngư trường đánh bắt hải sản lớn ở Nhật Bản.
Nhật Bản có bờ biển dài với nhiều loại địa hình. Bờ biển Sanriku, Shima, Wakasa, Seto Naikai, Tây Kyushu nhiều chỗ ăn sâu vào đất liền và có nhiều cửa sông. Trong khi đó bờ biển Hokkaido, Shimokitahonto, Kashimanada, Enshunada, và bờ biển Nhật Bản lại ít thay đổi, có nhiều bãi cát và cồn cát.

2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Cá là nguồn thực phẩm quan trọng của người dân Nhật Bản.

- Cá vẫn đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn và chiếm gần 40% lượng protein động vật được hấp thụ của người Nhật – con số này cao hơn nhiều so với hầu hết các nước phương Tây.

- Nhật Bản có phương tiện đánh bắt hiện đại, tiên tiến, hệ thống cảng biển phát triển:

+ Hệ thống tàu thuyền đánh bắt cá được đầu tư hiện đại. Tính đến nay, Nhật Bản có 500 tàu cá lớn và hơn 2000 tàu cá vừa và nhỏ đang hoạt động mỗi ngày trên biển.

+ Hệ thống cảng biển xây dựng hiện đại với nhiều máy móc hỗ trợ tàu thuyền đậu bến và ra khơi.

- Ngành chế biến hải sản khá phát triển trong nước:

+ Ngành chế biến thủy sản là một trong những ngành rất được coi trọng ở Nhật Bản. Bởi thủy sản là nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Đây là món sử dụng thiết yếu trong các bữa ăn của người Nhật. Họ cho rằng cá chính là sản phẩm tốt nhất đối với sức khỏe con người.

- Đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng GDP hàng năm của Nhật Bản.

- Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn tới nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản ở Nhật. Nhật Bản vốn là nước xuất khẩu thủy sản nhưng từ lâu Nhật Bản đã trở thành nước nhập khẩu ròng. Đây là điều kiện tốt cho các quốc gia xuất khẩu thủy sản đang muốn thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này.

3.Nghềđánh bắt hải sản của Nhật Bản

- Đánh bắt cá ở Nhật Bản là ngành kinh tế quan trọng của đất nước hoa anh đào.

- Nhật Bản có 4 mặt giáp biển, là nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật, vùng biển có nhiều ngư trường lớn. Vi vậy đánh bắt thủy hải sản là một thế mạnh nổi bật của đất nước này.

- Cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho đời sống nhân dân, giải quyết một phần hạn chế về nguồn thực phẩm từ trồng trọt.

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của Nhật Bản.

- Hàng năm có rất nhiều lao động nam/nữ Việt Nam đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong các ngành nghề đánh bắt và chế biến thủy hải sản tại Nhật Bản.

4. Phương pháp bảo quản cá ở Nhật Bản

Không giữ cá trong nước đá


Thông thường trên thế giới, người ta thường giữ thịt cá tươi bằng cách làm lạnh. Tuy nhiên, nhiều người Nhật nói, ban ngày, bạn bỏ số cá tươi mới bắt được vào thùng đá, khi bạn về tới nhà, hoặc tới bến tàu, hầu như đá đã tan hết và những con cá sẽ nổi lềnh bềnh trong đám nước đỏ màu máu cá. Nhưng nước vẫn rất lạnh, vẫn có vài cục đá chưa tan nổi trên bề mặt và cá thì đông cứng. Bạn sẽ nghĩ rằng “mọi thứ vẫn ổn”, nhưng sự thật là vẫn có những cách bảo quản cá tốt hơn nhiều.

Độ mặn của nước biển là khoảng 3,3%. Độ mặn của sinh vật sống là 0.9%, nước ngọt là 0%. Khi bạn dìm cá xuống biển, không có vấn đề gì nhiều. Khi bạn bỏ cá vào nước ngọt, áp lực thấm lọc sẽ hút chất lưu cơ thể của cá ra ngoài, và đây là vấn đề. Điều này khiến thịt cá sũng nước, giảm độ thơm ngon và nhanh hỏng. Thứ tan chảy từ nước đá chính là nước ngọt. Và ngư dân Nhật không muốn ngâm cá của họ trong nước. Nếu cá còn vảy hoặc da còn nguyên vẹn thì rất tốt.

Đây là lý do vì sao ngư dân Nhật không muốn cá ngừ đại dương đánh bắt ở Việt Nam bị xây xát trước khi đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Ngư dân Nhật cũng không đánh vảy hoặc mổ bụng cá cho đến khi về tới nhà. Đối với họ, cách giữ cá tốt nhất là ở phòng lạnh, hoặc ngăn lạnh thời điểm đầu khoảng 5-10 độ C, sau đó là dưới 5 độ C.

  • Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế
  • Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • - Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế [phần 2]
  • - Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và vùng kinh tế [phần 3]

Câu 1. Biểu hiện hứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là

Quảng cáo

A. Sản phẩm công nghiệp đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

B. Hằng năm xuất khẩu nhiều sản phẩm công nghiệp.

C. Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới.

D. Có tới 80% lao động hoạt động trong ngànhcông nghiệp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 2. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là:

A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt.

B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt.

C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt.

D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt.

Quảng cáo

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 3. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản nên các ngành công nghiệp của Nhật Bản chú trọng vào các ngành đòi hỏi cao về kĩ thuật vừa hạn chế sử các nguồn tài nguyên nguyên liệu, vừa đem lại lợi nhuận cao.

Câu 4. Trừ ngành dệt truyền thống, tất cả các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản đều hướng vào

A. Tận dụng tối đa sức lao động.

B. Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước.

C. Kĩ thuật cao.

D. Tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích :Mục I, SGK/79 địa lí 11 cơ bản.

Câu 5. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.

Quảng cáo

Câu 6. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

A. Hôn-su. B.Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư. D.Kiu-xiu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích :Mục I, SGK/79 - 80 địa lí 11 cơ bản.

Câu 7. Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương vì

A. Ở đây có khí hậu lạnh, dễ bảo quản sản phẩm.

B. Tiện cho việc nhập nguyên liệu và trao đổi sản phẩm với các nước.

C. Tập trung nguồn khoáng sản dồi dào.

D. Thuận lợi cho việc trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Công nghiệp của Nhật Bản tập trung chủ yếu ở phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương, chủ yếu do ở khu vực này thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán và trao đổi sản phẩm với các nước châu Á đất liền và các cường quốc khác trên thế giới như Hoa Kì, EU, Xi-ga-po,

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản?

A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn.

B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn.

C. NHẬT BẢN đứng hàng đầu thế giới về thương mại.

D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 9. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.

D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Nhật Bản là một quốc đảo, bao bọc xung quanh là biển và đại dương, cùng với nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội văn hóa giữa các đảo với nhau và với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới nên ngành vận tải biển phát triển mạnh.

Câu 10. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:

A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.

B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.

C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 11. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do

A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích :Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 12. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì

A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 13. Cây trồng chính của Nhật Bản là

A. Lúa mì. B. Chè.

C. Lúa gạo. D. Thuốc lá.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 14. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do

A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên.

B. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư.

C. Mức tiêu thụ gạo trên đầu người giảm và năng suất lúa ngày càng cao.

D. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 15. Ý nào sau đây không đúng với sản xuất lúa gạo ở Nhật Bản?

A. Là cây trồng chính của nông nghiệp Nhật Bản.

B. Chiếm 50% diện tích đất canh tác.

C. Một số diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác.

D. Sản lượng lúa đứng hàng đầu thế giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 16. Vật nuôi chính của Nhật Bản là

A. Trâu, cừu, ngựa. B.Bò, dê, lợn.

C. Trâu, bò, lợn. D.Bò, lợn, gà.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 17. Nền nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng nổi bật là

A. Tự cung, tự cấp.

B. Thâm canh, chú trọng năng suất và sản lượng.

C. Quy mô lớn.

D. Sản xuất chủ yếu phục vụ xuất khẩu.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục I, SGK/81 địa lí 11 cơ bản.

Câu 18. Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản vì

A. Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, gần các ngư trường lớn và cá là thực phẩm chính.

B. Ngành này cần vốn đầu tư ít, năng suất và hiệu quả cao.

C. Nhu cầu lớn về nguyên liệu cho chế biến thực phẩm.

D. Ngành này không đòi hỏi cao về trình độ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích :Nhật Bản là một quốc đảo, có biển và đại dương bao bọc xung quanh. Đồng thời lại có các dòng biển nóng lạnh gặp nhau tạo ra các ngư trường rộng lớn với nhiều loài hải sản khác nhau và cá cũng là một trong những thực phẩm chính của người Nhật nên ngành đánh bắt hải sản là một trong những ngành quan trọng của Nhật Bản.

Câu 19. Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Hôn-su?

A. Diện tích rộng nhất, số dân đông nhất.

B. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Các trung tâm công nghiệp rất lớn tập trung ở phần phía nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 20. Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Kiu-xiu là

A. Phát triển mạnh khai thác than và luyện thép.

B. Phát triển mạnh khai thác quặng đồng và luyện kim màu.

C. Kinh tế phát triển nhất trong các vùng.

D. Có thành phố lớn là Ô-xa-ca và Cô-bê.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 21. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng

A. Hôn-su. B.Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư. D. Hô-cai-đô.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 22. Vùng có rừng bao phủ phần lớn diện tích và dân cư thưa thớt là

A. Hôn-su. B. Kiu-xiu.

C. Xi-cô-cư. D.Hô-cai-đô.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Câu 23. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc vùng kinh tế Hôn-su?

A. Ô-xa-ca, Cô-bê, Xa-pô-rô.

B. Ô-xa-ca, Cô-bê, Mu-rô-ran.

C. Ô-xa-ca, Cô-bê, Ki-ô-tô.

D. Ô-xa-ca, Cô-bê, Na-ga-xa-ki.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục II, SGK/83 địa lí 11 cơ bản.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Video liên quan

Video liên quan

Chủ đề